Tô Lâm vừa lên ngôi, bão tố tai hoạ ập đến với dân đen!

Theo quan niệm thời xưa, khi một hoàng đế vừa lên ngôi, mà thiên tai liền ập đến, là điểm báo chẳng lành. Ngày nay, dù quan niệm ấy bị xem là mê tín, nhưng vẫn tồn tại trong dân gian.

Có thể nói, vùng bão lũ thường xuyên là dải đất hẹp miền Trung. Tuy nhiên, lần này, miền Bắc và Hà Nội lại phải gánh chịu một cơn bão mạnh khủng khiếp, hàng thế kỷ mới xuất hiện một lần. Điều đáng nói là, Hà Nội lại nằm trên đường đi của tâm bão.

Cũng như bao trận thiên tai khác, dân đen là những người chịu thiệt hại nặng nhất. Còn quan chức, dù chỉ là quan chức cấp phường, thì cũng không hề hấn gì. Họ có nhà, có biệt phủ kiên cố, có tiền bạc thừa thãi, nên hầu hết sẽ miễn nhiễm với những tai họa như thế này.

Thiên tai ập đến là điều chẳng ai muốn, dù ở đâu, thiên tai cũng gây ra những mất mát khó bù đắp. Tuy nhiên, không chỉ có những tai họa do thiên tai, ở Việt Nam, thiên tai lại phơi bày ra bao nhiêu nhân họa, do Đảng lén lút thực hiện, mà dân không hề hay biết.

Sau bão, hàng loạt cây xanh đổ ngã, trong đó, có rất nhiều cây sau khi đổ, đã lộ ra những gốc cây bị bó. Đây là những cây do công ty cây xanh của chính quyền trồng, bằng nguồn tiền thuế của dân.

Trong quá trình vận chuyển cây đến nơi trồng, gốc cây thường được bọc lại bằng ni lông, để giữ đất cho rễ. Tuy nhiên, trước khi trồng, công nhân phải tháo bọc nilon ra, để rễ cây phát triển. Thế nhưng, vì vô trách nhiệm, và cũng không loại trừ có âm mưu bẩn, mà công ty cây xanh cho để nguyên bọc nilon và trồng xuống. Kết quả, khi bão đến, cây bị đổ trốc gốc, trơ ra bộ rễ bị bó cứng.

Có ý kiến cho rằng, không hẳn công ty cây xanh vô trách nhiệm, mà họ có tính toán riêng. Với cách trồng cây như thế, thì cây có tỷ lệ chết cao, nên dễ xin thêm dự án để trồng lại. Đây cũng là ý kiến đáng được quan tâm, bởi lâu nay, việc vẽ dự án để xà xẻo tiền dân, là nghề của quan chức Cộng sản.

Thảm họa thứ nhì là vụ sập cầu Phong Châu, ở tỉnh Phú Thọ. Cây cầu này bắc qua Sông Hồng, trên quốc lộ 32C, nối liền 2 huyện Lâm Thao và Tam Nông. Cây cầu này có kết cấu thép, tương tự cầu Long Biên (cũng bắc qua sông Hồng). Tuy nhiên, 2 cây cầu này xây cách nhau đến 98 năm. Ấy vậy mà, cây cầu xây sau lại sụp đổ. Đây là trường hợp báo động về chất lượng công trình.

Trên đất nước này có bao nhiêu công trình kém chất lượng như thế, mà người dân vẫn phải sử dụng hàng ngày? Không ai có thể thống kê hết được.

Những ngày qua, mạng xã hội phê phán rất nhiều về nhân họa trong 2 trường hợp trên. Tuy nhiên, trên mặt báo, chính quyền Cộng sản đã bắt đầu đe dọa, buộc dân không được lên tiếng.

Mới đây, trang Thông Tin Chính Phủ đưa tin: “Sẽ xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức, đưa tin không chính xác, làm ảnh hưởng đến công tác phòng chống bão lũ”.

Lâu nay, chính quyền hay xử lý cái gọi là  “thông tin xấu độc” theo tiêu chuẩn “Đảng là chân lý”. Vì vậy, bất kỳ ai dám nói lên sự thật mà Đảng không thích, thì sẽ bị chụp mũ là đưa tin “sai sự thật”. Cho nên, tiêu chuẩn của cái gọi là thông tin chính xác hay không, phụ thuộc vào ý muốn của chính quyền, chứ không dựa trên sự thật.

Tô Lâm lên ngôi không lâu, thì thiên tai ập đến. Sau thiên tai, cái mặt nạ “nhà nước của dân, do dân, và vì dân” đã rớt xuống. Sự thật hiện lên là, chính thể “công an trị” ra tay, hằm hè đe dọa sẽ “xử lý nghiêm” bất kỳ người dân nào dám nói thật. Nghĩa là, họ công khai bịt miệng dân, bất chấp tình trạng nguy khốn, cũng như sự sống chết của người dân.

Nhà nước Cộng sản vốn là nhà nước Công an trị. Tuy nhiên, thời của Tô Lâm sẽ mạnh tay hơn thời của Nguyễn Phú Trọng. Tai hoạ này như vòng kim cổ, siết chặt trên đầu dân, và đáng sợ hơn thiên tai gấp nhiều lần. Chưa chắc, số người chết do thiên tai trong một năm, bằng số người chết vì bị công an tra tấn trong trại tạm giam.

Thoibao.de