Trước hết bàn về bài báo „Những vấn đề truyền thông tiếng Việt tại Đức về chuyến viếng thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc“ đăng trên tạp chí Hương Việt ngày 16.07.2017 mà tác giả không dám nêu tên.
(Xem bài báo nặc danh của dlv ở đây: http://www.tapchihuongviet.eu/index.php/tin-tc-c/thi-s/15413-nhung-van-de-truyen-thong-tieng-viet-tai-duc-ve-chuyen-tham-cua-thu-tuong-nguyen-xuan-phuc)
Ý đồ của bài báo là nhằm „chữa cháy“ cho thể diện và uy tín của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, nhưng rất tiếc rằng càng „chữa cháy“, thì uy tín và thể diện của Thủ tướng Phúc càng cháy to hơn vì xuất phát từ 2 cách làm báo khác nhau, một của tự do văn minh tiến bộ, một của độc tài ngu dân lạc hậu.
Trong khi những bài trên thoibao.de về vụ việc này đều có đưa ra những dẫn chứng, các đường link để độc giả có thể tự kiểm chứng được, thì bài báo trên tạp chí Hương Việt chỉ quả quyết, một mực khăng khăng theo ý mình mà hầu như không đưa ra những dẫn chứng, các đường link để chứng minh:
1. Trong bài viết trên tạp chí Hương Việt dài 2148 chữ, tác giả đã dành 800 chữ (tức là dành hơn 1/3 bài viết) để nói về tờ “Nước Đức mới” (Neues Deutschland) một tờ báo tự mệnh danh là “Nhật báo Xã hội Chủ nghĩa”.
Trong bài báo tác giả đã quả quyết một cách hàm hồ rằng „Trong bài chỉ trích báo điện tử Chính phủ liên quan bài viết của tờ ND, Lê Trung Khoa dẫn ảnh minh họa cho thấy tờ ND đứng thứ 7 trong số các nhật báo được xếp hạng. Thực tế bảng xếp hạng có nhiều hơn rất nhiều con số 7 tờ báo nhưng tên Khoa chỉ cắt đúng 7 vị trí đầu tiên và cho rằng ND đứng thứ 7 là đứng cuối nhóm. Một cách làm của kẻ tiểu nhân.“
Nên nhớ bài báo của Lê Trung Khoa không những đưa lên ảnh minh họa, mà còn dẫn cả đường link để chứng minh. Xin trích lại nguyên văn:
Tờ thoibao.de thách thức tạp chí Hương Việt cũng như tác giả nặc danh đưa ra bằng chứng rằng „tên Khoa chỉ cắt đúng 7 vị trí đầu tiên và cho rằng ND đứng thứ 7 là đứng cuối nhóm“. Thậm chí bài báo còn dùng lời lẽ mạ lỵ „một cách làm của kẻ tiểu nhân“ xâm phạm nhân phẩm của người khác.
Và nếu trong vòng 7 ngày không nhận được sự trả lời thỏa đáng của của tạp chí Hương Việt, thì tờ thoibao.de bắt buộc phải dùng đến những phương tiện của luật pháp Đức để bảo vệ danh dự và thanh danh tờ báo của mình.
Không thể chấp nhận được cái cung cách phản biện không những thiếu khoa học, không khách quan, bất chấp sự thật, mà còn chà đạp lên nhân phẩm người khác.
Thống kê nêu trên là về những nhật báo phát hành khắp liên bang Đức (thường được gọi là nhật báo liên bang). Nước Đức chỉ có 7 tờ nhật báo liên bang mà thôi.
Nếu đem so sánh với những nhật báo địa phương hay nhật báo tiểu bang, thì tờ Neues Deutschland cũng có số ấn bản thấp hơn nhiều so với những tờ báo xếp hạng chót (xấp xỉ 50.000 ấn bản bán được) trong danh sách 78 nhật báo lớn (nhật báo địa phương hay nhật báo tiểu bang) ở nước Đức:
Qua đó độc giả có thể khách quan tự kiểm chứng, tờ “Nước Đức mới” (Neues Deutschland) cơ quan ngôn luận của đảng cộng sản Đông Đức (SED) khi xưa, nay nó có tiếng nói, tầm vóc và vị trí ở nước Đức như thế nào. Những lý luận còn lại của tác giả nặc danh về tờ ND đã trở nên thừa thải, vì làm sao nâng cao được cái mà tự nó không có.
2. Về bản tin của Hãng Thông tấn Đức DPA, rất ngắn gọn chỉ vọn vẹn hơn 20 dòng, bất chấp tác giả nặc danh lý luận kiểu gì, có tài ngụy biện như thế nào, thì cũng không thể nào ra được cái câu:
“Bên cạnh đó, bài viết cho rằng Việt Nam thời gian qua đã đạt được những tiến bộ vượt bậc trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền”
mà đã được đăng trên tờ Báo điện tử Chính phủ Việt Nam, đứng đầu là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Đây cũng là một biểu hiện của thái độ khinh khi các chính trị gia Đức, cho rằng họ không hiểu biết, không nắm rõ sự thật về tình hình nhân quyền ở Việt Nam.
