Chúng ta chỉ cần đòi hỏi những cam kết đó và nói cho rõ rằng chúng ta sẽ không phê chuẩn hiệp định thương mại nếu các yêu cầu của chúng ta không được đáp ứng. Đòi hỏi rằng nhân quyền phải được tôn trọng phải luôn luôn là ưu tiên hàng đầu trong lịch trình của chúng ta.
Một số người biện luận rằng chúng ta nên hành xử một cách dè dặt và kiềm chế để không đòi hỏi Việt Nam quá nhiều về nhân quyền, bởi vì nếu làm như thế thì cuối cùng chúng ta có thể đẩy Việt Nam vào quỹ đạo Trung Quốc. Nhưng lý luận đó không đúng.
Hiệp định Thương mại Tự do EU – Việt Nam (EVFTA) đã bị trì hoãn từ năm 2015 cho đến nay vẫn chưa được ký kết và thông qua. Cách đây 1 tuần vào ngày 17/10/2018 Ủy ban Châu Âu ra thông báo nói rằng Hiệp định đã được đệ trình lên Hội đồng Châu Âu xem xét việc ký kết và sau đó sẽ đưa qua Nghị viện Châu Âu (EP) bỏ phiếu thông qua.
Thông báo này của Ủy ban Châu Âu được đưa ra 1 ngày trước khi khai mạc Hội nghị Cấp cao Á – Âu (ASEM) lần thứ 12 tại Brussels (Vương quốc Bỉ), cho nên thực chất của nó được đánh giá chỉ là một hành động biểu tượng mà thôi.
Cùng ngày, khi đưa tin về thông báo nêu trên của Ủy ban Châu Âu, Thông tấn xã Việt Nam cũng nhấn mạnh “Hiện vẫn chưa rõ liệu EP có đủ thời gian để thông qua thỏa thuận thương mại với Việt Nam trước kỳ bầu cử Nghị viện châu Âu vào tháng 5/2019 hay không”.
Thậm chí, phát biểu trước Quốc hội ngày 22/10/2018 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc còn nhấn mạnh, thời gian tới Chính phủ sẽ tiếp tục vận động Nghị viện châu Âu để sớm ký kết, phê chuẩn Hiệp định FTA với EU cuối năm 2018, đầu năm 2019.
Như vậy rõ ràng có khả năng là sau kỳ bầu cử Nghị viện Châu Âu vào tháng 5/2019, tức là sớm nhất trong nửa năm cuối 2019 hoặc đầu năm 2020 Hiệp định EVFTA mới được hoàn tất và có hiệu lực thi hành.
Một trong những lý do làm cản trở việc hoàn tất Hiệp định Thương mại giữa EU và Việt Nam là vấn đề tình trạng nhân quyền ngày càng tồi tệ tại Việt Nam. Cách đây hơn một tháng, 32 Dân biểu Nghị viện Châu Âu đã đưa ra cảnh báo Hiệp định Thương mại EU – Việt Nam sẽ không được thông qua nếu tình trạng nhân quyền tại Việt Nam không được cải thiện.
Mới đây nhất, ngày 23/10/2018 bà Jude Kirton-Darling (thuộc đảng Lao Động Anh Quốc) là một dân biểu Nghị viện châu Âu và là thành viên của Ủy ban Thương mại Quốc tế (INTA) đã có một bài viết đăng trên trang mạng Euractiv chuyên về các thông tin và chính sách của EU. Sau đây là bản dịch bài viết này:
Liên minh Châu Âu (EU) không thể hài lòng với một thỏa hiệp tồi tệ với Việt Nam
Hiệp định Thương mại giữa EU và Việt Nam vừa mới được dàn xếp xong và đang được chuyển sang cho Nghị viện châu Âu xem xét và sau đó bỏ phiếu phê chuẩn, dự kiến vào tháng 3 năm 2019. Nó sẽ ghi dấu một bước tiến trong lịch trình chính sách thương mại của EU và một nỗ lực muốn được quốc tế tôn trọng của Việt Nam.
Các công ty EU và các doanh nghiệp Việt Nam có thể sẽ được hưởng lợi như nhau khi việc tự do hóa hầu như tất cả quan hệ thương mại song phương và nó sẽ khai mở luồng đầu tư quốc tế. Nhưng ngoài vấn đề thương mại và địa chính trị chúng ta cần phải chú ý đến một khía cạnh khác của Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam: Đó là nhân quyền.
