“Vin nô” đã hết lộng hành

Ngày 15/10, Facebooker Chu Hồng Quý đặt câu hỏi trên trang cá nhân của mình “VinGroup đã hết tiền chi cho lực lượng truyền thông cỏ?”

Thoibao.de giới thiệu bài viết này đến quý khán thính giả, nội dung như sau:

Truyền thông cỏ của VinGroup, là lực lượng du kích đánh lén mà dân gian quen mồm gọi là “Vin nô”. Đó có thể là cán bộ nhân viên trong Tập đoàn VinGroup, hay khách hàng, đối tác tin cậy của Vin, cũng có thể là những người “yêu nước” bằng tình cảm cuồng loạn u mê.

Cách đây vài năm, khi tôi đăng hàng loạt bài viết để vạch trần canh bạc đốt tiền của VinGroup, bằng kế hoạch đầu tư xe điện VinFast ở Singapore, thực sự chỉ là hình thức chuyển tiền ra nước ngoài, theo kế hoạch “tàu chìm chuột chạy”. Cũng như các bài viết của tôi chứng minh, xe VinFast là xe Singapore lắp ráp linh kiện hàng chợ từ Tàu Mao. Rồi cả những bài viết chỉ rõ, số lượng xe VinFast bán ra mà họ công bố là khai khống bịp bợm.

Mặc dù các bài viết đều đầy đủ chứng cứ thuyết phục, mà không ai có thể cãi lại câu nào. Nhưng lực lượng truyền thông cỏ của Vin vẫn lao vào chửi bới, mắng nhiếc vô căn cứ, không lý lẽ phản bác và thả hàng trăm phẫn nộ vào mỗi bài viết như thế.

Còn ngày nay, khi cách đây vài hôm, tôi đăng một bài về lỗi xe VinFast. Trong bài viết này có 356.902 lượt xem bài viết, 652 chia sẻ, và 3.142 thả cảm xúc, với bài viết thì CHỈ CÓ 5 NGƯỜI THẢ PHẪN NỘ, còn hàng ngàn người khác thả like và thả tim hay mặt cười…

Trong 1.470 bình luận ở bài viết này, thì chỉ CHƯA TỚI VÀI CHỤC NGƯỜI ỦNG HỘ VIN, tính ra chỉ khoảng 1%. Trong đó, có một bình luận đáng giá nhất của ông em đại gia, là bạn bè thân thiết, CEO của một tập đoàn lớn. Em tôi nói một câu ngắn gọn, súc tích đầy tính biện chứng Mác-xít Lênin-nít: “Người còn đủ thứ lỗi ốm đau, tật nguyền nữa là xe”. Đây là comment duy nhất có lý, trong số ít ỏi các bình luận có cảm tình với Vin. Em tôi quá thông minh.

Phải chăng là, Vin đã hết tiền trả cho lực lượng tuyên truyền viên? Hay họ thay đổi phương thức truyền thông? Giờ cũng không thấy họ méc công an nữa.

Khi VinGroup hết tiền, kế hoạch chuyển tiền ra nước ngoài càng diễn ra ráo riết hơn. Việc huy động 8.000 tỷ đồng trái phiếu qua 3 đợt trót lọt, để cung cấp cho VinFast Singapore, nằm trong kế hoạch chuyển tiền đó.

Khi nghiên cứu các vụ lừa đảo tài chính lớn nhất lịch sử, ta thấy những gì VinGroup làm hôm nay, chẳng khác gì các hoạt động của các phù thủy tài chính vài chục năm về trước.

Chúng ta đi sau thế giới hàng trăm năm, đó là cơ hội để có thể tiếp thu kinh nghiệm từ nhân loại. Nhưng cuối cùng cũng chỉ là một thằng hầu theo sau xe ngựa của một lão nhà giàu hà tiện.

Bình luận dưới bài viết này, nick Nguyễn Cao Cường cho rằng: “Chuẩn rồi. Nilon phông bạt cho nhà nác [nhà nước] đổi lại bằng đất đai. Vịn Vương [Vượng Vin] cũng là con cáo khi biết không thể sống mãi với chú phỉnh [Chính phủ]. Mang trăm trẹo [triệu] đô về, sau hai mươi năm có 2 tỏi, là con buôn đẳng cấp rồi”.

Cũng ở phần bình luận, tác giả đưa thêm nhận xét, cho rằng: “[VinFast] có vua chống lưng, nhưng vua không có khả năng tác động đến quyết định mua xe của khách hàng. Dư luận đánh giá về VinFast trên các nền tảng mạng xã hội là một trong những cơ sở để người có tiền quyết định mua hay không mua xe VinFast”.

Được biết, VinFast đã liên tục báo lỗ từ khi thành lập vào năm 2017 đến nay. Năm 2023, VinFast báo cáo lỗ ròng là 18.300 tỷ đồng, xấp xỉ 2,4 tỷ USD. Trong báo cáo tài chính quý 2/2024 vừa qua, VinFast thừa nhận, lỗ gộp lên đến 224 triệu USD, biên độ lợi nhuận gộp âm lên đến 62,7%.

 

Thu Phương – thoibao.de