Ngày 25/9, tác giả J.B Nguyễn Hữu Vinh trên RFA blog có bài bình luận “Món quà không được giá”.
Tác giả cho rằng, ông Tô Lâm đã có một dịp may hiếm có, để được mang danh là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản, đi họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, nhờ vào việc “kiêm nhiệm” Chủ tịch nước.
Theo tác giả, nhân dịp này, Tô Lâm quyết lên đường đi Mỹ, sang tận hang ổ của “bọn tư bản giãy chết”, để hiện thái độ “sòng phẳng, mẹ nó, sợ gì”, theo nguyên tắc mà Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã vạch ra.
Tác giả mỉa mai, những thất bại liên tiếp của “Thời đại Nguyễn Phú Trọng”, mà cái gọi là “Chống tham nhũng” được đưa ra, như một “sự nghiệp vĩ đại” của Đảng, Tô Lâm gặp được thời cơ để leo lên chức vụ cao nhất trong hệ thống.
Thế là, từ một tay chuyên nghề chém giết, bỏ tù, bắt cóc và ám sát, bắt bớ và thảm sát… với bàn tay vấy máu dân lành và cả đồng chí của mình, Tô Lâm trở thành người lãnh đạo cao nhất của Đảng.
Tuy nhiên, tác giả đánh giá, súng đạn, nhà tù và cơ chế Cộng sản không thể tạo ra một Tô Lâm với đầy đủ sự chính danh, uy tín, và nhất là sự kính trọng khi tiếp xúc môi trường quốc tế.
Bởi trên trường quốc tế, Tô Lâm vẫn là một kẻ chịu trách nhiệm trước mọi tội ác mà chế độ này đã gây ra cho dân Việt, và cả những vụ bắt cóc xuyên quốc gia nổi danh.
Tác giả chỉ ra, những nhân vật hiện diện trong đoàn dự họp tại Liên Hợp Quốc do Tô Lâm dẫn đầu, tất cả đều là tướng Công an và Quân đội. Điều này cho thấy đặc trưng của hệ thống chính trị kiểu nhà tù ở Việt Nam hiện nay. Đó cũng là một đặc trưng, mang đậm “Bản sắc Tô Lâm”.
Tác giả nhận xét, dự họp Liên Hợp Quốc là một nhiệm vụ nặng nề của Tô Lâm. Bởi chuyên môn của Tô Lâm xưa nay, là bạo lực, súng đạn, là nhà tù và khủng bố, còn việc ngoại giao tiếp xúc với các quan chức, chính trị gia lão luyện, thì đó là một bài toán khó.
Thế nên, vẫn theo tác giả, trước khi ra đi, Tô Lâm đã quyết định thả một số tù nhân lương tâm trước thời hạn. Đó là Trần Huỳnh Duy Thức và Hoàng Thị Minh Hồng.
Việc buộc tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức phải nhận “Đặc xá”, dù ông phản đối dữ dội vì không thèm cái đặc xá ấy, là điều hết sức hài hước và “chỉ có ở Việt Nam”.
Những tù nhân ấy, đã được biến thành món quà để Tô Lâm mang đi dự Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, như một sự “rửa mặt” cho chế độ Cộng sản, mà ở đó, quyền con người và mọi thứ quyền khác đều được bảo đảm… nhưng chỉ ở trên giấy.
Thế nhưng, tác giả đánh giá, chuyến đi của Tô Lâm đến Hoa Kỳ lần này, có vẻ như không được “hoành tráng” và không được rầm rộ như người ta nghĩ.
Tác giả phân tích về những thất bại của Tô Lâm trong chuyến đi này, cụ thể:
Đoàn của Tô Lâm không biến được cơ hội này thành chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ, không được bước chân được vào Tòa Bạch ốc. Đó là một thất bại.
Đến Hoa Kỳ với biết bao đảng phái, biết bao hội đoàn, từ doanh nghiệp đến khoa học Kỹ thuật, hàng đầu thế giới, nhưng Tô Lâm chỉ gặp gỡ được nhóm “Đảng Cộng sản Mỹ” – một tổ chức mà hiện nay không còn con số thống kê thành viên. Đó là một thất bại.
Đến Hoa Kỳ, nơi có cộng đồng người Việt đông đúc nhất ở hải ngoại, nhưng không hề có cuộc gặp gỡ nào chính thức, đàng hoàng được tổ chức, ngoài cái sự thậm thụt kiểu “buôn bạc giả” của vài tay cò mồi lên tận nơi New York.
Và bên ngoài phòng họp của Đại hội đồng, thì đồng hương người Việt tập trung đông đảo giương cờ quạt, biểu ngữ, réo tên Tô Lâm đòi nhân quyền, tự do cho đồng bào trong nước.
Đó là một thất bại.
Và xem ra, món quà thả tù nhân lương tâm mà Tô Lâm đem sang Mỹ lần này, có vẻ không hiệu quả. Bởi người ta biết thừa một điều: Thái độ đối với dân chủ, nhân quyền, không nằm ở chỗ thả mấy tù nhân lương tâm ấy. Đó là một thứ hàng giả và không còn có giá.
Hoàng Anh – thoibao.de