Chúng ta ngày càng khó lòng mà làm ngơ trước tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Đối với một nước mà các quyền tự do cơ bản như tự do ngôn luận hoặc quyền tự do tôn giáo của người dân thường bị khước từ và các nhà đối lập chính trị bị đàn áp một cách có hệ thống, thì một lịch trình thiên về thương mại của Ủy ban châu Âu thật sự là không đủ.
Quả thật, Ủy ban Châu Âu đã đưa vào hiệp định này vài điều khoản nhân quyền tối thiểu. Nhưng những điều khoản này yếu đến nỗi không một ai trong xã hội dân sự tại EU hay Việt Nam có thể xem trọng nó.
Trong tình trạng hiện nay, hiệp định không có điều khoản đáng kể nào để có thể ngăn cản nhà chức trách Việt Nam xâm phạm nhân quyền của người dân, hoặc để có thể tạo ra một sự thay đổi cơ bản. Không có chính sách ngoại giao „cây gậy và củ cà rốt“, thỏa thuận này không thể mang lại hy vọng nào cho 97 tù nhân chính trị đang bị giam giữ trong điều kiện khủng khiếp tại Việt Nam có tên trên danh sách của Ân xá Quốc tế.
Trớ trêu thay, những điều khoản nhân quyền mang tính biểu tượng này thực sự bị phản tác dụng, vì chúng bị nhà cầm quyền Việt Nam sử dụng để tuyên bố rằng tình hình nhân quyền đang được cải thiện.
Hãy xem xét câu chuyện của cô Đỗ Thị Minh Hạnh. Cô bị bắt ngày 23 tháng 2 năm 2010 và bị kết án bảy năm tù với cáo buộc “phá rối an ninh trật tự” vì đã tổ chức một cuộc đình công cho các công nhân tại một nhà máy giày. Sau khi bị tra tấn, cô ấy bị chuyển đến một nhà tù cách xa gia đình tới 1700 km.
Sau áp lực quốc tế mạnh mẽ, cô được thả ra vào tháng 6 năm 2014 nhưng vẫn bị theo dõi và sách nhiễu thường trực. Cô và gia đình là mục tiêu của nhiều vụ tấn công gây thương tích, dẫn đến việc cô phải chạy trốn khỏi nhà vào tháng 7 năm 2018 để tìm kiếm sự bảo vệ trong một tu viện Thiên chúa giáo.
Gần đây vào tháng Năm 2017 một lãnh đạo khác của nghiệp đoàn (Lao động Việt), anh Hoàng Đức Bình, đã bị bắt và kết án 14 năm tù. Anh ta bị cáo buộc tội “chống người thi hành công vụ” và “lợi dụng quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của nhà nước“.
Tội của anh ta là đã tổ chức các cuộc biểu tình cho những ngư dân bị mất nguồn thu nhập vì thảm họa môi trường gây ra bởi nhà máy luyện thép Formosa tại Hà Tĩnh.
Các dân biểu Nghị viện châu Âu trong Ủy ban Thương mại Quốc tế (INTA), những người chịu trách nhiệm xem xét Hiệp định Thương mại, đã có cơ hội chứng kiến tận mắt tại Brussels bản chất đàn áp của chế độ Việt Nam. Rất tiếc, tôi không chắc đã có bao nhiêu người trong số các dân biểu thực sự nhận thấy điều đó.
Tại buổi điều trần của Ủy ban INTA được tổ chức vào ngày 10 tháng Mười vừa qua tại Nghị viện Châu Âu ở Brussels đã chỉ có một đại diện duy nhất của xã hội dân sự Việt Nam được xuất hiện giữa một loạt các đại diện doanh nghiệp và các nhân vật thuộc các định chế.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một nhân vật đối lập chủ chốt ở Việt Nam, đã đưa ra bằng chứng rất chừng mực và tránh những chỉ trích gay gắt, làm cho nhiều người ủng hộ hiệp định chắc chắn cảm thấy mình có lý khi không có một sự lên án mạnh mẽ hơn về hồ sơ nhân quyền của chế độ Việt Nam trong phiên điều trần này.
Nhưng ông A đã không thể bày tỏ ý kiến của mình một cách tự do. Buổi sáng sớm hôm ông định rời Việt Nam sang Brussels, ông ấy đã bị các nhân viên an ninh đến viếng thăm tại nhà và họ đã sử dụng những chiêu trò tinh vi để lung lạc và đe dọa ông.
Họ đã thất bại – ông ấy tỏ ra rất can đảm và đã đến Brussels. Nhưng vì ông A phải quay trở về Việt Nam sau buổi điều trần nên ông không thể trình bày cho các dân biểu Nghị viện châu Âu tất cả những điều mà ông ấy dự định sẽ nói.