Xin lưu ý, ngay cả cụm từ “vượt bậc” tác giả nặc danh cũng không dám nhắc tới trong bài viết trên tạp chí Hương Việt mà cố tình lờ đi sự tô hồng quá lố của tờ Báo điện tử Chính phủ. „Yêu ông Phúc như thế bằng mười hại ông Phúc“.
3. Trọn một bài viết dài 2148 chữ, duy nhất chỉ có phần phản biện bài viết “Truyền thông quốc tế kinh ngạc khi quan sát ông Phúc nghe nhạc bên lề G20”, tác giả nặc danh đã đưa ra những dẫn chứng, đường link 2 Video-Clip để chứng minh rằng, “hầu hết các nhà lãnh đạo từ Thủ tướng Merkel, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk, Tổng thống Argentina và nhiều nhà lãnh đạo khác đều sử dụng từ chương trình để quạt nhiều lần”.
Nhưng rất tiếc 2 dẫn chứng này vô tác dụng vì người xem sẽ nhận ra ngay, những cảnh trong 2 Video này hầu hết là vào thời điểm buổi hòa nhạc chưa bắt đầu. Do đó ai cũng nói chuyện, ai cũng đi, ai cũng chào hỏi nhau, ai cũng quạt… đó là chuyện hết sức bình thường.
Không bình thường là khi buổi hòa nhạc đã bắt đầu và trong suốt buổi hòa nhạc hầu như chỉ có Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dùng tờ chương trình quạt xoành xoạch làm cho phóng viên tờ Süddeutsche Zeitung, một tờ báo lớn tầm vóc liên bang và có uy tín chú ý.
Nên nhớ thưởng thức nghệ thuật tại nhà hát, nơi được coi là thánh đường của nghệ thuật này, là cả một nếp văn hóa của người Châu Âu. Do đó nó có những quy ước khi nghe nhạc giao hưởng rõ ràng cụ thể, chứ không thể ngụy biện theo kiểu „ai cũng quạt“:
Link: https://www.danluan.org/tin-tuc/20170712/quy-uoc-khi-nghe-nhac-giao-huong
Bây giờ chúng ta thử tìm hiểu xem tạp chí Hương Việt, do Nguyễn Khánh Nam lập ra và làm TBT, có những thành tích như thế nào sau nhiều năm hoạt động báo chí trên nước Đức. Có lẽ thành tích mới nhất và lớn nhất là “ăn cắp bản quyền” một điều tối kỵ trong lãnh vực truyền thông ở Đức:
Ảnh chụp màn hình của tờ ViệtTV.de
Xem bài báo ở đây: http://viettv.de/chia-se-cua-bbt-viettv-de-ve-vu-dao-anh-cuoc-bieu-tinh-truoc-lsq-trung-quoc-tai-hamburg
Trước đó, vào đầu năm 2014 không biết Nguyễn Khánh Nam về nước huênh hoang như thế nào mà báo chí trong nước tưởng thật và „giật tít“ đăng tin:
Xem bài báo ở đây: http://www.tinmoi.vn/dai-gia-viet-27-tuoi-so-huu-tap-doan-truyen-thong-tai-duc-011296230.html
Ngay sau đó trang mạng PhảnBiện.net đã vạch trần sự dối trá này qua bài viết:
Xem bài báo ở này: http://phanbien.net/bao-chi-online-viet-nam-noi-doi-thoi/#axzz4nH4ai996
Nhưng điều kỳ lạ nhất, với những thành tích „khét tiếng“ như vậy mà mới đây ngày 22/01/2017 “Bộ Ngoại giao Việt Nam đã quyết định trao tặng khen thưởng cho Tạp chí Hương Việt vì thành tích xuất sắc trong công tác cộng đồng và phát triển nền tảng báo chí tiếng Việt tại CHLB Đức“.
Đây không phải là lần đầu tiên Nguyễn Khánh Nam, TBT tạp chí Hương Việt được khen thưởng, trước đó vào năm 2015 TBT Nguyễn Khánh Nam còn được trao tặng một giải thưởng của Đảng cộng sản Việt Nam:
Ảnh chụp màn hình của tạp chí Hương Việt.
Xem bài báo ở đây: http://www.tapchihuongviet.eu/index.php/bai-vit-hv/12337-tap-chi-huong-viet-duoc-trao-giai-thuong-toan-quoc-ve-thong-tin-doi-ngoai
Nói tóm lại với những thành tích tiêu biểu nêu trên, chắc chắn không còn độc giả nào thắc mắc tại sao tạp chí Hương Việt lại đăng bài phản biện của dư luận viên trong nước hòng “chữa cháy” cho Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mà không hề dám ghi tên tác giả.
Hiếu Bá Linh – Thoibao.de
—
Xem bài viết giấu mặt của dlv tại đây: http://www.tapchihuongviet.eu/index.php/tin-tc-c/thi-s/15413-nhung-van-de-truyen-thong-tieng-viet-tai-duc-ve-chuyen-tham-cua-thu-tuong-nguyen-xuan-phuc
—