Tổng thống Pháp Macron đề cập đến vấn đề nhân quyền trong cuộc hội đàm với TBT Nguyễn Phú Trọng

Hãng thông tấn Pháp AFP cho biết, trong cuộc hội đàm Tổng thống Pháp Macron đã nói về tình hình nhân quyền tại Việt Nam và trường hợp các blogger và các nhà bảo vệ nhân quyền bị bỏ tù. Ông cũng kêu gọi Việt Nam thực hiện những cải cách để tăng cường nhà nước pháp quyền. Theo hãng thông tấn Anh Reuters, ông Macron đã thảo luận với TBT Nguyễn Phú Trọng về vấn đề nhạy cảm: nhân quyền. Để giúp Việt Nam hoàn thành nhà nước pháp quyền, một chương trình hợp tác cho giai đoạn 2018-2019 đã được ký kết giữa Bộ trưởng Tư pháp Việt Nam và Pháp.

Vào lúc 13 giờ 15 hôm nay ngày 27/03/2018 tại Cung điện Elysee đã diễn ra cuộc hội đàm giữa Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và TBT Nguyễn Phú Trọng. Cuộc hội đàm này diễn ra trong khi ăn trưa và sau khi bữa ăn trưa kết thúc hai nguyên thủ quốc gia đã ra phát biểu trước báo chí truyền thông quốc tế.
Hãng thông tấn Pháp AFP cho biết, trong cuộc hội đàm Tổng thống Pháp Macron đã nói về tình hình nhân quyền tại Việt Nam và trường hợp các blogger và các nhà bảo vệ nhân quyền bị bỏ tù. Ông cũng kêu gọi Việt Nam thực hiện những cải cách để tăng cường nhà nước pháp quyền.
Được biết, vài ngày trước chuyến thăm Pháp của TBT Nguyễn Phú Trọng, 3 Tổ chức Nhân quyền có trụ sở tại Paris, là Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH), Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam
(VCHR) và Hội Nhân quyền Pháp quốc (LDH) đã ký chung bức Thư Ngỏ gửi Tổng Thống Pháp Emmanuel Macron khẩn thiết yêu cầu ông ‘’hãy đặt ra câu hỏi nóng bỏng về nhân quyền trong các cuộc tiếp xúc TBT Nguyễn Phú Trọng’’.
Đặc biệt, ba Tổ chức này cũng yêu cầu Tổng Thống Macron áp lực Việt Nam trả tự do cho các tù nhân vì lương thức, chấm dứt mọi sách nhiễu, bạo hành công an đối với các xã hội dân sự, cũng như chấm dứt các cuộc đàn áp tôn giáo và huỷ bỏ mọi điều luật chống-nhân-quyền.
Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) cũng lên tiếng kêu gọi Chính phủ Pháp chất vấn TBT Nguyễn Phú Trọng về tình trạng ‘áp bức tự do báo chí’ của Việt Nam.
“Là người đứng đầu về quyền lực ở Việt Nam, đứng trên các vị trí Chủ tịch và Thủ tướng, ông là người đầu tiên chịu trách nhiệm về cuộc đàn áp khủng khiếp đã đánh vào các nhà báo và blogger kể từ khi phe nhóm của ông nắm quyền lực nội bộ ở đất nước này vào năm 2016”, tổ chức Phóng viên Không biên giới tuyên bố hôm 23/3.
Trong năm 2017, khoảng hai chục nhà báo đã bị bắt, bị trục xuất hoặc bị kết án tù 9, 10 hoặc 14 năm tù giam, “đơn giản chỉ vì họ muốn thông tin đến người dân” “đây là đợt đàn áp tự do thông tin tồi tệ nhất kể từ hơn hai mươi năm qua” tổ chức Phóng viên Không Biên giới cho biết.

Ảnh chụp bản tin của hãng thông tấn Pháp AFP được đăng trên tờ báo Libération ra ngày 27.03.2018

Sau đây là bản dịch nguyên văn phần nói về nhân quyền trong bản tin của hãng thông tấn Pháp AFP:

Trao đổi với ông Nguyễn Phú Trọng, ông Macron đã nói về tình hình nhân quyền tại Việt Nam và trường hợp các blogger và các nhà bảo vệ nhân quyền bị bỏ tù, Điện L’Elysée cho biết như thế.