Theo những nhà hoạt động nhân quyền gần gũi với ông A, một trong những điểm chính mà ông ấy không diễn đạt được rõ ràng trong buổi điều trần là: Nếu EU muốn đảm bảo tiến bộ về quyền con người và quyền lao động ở Việt Nam thì EU phải đòi hỏi Việt Nam phê chuẩn trước (3 Công ước ILO) như là một điều kiện tiên quyết (cho việc EU phê chuẩn Hiệp định Thương mại). Bởi vì nếu các điều khoản nhân quyền trong Hiệp định này mà quá yếu thì chúng sẽ khó được đảm bảo sau này.
Một số người biện luận rằng chúng ta nên hành xử một cách dè dặt và kiềm chế để không đòi hỏi Việt Nam quá nhiều về nhân quyền, bởi vì nếu làm như thế thì cuối cùng chúng ta có thể đẩy Việt Nam vào quỹ đạo Trung Quốc – trong khi hiệp định này sẽ là cơ hội để chúng ta chen chân vào châu Á.
Nhưng lý luận này không đúng. Việt Nam đã từng mở nắm tay của mình. Trên thực tế chúng ta biết rằng Việt Nam đã từng nhượng bộ nhiều hơn trong việc ký kết một hiệp định thương mại với phương Tây. Hồi năm 2016, Việt Nam đã chấp nhận một loạt các cam kết chi tiết về quyền lao động, bao gồm các cuộc cải cách luật cụ thể để gia nhập TPP, một hiệp định thương mại liên quan đến Hoa Kỳ. Nói cách khác, họ dành cho Hoa Kỳ nhiều hơn những gì mà chúng ta đang đòi hỏi.
Chúng ta không thể hài lòng với một hiệp định tồi tệ. Ví dụ về TPP cho thấy rằng chúng ta có thể đòi hỏi những cam kết có ý nghĩa từ phía nhà cầm quyền Việt Nam.
Chúng ta chỉ cần đòi hỏi những cam kết đó và nói cho rõ rằng chúng ta sẽ không phê chuẩn hiệp định thương mại nếu các yêu cầu của chúng ta không được đáp ứng. Đòi hỏi rằng nhân quyền phải được tôn trọng phải luôn luôn là ưu tiên hàng đầu trong lịch trình của chúng ta.
Hiếu Bá Linh – Thoibao.de (Biên dịch)
>> Ông Trọng lên ngôi và cơ hội nào cho cải cách ở Việt Nam?
>> Có phải Việt Nam đang di chuyển về chế độ tập quyền?
>> Slovakia đe dọa sẽ tạm ngừng quan hệ ngoại giao với Việt Nam vì vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh
>> Bộ trưởng Tô Lâm đưa Trịnh Xuân Thanh ra khỏi khu vực Schengen bằng một hộ chiếu giả
>> Chính phủ Việt Nam đã phải trả lại tự do cho Nguyễn Ngọc Như Quỳnh ( Blogger Mẹ Nấm )
>> Thủ tướng Áo nêu vấn đề nhân quyền trong cuộc hội đàm với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
>> Thủ tướng Đức sẽ gặp ông Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị cấp cao Á – Âu (ASEM) lần thứ 12
>> Fitch hạ xếp hạng Vingroup từ ổn định xuống tiêu cực ngay sau khi Phạm Nhật Vượng làm ô tô
>> Việt Nam trong đàm phán sắp tới có đáp ứng yêu cầu trả Trịnh Xuân Thanh về Đức hay không?
>> Nhất thể hóa: Ván cờ lấp lửng nước đi của TBT Nguyễn Phú Trọng
>> Chế độ Cộng sản sụp đổ, Quân đội và An ninh bắn nhau, Tổng bí thư bị xử tử
>> Chính phủ Đức mạnh mẽ lên án Nga đứng sau các vụ tấn công mạng vào nước này
>> Pháp điều tra vụ mất tích của Chủ tịch tổ chức cảnh sát quốc tế Interpol sau khi về Trung Quốc
>> Nữ chủ quán người Việt bị cướp sạch tiền bán hàng ngay trước cửa nhà tại Berlin
>> VinFast sản xuất xe ô tô Việt Nam với công nghệ Đức – Đó là xe BMW made in Vietnam
>> Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh: Thủ tướng Slovakia đe dọa Việt Nam sẽ bị các hậu quả về ngoại giao