Theo một số nhận định, trong chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường từ ngày 12 đến 14/10, có nhiều biểu hiện cho thấy, Ban lãnh đạo Hà Nội nói chung, và ông Tô Lâm nói riêng, đã không “nhất quán” trong chính sách đối ngoại, được duy trì từ ngày 3/8 đến nay. Đó là chủ trương muốn ngả sang Hoa Kỳ và phương Tây, đồng thời rời xa Bắc Kinh của Tô Lâm. Đây được cho là một trong những lý do khiến nội bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản Việt Nam đã rối ren, nay lại ngày càng lục đục hơn.
Chuyến thăm của Thủ tướng Lý Cường diễn ra vào thời điểm mối quan hệ Việt – Trung đã xấu đi nhanh chóng. Hai nước đã có những căng thẳng, liên quan đến vấn đề chủ quyền trên Biển Đông.
Lực lượng chấp pháp Trung Quốc trên các tàu hải cảnh, ngày 29/9 đã tấn công, đánh đập gây thương tích, cướp bóc tài sản các tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi, ở khu vực quần đảo Hoàng Sa, mà Hà Nội tuyên bố chủ quyền. Sự việc này đã khiến công luận ở Việt Nam hết sức bất bình, về thái độ ngang ngược, ỷ thế nước lớn của Bắc Kinh.
Sau sự kiện ngày 29/9, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã cực lực lên án, thay vì chỉ nói “nước lạ” như trước đây, thì nay, người phát ngôn đã chỉ đích danh lính Trung Quốc là thủ phạm. Đây là những chỉ dấu được cho là hiếm thấy, trong mối quan hệ Việt – Trung từ năm 2011 cho đến nay.
Hành động tấn công ngư dân được cho là thể hiện sự không hài lòng của Bắc Kinh, đối với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, trong các hoạt động đối ngoại ở Hoa Kỳ cũng như châu Âu.
Nhưng, người ta càng bất ngờ hơn, khi trong các cuộc hội kiến cấp cao giữa lãnh đạo Việt Nam tại Hà Nội, cũng như ở Bắc Kinh, đều không hề thấy Tổng Bí thư Tô Lâm, hay Thường trực Ban Bí thư Lương Cường, đề cập tới vụ tấn công kể trên.
Trong khi đó, truyền thông 2 nước Việt Nam và Trung Quốc, đã ca ngợi chuyến đi của ông Lý Cường là thành công tốt đẹp. Tân Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam – ông Hà Vĩ cho rằng: “Quan hệ 2 nước đang ở giai đoạn tốt đẹp nhất, đặc biệt là sau chuyến thăm vừa qua của Thủ tướng Lý Cường”.
Chưa hết, Thủ tướng Lý Cường đã bày tỏ, Trung Quốc cam kết hỗ trợ Việt Nam theo đuổi con đường Xã hội Chủ nghĩa bền vững, để thực hiện việc kết hợp Sáng kiến Vành đai Con đường, với kế hoạch Hai hành lang, Một vành đai, của Trung Quốc.
Đồng thời, lãnh đạo 2 nước cam kết, sẽ tiếp tục hợp tác nhằm tìm kiếm các giải pháp hiệu quả, để kiểm soát và giải quyết tốt hơn các bất đồng trên Biển Đông.
Theo một vài nhận định, kết quả vừa kể cho thấy, Bắc Kinh đã cho ông Tô Lâm một “cú tát” trời giáng.
Mới nhất, đã có đánh giá cho rằng, ông Tô Lâm vẫn giữ một thái độ “ươn hèn” trước Bắc Kinh, không khác gì cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Thậm chí, có ý kiến cho rằng, ông Trọng còn có thái độ mạnh mẽ, quyết liệt hơn, so với ông Tô Lâm.
Một số nhà phân tích đã đưa ra những quan ngại, về sự “xuống thang” quá mức của ông Tô Lâm và Ban lãnh đạo Việt Nam. Đồng thời cho rằng, trước áp lực lớn của Bắc Kinh, ông Tô Lâm đã và đang bị dồn vào thế bí, buộc phải lựa chọn ổn định quan hệ với Trung Quốc, bất chấp sự kỳ vọng cũng như tin tưởng quá sớm của công chúng Việt Nam.
Phải chăng, đây là tín hiệu từ Trung Quốc và ông Tập Cận Bình, đã và đang công khai đứng sau, chống lưng cho sự chống trả quyết liệt của Đại tướng Lương Cường đối với ông Tô Lâm?
Cố Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu có một phát biểu để đời. Đó là: “Đừng nghe những gì cộng sản nói, hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm”. Đến nay, một lần nữa cho thấy, phát biểu đó rất chính xác với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.
Trà My – Thoibao.de