Lịch sử cận đại của Việt Nam cho thấy, Trung Quốc – nước láng giềng phương Bắc, luôn là cái nôi, thậm chí, là thế lực nuôi dưỡng cho các tổ chức chính trị Việt Nam, như Việt Quốc, Việt Cách, Việt Nam Quốc dân đảng, và kể cả Đảng Cộng sản.
Kể từ Hội nghị Thành Đô năm 1990, sau khi Việt Nam và Trung Quốc bình thường hoá quan hệ, Ban lãnh đạo Bắc Kinh bắt đầu can thiệp trực tiếp vào công tác nhân sự cấp cao của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là điều mà ai cũng biết.
Vì vậy, thái độ khác thường đối với Việt Nam của Ban lãnh đạo Bắc Kinh, trong thời gian gần đây, sau khi ông Tô Lâm ngồi vào chiếc ghế quyền lực cao nhất, đã khiến công luận lo ngại.
Trong quá khứ, một số lãnh đạo cấp cao của Việt Nam đã phải trả giá, vì lỡ làm cho Ban lãnh đạo Bắc Kinh không hài lòng, thậm chí là căm tức. Đôi khi, một số lãnh đạo cao cấp Việt Nam bị gọi là “những đứa con hoang đàng” ngỗ ngược. Việc cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang đột nhiên mắc bệnh lạ, rồi qua đời vào tháng 9/2018, sau chuyến thăm Bắc Kinh tháng 5/2017, là một kết cục bi thảm đầy bí ẩn, được cho là minh chứng về một trường hợp khó bảo.
Ông Nguyễn Quốc Triệu – Trưởng ban Bảo vệ, Chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, cho biết, ông Trần Đại Quang được phát hiện bị nhiễm “virus hiếm và độc hại”, từ tháng 7/2017. Sau đó, ông đã đi Nhật chữa trị tới 6 lần, nhưng không qua khỏi.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến nay đã khẳng định quyền lực tuyệt đối trong Đảng. Do vậy, việc chống phá của các thế lực “kình địch”, các phe phái trong Đảng đã giảm bớt đáng kể. Điều đó cho thấy, về cơ bản, Tô Tổng đã bình định xong các phe nhóm đối thủ trong nước.
Trái lại, ông Tô Lâm đang phải đối diện với mối họa lớn từ người anh em, đồng chí phương Bắc. Nhất là trong chuyến thăm Trung Quốc trong tương lai – một chuyến đi mang tính bắt buộc của tân Tổng Bí thư. Đây là điều không thể tránh khỏi.
Mới đây, nhà văn Phạm Viết Đào đã tiết lộ trên trang Facebook cá nhân, rằng, có 5 yếu nhân tình nghi bị Trung Quốc hạ độc, là Lê Đức Anh, Nguyễn Bá Thanh, Trần Đại Quang, Lê Văn Thành, và gần đây là Nguyễn Chí Vịnh.
Nhiều ý kiến trên mạng xã hội cho rằng, ông Nguyễn Bá Thanh bị hạ độc, vì đe dọa đến số phận bà trùm Trương Mỹ Lan – một nhân vật được cho là người của Trung Quốc. Cả Nguyễn Bá Thanh và Trần Đại Quang đều có những sự khác thường về sức khỏe, sau các chuyến đi Trung Quốc trở về. Chủ tịch Trần Đại Quang chỉ nhận 1 bó hoa trong chuyến thăm này, mà đã mang virus lạ và qua đời sau đó.
Ông Phạm Viết Đào cho biết thêm, ông Việt Phương – Thư ký riêng của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, có một số năm làm Thư ký cho cố Tổng Bí thư Lê Duẩn. Ông Phương kể, trong một lần cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh sang thăm Bắc Kinh, ông Lê Duẩn đã được ông Hồ gọi sang dặn dò: “Chú sang ngủ chung với Bác, chắc họ không dám làm gì Bác, riêng chú hãy cẩn thận, bạn không ưa chú”.
Vì thế, từ đó về sau, ông Lê Duẩn mỗi khi sang thăm Bắc Kinh, thường đổi giường ngủ cho thư ký, vì sợ Trung Quốc ám hại.
Tô Tổng vốn là Đại tướng, cựu Bộ trưởng Bộ Công an, một người có kinh nghiệm lọc lõi hơn 50 năm trong ngành Công an. Ông cũng có một đội ngũ thân cận hùng hậu, đều là các tướng tá an ninh, cảnh sát, thì việc đảm bảo an toàn tuyệt đối cho Tổng Bí thư ở nội địa, là hoàn toàn an tâm.
Ngược lại, chuyến công du Bắc Kinh trong tương lai của Tô Tổng Chủ là một thách thức vô cùng lớn, nhất là khi Trung Quốc hình như đã biểu hiện không thân thiện, không ủng hộ tân Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đại tướng Trần Đại Quang là một ông trùm An ninh và Cảnh sát. Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cũng là ông trùm tình báo quân đội. Vậy mà cả 2 được cho là vẫn dễ dàng bị mắc “bệnh lạ”, sau khi thăm Trung Quốc. Thử hỏi, sinh mệnh của Tô Tổng sẽ ra sao sau chuyến thăm sắp tới?
Phải chăng, đó là lý do khiến Tổng Bí thư – Chủ tịch nước Tô Lâm vẫn còn lần lữa, chưa sang thăm Bắc Kinh?
Trà My – Thoibao.de