Quyết định của chính phủ Ý tán thành “Sáng kiến Vành đai và con đường” của Trung Quốc ngược lại với lợi ích chung của Châu Âu và Ý, và tiếp tay cho ý đồ của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Trong khi Liên Minh Châu Âu nên theo đuổi mối quan hệ chặt chẽ hơn với Trung Quốc, phải cùng thống nhất và trên một nền tảng bình đẳng.
Tuy nhiên, các quốc gia thành viên theo đuổi mối quan hệ với Trung Quốc đơn phương gây nguy hiểm cho cả họ và cả Châu Âu.
Thật sự, những nổ lực để xác định vị trí chung của EU đối với Trung Quốc cho đến nay vẫn còn hạn chế.
Bị chi phối bởi chuyện bất tận Brexit và các mối đe doạ do Big Tech gây ra, các nhà lãnh đạo EU có thời gian quá ngắn để thảo luận về nhiều vấn đề quan trọng khác .
Tuy nhiên , dự đoán về hội nghị thượng đỉnh EU-Trung Quốc sắp diễn ra vào ngày 9 tháng 4, giới chức lãnh đạo EU đã tìm cách tiếp cận chung đối với Trung Quốc tại một cuộc họp trong tháng này tại Brussels, nơi mà họ nhấn mạnh những rủi ro trong quyết định của chính phủ Ý về việc phê chuẩn Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và sáng kiến Vành Đai & Con Đường (BRI).
Lời cảnh báo đó không được thực hiện. Ngay ngày hôm sau, chính phủ Liên Minh Dân Tuý người Ý đã chào đón Xi ở Rome và ký bản hiệp định với Trung Quốc, dẫn đến việc rạn nứt trong khối EU. Đáng buồn thay , quyết định tham gia BRI cuả Ý đơn phương sẽ không chỉ làm suy yếu ảnh hưởng tập thể của EU – Trung Quốc, mà còn dẫn đến một thoả thuận tồi tệ hơn cho người dân Ý.
Ý không phải là quốc gia thành viên EU đầu tiên ký kết với chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng hàng đầu của Trung Quốc; nhưng đây là nền kinh tế lớn nhất Châu Âu và là quốc gia G7 đầu tiên thực hiện điều đó. Có thể có một chút nghi ngờ rằng hành động của chính quyền Ý tiêu biểu cho một thành quả bất ngờ cho Xi và là một thất bại cho Châu Âu. BRI suy cho cùng, không phải là một sáng kiến từ thiện được phát triển để cải thiện loài người. Đây là một chương trình chính sách đối ngoại được thiết kế rõ rang để mở rộng ảnh hưởng kinh tế và địa chiến lược của Trung Quốc trên toàn cầu. Như Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ gần đây đã cảnh báo , chính quyền Ý đang trong quá trình hợp pháp hoá cách tiếp cận săn mồi của Trung Quốc đối với đầu tư mà không mang lại bất kỳ lợi ích nào cho người dân Ý.
Thời gian chuyến thăm của Xi vào ngày 22-24/ 3 không phải là ngẫu nhiên. Trước khi gia hạn thời hạn Brexit gần đây, Vương Quốc Anh đáng lẽ đã rời khỏi EU vào ngày 29/03. Giữa đó và cuộc bầu cử Nghị viện Châu Âu sắp diễn ra vào tháng 5, giới lãnh đạo EU đã hoàn toàn bị chi phối. Không thể có thời gian nào tốt hơn cho Xi thương lượng với khối Châu Âu rạn nứt về những hứa hẹn về đầu tư của Trung Quốc (có nghĩa là, cho vay có điều kiện cao).
May mắn thay, và trái ngược hoàn toàn với sự ngây thơ của chính quyền Ý, tổng thống Pháp Emmanuel Macron, có cả thủ tướng Đức Angela Merkel và chủ tịch Ủy Ban EU Jean-Claude Junker trong cuộc gặp riêng với ông Tập. Giống như các nhà lãnh đạo Châu Âu có tư duy tiến bộ khác, ông nhận ra rằng trong một thế giới bị thống trị bởi các siêu cường như Trung Quốc, Nga và Hoa Kỳ, Châu Âu sẽ phát triển mạnh mẽ chỉ khi các quốc gia thành viên thống nhất.
