Dịch tả heo châu Phi đang hoành hành nghiêm trọng tại Việt Nam, áp sát Thành phố Hồ Chí Minh

Dịch tả heo châu Phi đã lan về xã Vĩnh Hòa, huyện Phú Giáo, Tỉnh Bình Dương, ngay sát Thành phố Hồ Chí Minh.

Dịch tả heo châu Phi đã bắt đầu xâm nhập vào Việt Nam từ Trung Quốc và bắt đầu lây lan nhanh chóng trong nửa đầu năm 2019. Sau đây là một số thông tin liên quan đến dịch tả heo đang hoành hành dữ dội ở Việt Nam

Virus gây bệnh dịch tả lợn châu Phi là loại virus gây bệnh sốt xuất huyết. Lợn một khi đã nhiễm virus này thì tỷ lệ tử vong là 100%. Hiện nay vẫn chưa tìm thấy loại vắc-xin phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi. Tuy nhiên, rất may mắn là loại virus này không lây nhiễm sang người. Thế nhưng, dịch bệnh gây ra lại gây thiệt hại rất nặng nề đối với ngành chăn nuôi là nếu không có biện pháp để kiểm soát.

Theo thống kê của Tổ chức Thú y Thế giới (OIE), tính từ năm 2017 đến ngày 18/2/2019, trên thế giới đã có 20 quốc gia báo cáo xuất hiện bệnh dịch tả lợn châu Phi, trong đó nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là Trung Quốc, cũng là nhà sản xuất và tiêu thụ thịt lợn lớn nhất của thế giới. Số lượng lợn chết vì dịch ở Trung Quốc năm nay có thể lên đến 200 triệu con, bằng tổng số đàn lợn ở châu Âu và Mỹ.

Thịt lợn hiện đang là nguồn thịt chủ yếu, được tiêu thụ rất nhiều tại các quốc gia châu Á. Do đó, gần như chắc chắn khả năng virus gây bệnh tả lợn sẽ xâm nhập vào các nước khác trong khu vực và lây lan nhanh chóng.

Kiểm tra chuyên chở thịt lợn trong vùng dịch

Tại Việt Nam, ngày 19/2/2019, Chi cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã thông báo phát hiện ổ dịch tả lợn Châu Phi đầu tiên tại tỉnh Hưng Yên và Thái Bình. Tính đến hôm nay 27/5/2019, đã có 40 tỉnh thành xuất hiện dịch, trong đó gần 2 triệu con lợn nhiễm bệnh đã chết hoặc bị tiêu hủy.

Không giống như cúm lợn, dịch tả lợn Châu Phi không có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Bệnh tả lợn hiện không thể gây bệnh trên người nhưng có khả năng lây truyền qua các loài vật ruồi, muỗi, chuột, mèo, và gia cầm như gà, vịt. Lợn bị bệnh tả có thể mắc thêm những loại bệnh nguy hiểm khác, chẳng hạn như tai xanh, cúm, sốt thương hàn… Những bệnh này mới chính là tác nhân gây nguy hiểm cho người, bởi khả năng làm rối loạn hệ tiêu hóa, đặc biệt là khi ăn tiết canh, ăn thịt heo nhiễm bệnh nhưng chưa nấu chín kỹ.

Dịch tả heo châu Phi đang tràn vào phía nam, áp sát Thành phố Hồ Chí Minh

Khi lợn mắc bệnh tai xanh, liên cầu khuẩn gây bệnh trú ngụ trong miệng. Người bị trầy xước hoặc có vết thương, khi tiếp xúc với lợn nhiễm bệnh sẽ bị vi khuẩn xâm nhập. Khi nhiễm khuẩn, người bệnh thường xuất hiện dấu hiệu sốt cao, đau đầu, cảm giác buồn nôn, xuất huyết ở một số vị trí trên cơ thể. Một số trường hợp nghiêm trọng hơn, có thể xuất hiện triệu chứng nhiễm độc tiêu hóa, nặng hơn nữa là viêm màng não.

Điều đáng nói ở đây là: Từ khi phát hiện dịch bệnh đầu tiên ở Việt Nam, Chính phủ cùng với truyền thông trong nước đã không cảnh báo đủ cho người dân về tác hại và mức độ lây lan nhanh chóng của dịch bệnh. Thậm chí truyền hình nhà nước còn “trấn an” người dân “ Dịch bệnh không nguy hiểm cho con người, không lây lan sang người ”. Tai hại hơn, truyền thông nhà nước còn cho rằng “Thịt lợn bị bệnh, nếu được nấu chín vẫn có thể ăn.”

Các lãnh đạo TP.HCM và Bộ NN-PTNT tham gia cắt và ăn thịt heo hôm 18.05.2019
( Ảnh: Chú Nhân).

Chính việc tuyên truyền là “không gây hại và lây lan sang người” như vậy, nên đại đa số người dân ở các vùng nông thôn (nơi có ổ dịch) vẫn thoải mái làm thịt lợn, ăn và bán đi khắp nơi. Điều này cùng với tâm lý thờ ơ, coi thường của người dân và các cấp chính quyền cơ sở đã làm dịch bệnh lây lan nhanh chóng và không thể kiểm soát.

Nhiều địa phương, những con lợn chết được chôn rất sơ sài, thậm chí ở nhiều nơi, người dân không còn đất chôn lợn chết đã quẳng xác lợn xuống kênh mương, sông suối. Điều này vừa gây ô nhiễm trầm trọng vừa “giúp” dịch bệnh lan rộng với tốc độ khủng khiếp.

Chôn lợn chết vì bị dịch tả heo châu Phi tại Tỉnh Bình Dương
Lợn chết vì dịch bệnh
Lợn chết vì dịch bệnh bị ném ra sông hồ
Dòng sông đầy xác lợn chết vì dịch tả heo châu Phi.

Nếu còn thờ ơ, coi thường và không cảnh báo đủ đầy cho người dân, dịch bệnh sẽ còn lan rộng nữa. Thiệt hại cho ngành chăn nuôi và người dân chưa thể đong đếm hết. Chưa kể đến các hệ lụy về môi trường hàng triệu con lợn chết bị chôn lấp sai cách, sức khỏe của người dân người tiêu dùng trong dịch tả lợn châu Phi vẫn chưa được Chính phủ Việt Nam cùng truyền thông nhà nước đưa tin sát với sự thật.

Văn Bắc – Thoibao.de từ Hà Nội 27.05.2019


>> Chị Huệ Như có thể bị sẩy thai vì cán bộ Công an huyện Sóc Sơn đánh vào bụng khi phản đối ” BOT bẩn ” Bắc Thăng Long – Nội Bài

>> Báo động tại các tiệm làm móng tay của người Việt Nam ở Đức – Bóc lột lao động, buôn người, lao động chui, trốn thuế.

>> Tuyên bố của Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam về những kết án gần đây của bà Vũ thị Dung và Nguyễn Thị Ngọc Sương

>> Công an Việt Nam mặc thường phục đánh người dân phản đối ” BOT bẩn ” Bắc Thăng Long – Nội Bài, HN 20.5.2019

>> Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – châu Âu (EVFTA) sẽ giúp gì cho nhân quyền tại Việt Nam?

>> 50 năm: Nguyễn Phú Trọng và Đảng Cộng sản đã làm trái Di chúc cố Chủ tịch Hồ Chí Minh ra sao?

>> Tuyên bố báo chí của Bộ Ngoại giao Đức về vụ tòa án Trung Quốc xét xử luật sư nhân quyền Yu Wensheng (Dư Văn Sinh)

>> Nghi vấn các nước độc tài có thể thuê phần mềm phá mã WhatsApp để do thám công dân

>> BOT XÓM Làng Vòng ở Thái Nguyên đang vắt kiệt sức người nông dân ra sao?

>> Cố Chủ tịch Hồ Chí Minh có những tố chất nào, xứng đáng được “sánh vai” với Đức Phật trong bức tranh ‘Đạo pháp và dân tộc’?

>> Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng xuất hiện với đai định thân và đồng hồ hỗ trợ đo nhịp tim

>> BOT XÓM tại Việt Nam!

>> Luật sư Lê Công Định lên tiếng về BOT bẩn tại Việt Nam

>> Đàn áp và vây bắt những người phản đối BOT bẩn Thăng Long – Nội Bài

>> Nhà cầm quyền tại Hà Nội có thể đã dùng các thủ thuật nào? tác động nhằm khóa các tài khoản Facebook tiếng Việt Nam.

>> Trụ sở “ma” của Nhà báo quốc tế Lê Hoàng Anh Tuấn tại Séc

>> Nguyễn Hữu Vinh (Blogger Anh Ba Sàm) rời nhà tù Trại 5 – Thanh Hoá sau 5 năm tù giam

>> Ngày tự do báo chí thế giới – Tag der internationalen Pressefreiheit 03.05.2019

>> Vì sao Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng không thể dự Lễ tang Lê Đức Anh?