Năm nay được xem là năm đầu tiên dưới triều đại Tô Lâm. Sau ông khi lên ngôi chưa lâu, thì cuồng phong nổi lên.
Cơn bão Yagi được xem là một cơn cuồng phong trăm năm có một, đổ vào ngay thủ đô Hà Nội. Bão Yagi đi qua, tiếp đến là những cơn hồng thuỷ tràn về, đặc biệt, thiệt hại nặng nề nhất là khu vực miền núi phía Bắc – nơi chịu ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão.
Ngày 10/9, một trận lũ quét kinh hoàng xảy ra tại xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, đã vùi lấp hoàn toàn thôn Làng Nủ. Tính đến 19 giờ cùng ngày, có 15 người chết và 105 người mất tích.
Tối 10/9, chính quyền huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai, cũng xác nhận với báo chí rằng, trên địa bàn huyện đã xảy ra vụ sạt lở, gây sập nhà điều hành Nhà máy thủy điện Đông Nam Á – Nậm Lúc, khiến 5 người mất tích. Nguyên nhân được xác định là do sạt lở đất.
Trước đó một ngày, tại Cao Bằng, 1 xe khách, 1 ô tô con và 4 – 5 xe máy, cũng bị vùi lấp, bị nước cuốn trôi, khiến 7 người chết, và khoảng 8 người mất tích.
Ở đồng bằng, cầu Phong Châu tại tỉnh Phú Thọ bị sập, kéo theo nhiều ô tô, xe máy, bị rơi xuống dòng nước dữ, khiến nhiều người mất tích.
Nước sông Hồng dâng cao, sát mặt cầu Chương Dương, khiến Hà Nội có nguy cơ vỡ đê, ngập lụt lớn. Ngay tại “kinh thành”, người dân cũng khốn đốn vì thiên tai.
Có thể nói, năm Tô Lâm thứ nhất, tai họa ập đến dồn dập và khủng khiếp với miền Bắc. Cùng với thiên tai là nhân họa, khiến mức độ của thảm hoạ trầm trọng hơn.
Tình trạng lũ quét, lở đất hôm nay, có thể nói là do phá rừng lấy gỗ, đào núi, xẻ đồi, lấy đất đá làm đường, bê tông hoá, cắt mất chân các vùng cao. Để xảy ra sự tàn phá này, chính là do sự ngu dốt trong nhận thức, năng lực quản lý yếu kém, và sự tham lam vô độ của quan chức Đảng Cộng sản.
Ở đất nước này, chính quyền dám chi hàng trăm, thậm chí hàng ngàn tỷ, để xây dựng các cổng chào, tượng đài khắp nơi. Tuy nhiên, phương tiện ứng cứu thảm họa, như ca nô, xuồng, trực thăng… thì không thấy. Dân phải lên mạng kêu cứu thảm thiết, nhưng chỉ có dân tự cứu dân, chứ không hề thấy chính quyền xuất hiện.
Dưới sự cai trị của Đảng, từ nhiều năm qua đã diễn ra nạn phá rừng, phá núi, và những công trình kém chất lượng. Đây chính là những tai họa do Đảng âm thầm tạo ra, đến khi thiên tai xuất hiện, thì những nhân họa này cũng bung bét, khiến mất mát của người dân tăng lên gấp bội.
Trong cơn khốn cùng, người dân tuyệt vọng phải cầu cứu trên mạng xã hội. Tuy nhiên, quan chức chính quyền vẫn tỏ ra vô tâm và vô trách nhiệm, trước sự mất mát của dân đen.
Ngày 10/9, ông Trịnh Việt Hùng – Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên, lên báo phủ nhận rằng “Thông tin người dân lên mạng xã hội “cầu cứu” do mưa lũ là không chính xác”.
Làm một quan đầu tỉnh, trước lời kêu cứu của dân, lẽ ra, ông phải nhanh tay ứng cứu. Trách nhiệm của ông là phải chỉ đạo các lực lượng cứu hộ phản ứng nhanh, để kịp thời giúp dân. Tuy nhiên, ông quan này làm ngược lại, một cách làm rất Cộng sản. Với bộ máy tuyên truyền khổng lồ, ông Bí thư Thái Nguyên đã phủ nhận những lời kêu cứu ấy. Có lẽ, vì sợ những hình ảnh thê thảm của dân, sẽ bôi xấu Đảng của ông, nên ông phủ nhận, mặc cho những tiếng kêu gào ấy vang lên trong vô vọng.
Năm nào cũng thế, khi thiên tai ập đến, vẫn là dân giúp dân. Ngay cả người đứng đầu Chính phủ cũng kêu gọi dân giúp dân. Mà lẽ ra, trong vai trò Thủ tướng, ông Phạm Minh Chính phải đề xuất mua sắm thiết bị cứu hộ cứu nạn, và thành lập những đơn vị cứu hộ chuyên nghiệp, để ứng phó kịp thời. Nhưng ông đã không làm việc đó. Làm Thủ tướng, mà đợi thiên tai xảy ra rồi, mới lên báo kêu gọi dân đóng góp, thì ai mà chẳng làm được.
Những lãnh đạo như ông Chính, cũng là nhân họa đối với người dân. Ngoài ông Chính, còn rất nhiều người khác cũng đã và đang đem lại tai họa cho dân hằng ngày.
Trần Chương – Thoibao.de