Tranh cãi quanh dự án khủng „Vành đai, con đường“ hay là „Con đường tơ lụa mới“ của Trung Quốc: Italia bị TQ gây áp lực.

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị

Thông qua dự án khủng „Con đường tơ lụa mới“, Trung Quốc muốn xây dựng mạng lưới thương mại thế giới theo kiểu cách của họ. Các nước Đức, Pháp, Anh kiên quyết bác bỏ.  Một vài nước như Italia lại hy vọng vào nguồn đầu tư bạc tỷ. Châu Âu cảnh báo nguy cơ bẫy nợ.

Trung Quốc yêu cầu Italia tham gia vào dự án khủng gây nhiều tranh cãi mang tên „Con đường tơ lụa mới“. Trong một cuộc họp báo tại Quốc hội ở Bắc Kinh, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị khuyến cáo chính phủ Rom như sau: „Italia là một quốc gia độc lập, và chúng tôi tin rằng, nước này sẽ giữ đúng quyết định do họ tự quyết“. Nghĩa là, TQ muốn Italia đừng làm theo các kế hoạch của Liên minh Châu Âu.

Theo các nguồn tin quốc tế, chính phủ Italia muốn ký một thỏa thuận với Trung Quốc trong dịp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Italia vào cuối tháng Ba. Nếu điều đó xảy ra, Italia sẽ là quốc gia lớn nhất về kinh tế và quốc gia đầu tiên thuộc nhóm G7 tham gia vào dự án „Vành đai, con đường“ (tên gọi khác của „Con đường tơ lụa mới“). Một số nước EU khác như Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Hungary cũng đã ký thỏa thuận với Trung Quốc. Họ hy vọng vào vốn đầu tư bạc tỷ của nước này.

Tên tiếng Anh của dự án là „Belt and Road Initiative (BRI)“.  Thuật ngữ „Belt“ (Vành đai – Gürtel) được dùng để chỉ hệ thống đường bộ dự kiến từ Trung Quốc, xuyên qua vùng Trung Á, sang Châu Âu. Còn „Road“ dùng để chỉ đường hàng hải dự kiến từ lục địa Trung Hoa sang đến Phi Châu, qua Mỹ La Tinh.

Sơ đồ kế hoạch “Một vành đai, một con đường”

Sự thiếu minh bạch và „bẫy nợ“

Những chỉ trích của Liên minh Châu Âu (EU) đối với dự án khủng của Trung Quốc gồm: Thiếu minh bạch, ảnh hưởng xấu tới môi trường, điều kiên cạnh tranh không bình đẳng, không mời thầu công khai.

Doanh nghiệp Châu Âu  về nguyên tắc muốn hợp tác, tuy nhiên, doanh nghiệp Trung Quốc lại được Bắc Kinh quá ưu đãi.

Châu Âu cũng cảnh báo, một số quốc gia nhỏ rất dễ bị rơi vào „bẫy nợ“ và bị phụ thuộc vào Trung Quốc. Ngoài ra chính quền tại Bắc Kinh luôn luôn đòi „tôn trọng lợi ích cốt lõi“ của họ ở các vùng biển Hoa Đông và Hoa Nam (Biển Đông của VN). Tất nhiên, điều này luôn là yếu tố gây bất ổn tại các vùng đó.

Một ví dụ điển hình về „bẫy nợ“ của Trung Quốc có thể nêu ra là: Sri Lanka phải nhượng cảng nước sâu chiến lược tại Hambantota cho Trung Quốc trong vòng 99 năm vì số nợ 1,1 tỉ USD.

Cảng Hambantota của Sri Lanka đã phải nhượng cho Trung Quốc 99 năm vì mắc nợ (bloomberg.com) 

Nhiều nước đã nhận thấy mối hiểm họa từ dự án khủng của Trung Quốc. Mới đây, vị Thủ tướng 93 tuổi Mahathir Mohamad của Malaysia đã quyết định hủy bỏ một loạt dự án có vốn đầu tư từ Trung Quốc, trong đó có dự án đường sắt cao tốc nối Malaysia với Singapore trị giá 20 tỷ USD.

Cho đến thời điểm này, nhiều nước thành viên châu Âu như Đức, Pháp, Anh kiên quyết bác bỏ dự án „Vành đai, con đường“ của Trung Quốc.

Tại Việt Nam, các địa danh „Vân Đồn“, „Bắc Vân Phong“, „Phú Quốc“ – Những vùng đất nằm trong „Dự luật đặc khu“ do Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng làm chủ biên –  là những nơi có thể xây dựng cảng biển lớn trên „road“ hàng hải huyết mạch, dự kiến từ Trung Quốc, chạy dọc bờ biển Việt Nam, hướng tới kênh đào Kra dự kiến xuyên qua lãnh thổ Thái Lan, dẫn sang Ấn Độ Dương. Mặc dù „Dự thảo không có một chữ nào về Trung Quốc“, như lời tuyên bố của Bộ trưởng Dũng, bản dự thảo luật đặc khu đó đến nay vẫn chưa được Quốc hội Việt Nam thông qua.

Nguyễn Thanh – Thoibao.de (tổng hợp)

Nguồn: https://www.n-tv.de/wirtschaft/China-verlangt-italienische-Projektzusage-article20896103.html

https://www.n-tv.de/wirtschaft/Mit-diesem-dreckigen-Deal-knebelte-China-Malaysia-article20802098.html

https://www.zdf.de/dokumentation/dokumentation-sonstige/die-neue-seidenstrasse-teil1-100.html



>> Một cửa hàng Việt Nam tại Berlin bán những đồ vật tuyên truyền về phát xít Đức Hitler 

>> Venezuela trục xuất Đại sứ CHLB Đức

>> Phát hiện mới rùng rợn: Xác nhà báo Khashoggi đã bị thiêu trong bếp lò!

>> Đối thoại Nhân quyền lần thứ 8 giữa EU và Việt Nam 

>> Tổ chức Phóng viên không biên giới gọi Nguyễn Phú Trọng là Tên tội phạm của Tự do Báo chí

>> Tổ chức Phóng viên không biên giới lên án Việt Nam giám sát chặt chẽ các tiếng nói bất đồng chính kiến trong suốt Hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều

>> Đối thoại Nhân quyền EU-Việt Nam và Hiệp định Thương mại tự do EVFTA

>> Nghị viện châu Âu và Hiệp định Tự do Thương mại EU – Việt Nam

>> Lời mời tham quan các địa điểm, nơi xảy ra vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Berlin

>> Người Việt Nam bị đưa ra tòa Berlin với tang vật 5 kg ma túy đá trị giá 390.000 Euro

>> Thượng đỉnh Donald Trump – Kim Jong Un lần 2: Nhiều lạc quan, ồn ào, không kết quả

>> Đức tiếp tục đình chỉ Hiệp định miễn visa cho người mang hộ chiếu ngoại giao Việt Nam – Ngoại trưởng Phạm Bình Minh phải xin thị thực nhập cảnh 

>> Phó Tổng thống Mỹ gặp Tổng thống Guaido, Ngoại trưởng Pompeo gọi Maduro là „kẻ độc tài Xã hội Chủ nghĩa“

>> Chủ tịch Kim Jong-un chỉ đạo Chính phủ Bắc Triều Tiên viết thư khẩn cầu viện trợ lương thực gửi tới Liên Hiệp Quốc trước chuyến đi Hà Nội

>> Phát hiện làm chui và trốn thuế – Đức tăng thẩm quyền và tuyển thêm 3500 nhân viên cho cơ quan thuế vụ

>> Việt Nam và Đức thảo luận về việc định hướng lại quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước – Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh được đề cập đến trong cuộc hội đàm

>> Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh sắp đi thăm Đức không chính thức