Bộ trưởng Kinh tế Liên bang Đức Peter Altmaier vừa có chuyến công du tới Việt Nam. Một trong các mục tiêu chính của chuyến đi này là tìm kiếm lực lượng lao động đang rất cần thiết cho nền kinh tế dẫn đầu Liên minh Châu Âu.
Lực lượng thanh niên Việt Nam rất năng động, cầu thị, đặc biệt yêu thích kỹ thuật. Một vài doanh nghiệp Đức đã mở các lớp đào tạo lực lượng lao động ngay tại Việt Nam.
Bộ trưởng Altmaier đã đến thăm „Training Center“ (Trung tâm đào tạo) của một doanh nghiệp may ở ngoại thành Hà Nội. Tại đây có khoảng 20 cô gái và 2 chàng trai trong bộ đồng phục màu đỏ đang say sưa cúi đầu trên các dàn máy may. Họ cùng nhiều nữ công nhân khác chuyên may áo sơ mi cho hãng Đức nhãn van Laack. Những bạn trẻ lứa tuổi 20 này đang được đào tạo nghề may theo tiêu chuẩn Đức. Bà Giám đốc của van Laack Á Châu cùng các học viên đón tiếp ông Bộ trưởng niềm nở. Trả lời câu hỏi của Bộ trưởng „lý do gì khiến bạn chọn học nghề này“ một nữ học viên nói, cô đã được làm quen công việc tại các doanh nghiệp may ở thành phố của cô.
Một trong các đề tài mà ông Altmaier đã trao đổi với các đồng nghiệp Việt Nam trong chuyến công du là vấn đề nhập cư lực lượng lao động từ Việt Nam.
Tháng 12 năm 2018, Chính phủ Đức đã thông qua một Dự án luật về vấn đề nói trên. Các bộ, ngành tham gia vào Dự luật gồm: Bộ Kinh tế, Bộ Nội vụ và Bộ Lao động. Người ta đang mong muốn, bộ luật này sẽ có hiệu lực từ đầu năm 2020.
Nội dung chính của luật nói trên là: Người nước ngoài không thuộc Liên minh Châu Âu (EU) nếu có đủ trình độ tiếng Đức và trình độ nghề nghiệp nào đó theo những yêu cầu nhất định, thì có thể được phép làm việc tại Đức.
Mới đây, Đức đã ký một hiệp định với Philippines, theo đó, điều dưỡng viên sẽ được học nghề và tiếng Đức trước khi sang Đức làm việc. Một hiệp định tương tự với Việt Nam là điều mà ông Altmaier muốn làm rõ trong chuyến đi này.
Những tính toán của chính phủ Việt Nam
60% dân Việt Nam ở độ tuổi dưới 30. Hàng năm thị trường lao động được cung cấp 1 triệu lao động trẻ.
Vì lẽ đó, việc mở ra tương lai cho các thế hệ trẻ là một vấn đề mấu chốt đối với đảng cộng sản cầm quyền. Chí ít cũng phải làm sao để thanh niên Việt Nam không nghi ngờ tính chính danh của hệ thống độc đảng.
Sự tính toán có vẻ như là: Nếu còn đạt được sự phát triển – trong các năm vừa qua đều ở mức trên 6% – thì dân chúng còn vừa lòng và không quan tâm đến chính trị.
Thành ra, chính phủ Việt Nam cũng có vẻ rất quan tâm đến đào tạo ngành nghề của Đức. Chẳng hạn như trường hợp của hãng may van Laack. Chương trình đào tạo nghề của hãng này nhắm cả tới việc kết hợp đào tạo cử nhân của Đại học Kỹ thuật Hà Nội với chứng chỉ học nghề theo tiêu chuẩn Đức.
Nhiều đại diện doanh nghiệp Đức tháp tùng Bộ trưởng Altmaier đã khen ngợi nhân viên người Việt về tính năng nổ và tận tình. Ông Helmut Bode, trưởng chi nhánh Châu Á-Thái Bình Dương của nhà cung cấp Schaeffler chia sẻ, nhân viên Việt Nam trung thành với chủ doanh nghiệp lâu hơn nhân viên ở những nước Á Châu khác. Ở doanh nghiệp Schaeffler, tỷ lệ nhân viên Việt Nam hay thay đổi chỗ làm là ít hơn 3%, trong khi tại các nơi khác, tỷ lệ này là 10%.
Nguyễn Thanh – Thoibao.de (tổng hợp)
>> Vụ bắt cóc Trương Duy Nhất được đưa ra Liên minh châu Âu (EU)
>> Chuyến công du Việt Nam của Bộ trưởng Kinh tế Đức và vấn đề Trịnh Xuân Thanh
>> Cháy lớn trong đêm, thiệu trụi 7 xe ô tô tại khu chợ của người Việt tại Berlin
>> Phải chăng Đại sứ Nguyễn Minh Vũ đang thao túng các hội đoàn của người Việt tại Đức?
>> 2 ngày tới 3 nhà hàng tại Berlin – kỷ lục làm việc tại nước Đức của Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng
>> Tour du lịch „Hành trình bắt cóc Trịnh Xuân Thanh“ được khai trương ngay khi Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đặt chân đến BerlinChí Dũng đặt chân đến Berlin
>> Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng âm thầm đi làm việc tại CHLB Đức