Tuy nhiên, nếu không có chiến lược cấp EU rõ ràng, châu Âu sẽ vẫn dễ bị rạn nứt trước các chiến thuật chia rẽ và chinh phục của nước khổng lồ, và người châu Âu sẽ bị tước đi tiếng nói chung để bảo vệ lợi ích của họ. Giống như Nga,nước đã thành công trong việc biến các quốc gia thành viên chống lại nhau bằng đường ống khí đốt Nord Stream2. Trung Quốc sẽ giao ước song phương với càng nhiều quốc gia châu Âu càng tốt. Trong bất kỳ cuộc đàm phán như vậy, nó sẽ luôn có ưu thế.
Một giải pháp khả thi, được đề xuất bởi Ủy viên Liên Minh Châu Âu (EU) Gunther Oettinger là cho Ủy ban Châu Âu quyền phủ quyết đối với bất kỳ khoảng đầu tư nào của Trung Quốc vào EU. Ý tưởng này đáng để triển khai, bởi vì các quyết định đơn phương của từng quốc gia trong EU có thể có ý nghĩa kinh tế và an ninh sâu rộng đối với toàn châu Âu. Hơn nữa khả năng các chính phủ quốc gia đi theo cách riêng của họ sẽ làm thất vọng một cách không cần thiết các nổ lực của chính khối EU nhằm củng cố mối quan hệ chặt chẽ hơn với Trung Quốc.
Một mối quan hệ mạnh mẽ giữa EU và Trung Quốc có thể mang lại lợi ích sâu sắc cho tất cả những nước liên quan. Lợi ích của Châu Âu là tăng cường trật tự quốc tế dựa trên các quy tắc, nhất là bằng cách hợp tác với Trung Quốc để mở cửa nền kinh tế, cải thiện hồ sơ nhân quyền và loại bỏ các hoạt động thương mại không công bằng. Nếu có một điều mà các giới lãnh đạo EU có thể đồng ý, đó là hợp tác với Trung Quốc phải thắng thế trong cuộc đối đầu.
Tại hội nghị thượn g đỉnh EU-Trung Quốc sắp tới, tiến trình đạt được thoả thuận đầu tư EU-Trung Quốc vào năm 2020 sẽ là một dấu hiệu tích cực. Một thoả thuận như vậy có thể mở ra nhiều lãnh vực kinh tế ở Trung Quốc cho các công ty Châu Âu bằng cách loại bỏ các rào cản tiếp cận thị trường và giảm sự phân biệt đối xử với các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nhưng không kém phần quan trọng, Châu Âu cần một cách tiếp cận chung để bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng của mình, đặc biệt khi nói đến thiết bị 5G (trong đó Huawei là một trong những nhà cung cấp chính).
EU đã quá chậm trễ để đánh thức những thách thức do một Trung Quốc ngày càng tham vọng đặt ra. Nhưng nếuchúng ta gắn bó với nhau, chúng ta vẫn có thể xây dựng một mối quan hệ đối tác Trung- Âu sẽ phục vụ tốt tất cả các lợi ích của chúng ta trong tương lai.
Ý Nhi – Thoibao.de (Biên dịch)
Nguồn: Báo điện tử Project Syndicate https://www.project-syndicate.org/commentary/europe-must-unite-on-china-policy-by-guy-verhofstadt-2019-03/german
>> Vụ Nguyễn Quang Hồng Nhân bị Đức trục xuất đã làm nhiều người Việt hoang mang và phẫn nộ
>> Bộ trưởng Kinh tế Đức Peter Altmaier tìm kiếm lực lượng lao động từ Việt Nam
>> Vụ bắt cóc Trương Duy Nhất được đưa ra Liên minh châu Âu (EU)
>> Chuyến công du Việt Nam của Bộ trưởng Kinh tế Đức và vấn đề Trịnh Xuân Thanh
>> Cháy lớn trong đêm, thiệu trụi 7 xe ô tô tại khu chợ của người Việt tại Berlin
>> Phải chăng Đại sứ Nguyễn Minh Vũ đang thao túng các hội đoàn của người Việt tại Đức?
>> 2 ngày tới 3 nhà hàng tại Berlin – kỷ lục làm việc tại nước Đức của Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng