Tổng Trọng và cựu Thủ tướng Ba Dũng, ai “sạch” hơn ai?

Với tần suất xuất hiện trên mặt báo nhiều hơn bình thường, cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đột nhiên trở thành tâm điểm của dư luận, và gây ra nhiều tranh cãi.

Năm 2016, ông Ba Dũng “tự nguyện” rút khỏi chính trường, do áp lực trong nội bộ Đảng. Quan trọng hơn nữa là chủ trương “ai làm Thủ tướng cũng được, nhưng không phải là Ba Dũng”, được Ban lãnh đạo Bắc Kinh đồng thuận, tạo áp lực lớn lên quyết định của cựu Thủ tướng.

Mạng xã hội trong những ngày vừa qua nổi sóng, bởi các ý kiến khen chê đối với cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng – người đang có những dấu hiệu sẽ tham chính, với tư cách “quân sư quạt mo” cho Tô Tổng.

Mới đây, ông Nguyễn Sỹ Dũng, cựu Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội giai đoạn 2003 – 2016, đã đăng một status trên Facebook cá nhân, với nội dung:

“Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là một nhân cách lớn. Tôi vinh dự đã từng là chuyên gia tư vấn cho ông.”

Ngay lập tức, ông Sỹ Dũng đã bị rất nhiều người không ủng hộ cựu Thủ tướng phản đối dữ dội, khiến ông phải khoá chức năng bình luận.

Sau hành động này, lập tức, ông Sỹ Dũng tiếp tục bị chỉ trích, rằng ông không “tôn trọng sự khác biệt”. Do đó, ông Nguyễn Sỹ Dũng đã phải đăng một  status giải trình, tại sao ông lại khen ông Ba Dũng, cũng như vì sao, ông phải khóa bình luận.

Việc đánh giá về một cá nhân, nhất là về các chính khách, tất nhiên, sẽ có người khen kẻ chê. Đây là quan điểm của mỗi cá nhân trong giới hạn của quyền tự do biểu đạt.

Tuy nhiên, các luồng ý kiến chắc chắn sẽ chịu những tác động rất lớn từ ngoại cảnh, từ những thông tin mà họ nhận được. Đối với Ba Dũng, chắc chắn ông có bị cố ý bôi nhọ, với mục đích hạ bệ và làm giảm uy tín, từ các đối thủ chính trị, cụ thể từ phe cánh của Tổng Trọng.

Trong status với tiêu đề “Tâm sự”, đăng trên trang cá nhân, ông Nguyễn Sĩ Dũng bộc bạch:

“Có hai sự thật mà tất cả chúng ta đều biết. Xin được phân tích về hai sự thật này để các bạn tham khảo.

  1. Sự thật thứ nhất là không thể phát hiện ra vi phạm. Anh Ba Dũng bị coi là “đồng chí X”, là “sâu chúa”, là “trùm cuối”, nên anh trở thành đối tượng số 1 của chiến dịch đốt lò. Trong suốt gần ba nhiệm kỳ (gần 15 năm) với quyền lực tối thượng, với quyết tâm sắt đá, với bộ máy kiểm tra, thanh tra, điều tra hùng hậu vẫn không thể phát hiện được bất kỳ vi phạm nào để đưa đối tượng 3X vào lò. Chừng ấy thời gian đã đủ để lương tâm mách bảo về nghĩa vụ phải trả lại danh dự cho anh Ba chưa?
  2. Tại sao mọi công dân đều được pháp luật bảo vệ khỏi vu khống và xúc phạm danh dự, còn công dân Nguyễn Tấn Dũng thì không? Chúng ta xây dựng kiểu nhà nước pháp quyền gì lạ vậy?!”

Ý kiến của ông Nguyễn Sĩ Dũng cho rằng, bất kể các nỗ lực “bới lông, tìm vết” của Tổng Trọng hay Tư Sang, kết quả cuối cùng, vẫn không tìm thấy dấu vết tham nhũng của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Và khi chưa có phán quyết của Tòa án, thì mọi cá nhân đều chưa có tội.

Trong khi đó, trong khoảng thời gian cuối đời, Tổng Trọng cũng đã bị lật lại những cáo buộc liên quan tới bê bối “Ciputra – Khu đô thị Nam Thăng Long”.

Theo đó, chỉ vì một quyết định “vội vã”, lãnh đạo Hà Nội khi đó là Bí thư Thành uỷ Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Hoàng Văn Nghiên, đã phê duyệt giá thu tiền sử dụng đất của dự án này sớm hơn 16 ngày, gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước 3.000 tỷ đồng. Thậm chí, đã có những cáo buộc rằng, các lãnh đạo Hà Nội lúc đó đã nhận những món “quà biếu”, với giá trị hàng triệu USD.

Những điều kể trên vẫn chỉ nằm ở mức cáo buộc. Tuy nhiên, có những ý kiến khẳng định rằng, việc Tổng Trọng có nhận 2 căn biệt thự từ Tập đoàn Ciputra là có căn cứ. Công luận cho rằng, tỉ lệ chính xác của tin đồn ở Việt Nam là khá cao, vì có thể đã được rò rỉ từ nội bộ Đảng.

 

Trà My – Thoibao.de