Vì sao, 100% phiếu “suy tôn” Tô Tổng có được là nhờ tổ chức tại Hội trường Bộ Quốc Phòng?

Hội nghị Trung ương khóa 13 được tổ chức sáng 3/8, để “suy tôn” Chủ tịch nước Tô Lâm trở thành Tổng Bí thư, có nhiều vấn đề đáng bàn.

Dù với sức mạnh như chẻ tre, Tô Chủ tịch vẫn không đạt được mục tiêu cao nhất, là giành quyền Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước, theo mô hình “nhất thể hóa”. Mục đích của Tô Lâm là muốn trở thành một người nắm quyền lực tuyệt đối trong Đảng, như Tập Cận Bình.

Trước Hội nghị này, trên mạng xã hội có những phân tích và đồn đoán rằng, phe tướng lĩnh Quân đội, dưới sự dẫn dắt của Đại tướng – Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang, sẽ có biện pháp cần thiết, nhằm ngăn việc Tô Lâm sẽ giữ chức Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước.

Cũng như, có một số động thái của Đại tướng Lương Cường – Thường trực Ban Bí thư, nhằm ganh đua với Tô Lâm, trong cuộc đua vào ghế Tổng Bí thư của Đại hội 14.

Trước đó, trong các Hội nghị Quân ủy Trung ương, Hội nghị Quân chính Toàn quân, đầu tháng 7/2024, vai trò của Tô Chủ tịch khá mờ nhạt so với Thủ tướng Phạm Minh Chính, thậm chí so với cả Tướng Phan Văn Giang – Phó Bí thư Quân ủy Trung ương.

Không phải ngẫu nhiên, vào thời điểm đó, báo Quân đội Nhân dân – tiếng nói của Quân ủy Trung ương, liên tiếp có các bài viết, các tin tức, liên quan đến việc Cơ quan Điều tra Hình sự Quân đội quyết tâm không bỏ lọt tội phạm, hay việc lật lại hồ sơ tham nhũng của các doanh nghiệp tư nhân, cấu kết với tướng lĩnh Quân đội.

Theo giới quan sát, đó là những động thái có chủ ý của phe Quân đội, nhằm “rung cây, dọa khỉ”, về vụ việc liên quan đến Tập đoàn Xuân Cầu. Tập đoàn “cá mập” này do ông Tô Dũng làm chủ. Đây được cho là một doanh nghiệp gia đình, do Tô Lâm đứng sau. Tập đoàn Xuân cầu Holding, bắt tay với Công ty CityLand – sân sau của các tướng lĩnh Quân đội, đã có nhiều dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Nhưng tất cả các đồn đoán đều đã “trật lất”. Sau khi lo Quốc tang cho Tổng Trọng xong xuôi, Tô Lâm đã ngay lập tức bắt tay vào việc xác lập chức vụ Tổng Bí thư chính thức, cho thời gian còn lại của nhiệm kỳ Đại hội 13.

Các bước đi của Tô Lâm được triển khai nhanh hơn so với mọi đồn đoán của giới thạo tin. Ngày 2/8, Bộ Chính trị họp thông qua nghị quyết tổ chức Hội nghị Trung ương “bất thường”, để chính thức bầu Tổng Bí thư kế nhiệm.

Ngay sau đó, trong vòng chưa đến 24 giờ, sáng ngày 3/8, Hội nghị Trung ương đã chính thức khai mạc, với tiêu đề “Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 13”, không có chữ “bất thường”. Đây là dấu ấn, đánh dấu kỷ nguyên mới của Đảng, do Tô Lâm dẫn dắt và điều hành.

Đó là lý do, ông Tô Lâm bằng mọi giá phải trở thành Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước, theo mô hình “nhất thể hóa”, để nắm quyền lực tuyệt đối trong Đảng. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, mong muốn của Tô Lâm vẫn chưa thành hiện thực, bởi nhiều lý do chủ quan cũng như khách quan.

Liên quan đến Hội nghị Trung ương kể trên, một câu hỏi được công luận đặt ra là, vì sao, địa điểm tổ chức Hội nghị này lại là Hội trường của Bộ Quốc phòng? Mà không phải là trụ sở Ban Chấp hành Trung ương, số 1 Hùng vương, Hà Nội, như thường lệ?

Có nhiều ý kiến cho rằng, Hội trường của Bộ Quốc phòng là trụ sở Quân đội, nên vấn đề đảm bảo an ninh sẽ nghiêm ngặt và an toàn hơn. Đồng thời cũng để đề phòng trường hợp xấu nhất, nếu có những thế lực không ủng hộ Tô Lâm “tạo phản”. Tuy nhiên, những giả thiết vừa kể cũng mang nặng tính thuyết âm mưu.

Theo nguồn tin nội bộ của thoibao.de, Hội trường của Bộ Quốc phòng không có hệ thống bỏ phiếu bằng cách bấm nút. Vì thế, hình thức bỏ phiếu kín duy nhất có thể, là theo cách truyền thống, các đại biểu phải bỏ lá phiếu của mình vào thùng phiếu. Mục đích cuối cùng là để dễ dàng gian lận khi kiểm phiếu.

Kết quả, màn trình diễn “suy tôn” tân Tổng Bí thư Tô Lâm đạt tuyệt đối – 100% phiếu ủng hộ, là nhờ vậy.

 

Trà My – Thoibao.de