Sau đó, phát biểu trước báo chí ông Macron hoan nghênh “những cải cách được thực hiện để tăng cường nhà nước pháp quyền”.

Ba tổ chức phi chính phủ, trong đó có Liên đoàn Nhân quyền quốc tế (FIDH), phàn nàn rằng nhân vật số 1 của Đảng Cộng sản Việt Nam được tiếp đón tại Điện L‘Elysée như là “người đứng đầu nhà nước”, mặc dù nhân vật này cổ xúy một “hệ tư tưởng độc tài toàn trị”.

Ảnh chụp bản tin của hãng thông tấn Anh Reuters ngày 27.03.2018 với tựa đề „Ông Macron hoan nghênh những cải cách của Việt Nam về nhà nước pháp quyền“

Sau đây là bản dịch nguyên văn phần đầu bản tin của hãng thông tấn Anh Reuters:
Vào Thứ Ba, Tổng thống Emmanuel Macron hoan nghênh cải cách do Hà Nội thực hiện nhằm mục đích “hoàn thành nhà nước pháp quyền”, sau khi hội đàm với Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam. Điện L’Elyse1e cho biết, ông Macron đã thảo luận với TBT Nguyễn Phú Trọng về vấn đề nhạy cảm: nhân quyền.

“Ngài đang tiến hành cải cách cực kỳ quan trọng để hoàn thành nhà nước pháp quyền, đó là một thiết chế không thể thiếu cho đất nước của ngài”, người đứng đầu Nhà nước Pháp phát biểu trong một tuyên bố tại Điện L‘Elysée bên cạnh Nguyễn Phú Trọng. “Tôi hy vọng rằng nước Pháp có thể giúp ngài về việc này”.

Một chương trình hợp tác cho giai đoạn 2018-2019 đã được ký kết giữa Bộ trưởng Tư pháp Việt Nam và Pháp nhân dịp kỷ niệm 45 năm ngày thành lập quan hệ ngoại giao Pháp-Việt.

Ông Emmanuel Macron cũng thông báo rằng ông sẽ đi thăm Việt Nam vào năm 2019.
Theo một Báo cáo của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) công bố hồi tháng Hai, hiện nay có Ít nhất 129 người đang bị giam trong nhà tù ở Việt Nam vì phản đối hoặc chỉ trích chính phủ.

Báo cáo của Tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International) năm 2017-2018 đã chỉ ra tình hình “tăng cường đàn áp chống lại những nhà bất đồng chính kiến” khiến cho “nhiều người phải chạy trốn khỏi đất nước”.

Theo lời người tháp tùng Tổng thống Pháp, vấn đề nhân quyền đã được nêu ra trong cuộc hội đàm với Nguyễn Phú Trọng trong một khuôn khổ giới hạn.
“Vấn đề nhân quyền, bao gồm những trường hợp các blogger, đã được nêu ra,” ông nói. “Điều này rõ ràng là một nguyên nhân gây lo ngại, khi tình hình nhân quyền trở nên tồi tệ hơn.”
” Trong bối cảnh này, hợp tác pháp lý là rất quan trọng, nó giúp truyền tải thông điệp”, ông nói thêm.

Linh Quang – Thoibao.de (Tổng hợp)

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tiếp đón một cách lạnh nhạt tại Pháp

Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh được nâng lên tầm quốc tế

Vụ Trịnh Xuân Thanh: Chính phủ Đức xem xét đình chỉ Hiệp định hàng không và bảo hiểm xuất khẩu, đầu tư cho Việt Nam trị giá 847,4 triệu Euro

Tổng công tố viện Liên bang Đức thông báo chính thức truy tố nghi can Nguyễn Hải Long về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh

Lần đầu tiên EU xác nhận Hiệp định Thương mại với Việt Nam đã bị trì hoãn do vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh

—–