Sau ngày 3/8, nhiều người tin rằng, ông Tô Lâm trên cương vị Tổng Bí thư và Chủ tịch nước, sẽ mau chóng chấm dứt tình trạng mâu thuẫn, lục đục trong bộ máy lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Người ta tin tưởng điều vừa kể với lý do, vì dựa vào kinh nghiệm của đảng Cộng sản Trung Quốc kể từ năm 2012, nước này đã nhất thể hóa 2 chức danh Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch Nước. Đó là lý do vì sao Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước có quyền lực thuộc hàng vô địch được ví giống như Tập Cận Bình.
Tuy nhiên, những nỗ lực của ông Tô Lâm, khi theo đuổi theo mô hình “nhất thể hóa” như ở Trung Quốc, đã vấp phải sự phản đối đáng kể trong nội bộ giới lãnh đạo cấp cao.
Cụ thể, những thành phần chống trả quyết liệt nhất là những nhân sự có mối liên hệ gắn bó với cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trước đây, được cho là thân Trung Quốc. Dẫu rằng, việc Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch Nước là vấn đề không có gì mới. Giai đoạn 2019-2021, sau khi Chủ Tịch Nước Trần Đại Quang qua đời vì mắc “bệnh lạ” thì ông Trọng cũng kiêm 2 chức vụ vừa kể.
Đáng chú ý, trước đây vào năm 2014, cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã từng đưa ra đề xuất “hợp nhất” 2 chức danh Tổng Bí thư và Chủ tịch nước. Nhưng lúc đó, Tổng Bí thư Trọng kiên quyết phản đối, với lý do “để một cá nhân nắm nhiều quyền lực sẽ không kiểm soát nổi”.
Gần đây, có nhiều dấu hiệu cho thấy, Bắc Kinh dường như giật dây cho một bộ phận của Ban lãnh đạo Việt Nam, tìm mọi cách, bằng mọi thủ đoạn, nhằm cản bước ông Tô Lâm trong việc thâu tóm quyền lực.
Vậy tại sao, Trung Quốc đã nhất thể hoá 2 chức danh Tổng Bí thư và Chủ tịch nước, nhưng lại ngăn cản lãnh đạo Việt Nam tiến hành nhất thể hoá, để hợp nhất 2 chức danh nói trên?
Rõ ràng, Bắc Kinh muốn duy trì chính sách, để nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam luôn trong tình thế bất ổn. Điều đó sẽ giúp Trung Nam Hải dễ dàng kiểm soát và chi phối Ban lãnh đạo Việt Nam, để Việt Nam lệ thuộc hoàn toàn vào Bắc Kinh.
Việc Thường trực Ban Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam Lương Cường đến thăm Bắc Kinh, từ ngày 9 đến 12/10, để yết kiến ông Tập Cận Bình, là một hành động hết sức bất thường và đầy khuất tất. Hai ngày đầu, báo chí Việt Nam không đưa tin gì cả, cho nên không ai biết tướng Lương Cường đang thăm Trung Quốc. Mãi đến đêm 11/10, một số báo Việt Nam mới bắt đầu đưa tin về cuôc gặp giữa ông Lương Cường với ông Tập Cận Bình và cuộc hội đàm với ông Thái Kỳ.
Chuyến thăm Trung Quốc chắc chắn có liên quan đến lkhả năng cao, ông Lương Cường sẽ trở thành tân Chủ tịch nước vào ngày 21/10 tới đây, như đồn đoán, khi Quốc hội khóa 15 của Việt Nam khai mạc Kỳ họp thứ 8.
Theo một số phân tích, một khi Tướng Lương Cường trở thành 1 trong 4 nhân vật “Tứ trụ”, thì sẽ có tác động không nhỏ đối với chính sách đối ngoại của Việt Nam, mà Tổng Bí thư Tô Lâm đã và đang duy trì trong hơn 2 tháng qua. Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc sẽ nhanh chóng trở lại quỹ đạo của Bắc Kinh. Việt Nam sẽ tiếp tục lệ thuộc vào họ, như thời Tổng Bí thư Trọng trước đây.
Trong những ngày gần đây, Thủ tướng Trung quốc Lý Cường cũng đến thăm Việt Nam. Ông Tô Lâm và giới chức lãnh đạo Việt Nam đã nhấn mạnh, Việt Nam coi việc phát triển với Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại.
Có suy đoán cho rằng, đây là những dấu hiệu cho thấy, ông Tô Lâm đã bắt đầu xuống thang với Trung Quốc. Dẫu rằng, những hình ảnh về chuyến đi của Đại tướng Lương Cường đến Bắc Kinh, cho thấy, tướng Cường luôn được Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Nguyễn Duy Ngọc “kè kè”, giám sát nhất cử nhất động.
Nghĩa là, Tô Lâm – một ông trùm mật vụ và tình báo, đã xác định, Đại tướng Lương Cường là một đối thủ chính trị rất nguy hiểm. Cũng theo suy đoán trên, Lương Cường là một tướng lĩnh quân đội, nhưng có thể có dã tâm bán nước cho Trung Quốc, là một điều hết sức nghiêm trọng.
Theo một số đánh giá, trong số các tướng lĩnh cấp cao của quân đội, thuộc dạng “cứng đầu”, được cho là đang chống phá các nỗ lực cải cách của Tổng Bí thư Tô Lâm, thì Đại tướng Lương Cường và Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa là 2 cái tên nổi bật.
Hai tướng Cường và Nghĩa đều đi lên từ lãnh đạo của Tổng cục Chính trị, và là tay chân thân tín của ông Trọng. Cũng theo đánh giá nói trên, từ bấy lâu nay, họ có bất hòa với Đại tướng – Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang và ông Tô Lâm.
Đây là lý do, nếu Đại tướng Lương Cường ngồi ghế Chủ tịch nước, thì khả năng cao, ông khó có thể ngồi lâu.
Trà My – Thoibao.de