Truyền thông quốc tế vừa loan tải, chính quyền thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm thương mại của Việt Nam, mới đây đã nói rằng họ sẽ không đầu tư trực tiếp vào nền kinh tế nữa, báo hiệu bước đi mới nhất trong sự chuyển đổi ra khỏi nền kinh tế kế hoạch tập trung ở quốc gia cộng sản này.
Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân lưu ý rằng đầu tư nhà nước, thường là dưới hình thức doanh nghiệp nhà nước, đã giảm trong những năm gần đây.
Cho đến năm 2020, ông ước đoán đầu tư của nhà nước sẽ chiếm khoảng 16% nền kinh tế của thành phố, chỉ bằng một nửa so với con số 32% hồi năm 2005.
“Trong thời gian sau, trong lĩnh vực đầu tư sản xuất và kinh doanh, khu vực nhà nước về cơ bản sẽ không đầu tư nữa,” ông Nhân nói.
Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy Vinashin của nhà nước Việt Nam đã bỏ ra 1500 Tỷ đồng mua tàu từ Ý, lấy tên là Hoa Sen, con tàu chạy được 39 chuyến rồi phải ngừng hoạt động, nằm “đắp chiếu”.
Đảng Cộng sản đã lên nắm quyền ở đất nước này kể từ khi kết thúc Chiến tranh Việt Nam hồi năm 1975. Khi đó, họ đã ban hành hạn ngạch sản xuất và kiểm soát giá cả. Tuy nhiên, nền kinh tế đã chuyển sang hướng khu vực tư nhân nhiều hơn kể từ những năm 1980.
Điều đó có nghĩa là các tập đoàn nước ngoài, doanh nghiệp trong nước và gần đây nhất là các công ty khởi nghiệp đã và đang đóng vai trò ngày càng tăng trong nền kinh tế.
Điều đó cũng có nghĩa là chính phủ Việt Nam đã thoái vốn và cho phép cổ phần tư nhân lớn hơn trong các doanh nghiệp nhà nước, một quá trình mà họ gọi là cổ phần hóa.
Thay vì đầu tư, nhà nước sẽ tập trung vào môi trường đầu tư, theo ông Nguyễn Thiện Nhân. Vai trò của Nhà nước là đối thoại với các bên liên quan và giải quyết các vấn đề về thuế, đất đai và các chính sách công khác khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư vào các lĩnh vực cần thiết, ông nói.
“Môi trường kinh doanh rất quan trọng,” ông Nhân nói tháng trước trong một phiên cập nhật cho công chúng về tình trạng nền kinh tế.
“Chất lượng không khí như thế nào, khi các nhà đầu tư hỏi, chúng ta phải có câu trả lời. Không chỉ là đất đai, mà còn với môi trường sạch sẽ, giao thông tốt và chất lượng không khí tốt thì các nhà đầu tư mới đến.”
Ông Nguyễn Thiện Nhân đề cập đến nông dân như là một ví dụ. Để phù hợp với chính sách kinh tế cộng sản, tất cả đất đai thuộc sở hữu toàn dân nhưng người dân có thể cho thuê nó trong nhiều thập kỷ. Có vẻ như một số nông dân, chẳng hạn như những nông dân ở các khu vực ngoại thành xa xôi của Thành phố Hồ Chí Minh, đã chuyển đổi từ nông nghiệp sang các loại công việc khác.
Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi đó đã tạo ra sự nhầm lẫn về quy hoạch đất đai và người dân có quyền sử dụng như thế nào đối với các loại đất đai khác nhau. Khoảng 2/3 lãnh thổ Việt Nam là nông thôn nhưng quá trình đô thị hóa ngày càng tăng.
Cổ phần hóa cũng là một phần quan trọng trong quá trình chuyển đổi của Việt Nam. Nó có mục tiêu cổ phần hóa 403 doanh nghiệp nhà nước cho các nhà đầu tư tư nhân trong giai đoạn từ năm 2017 đến 2020, nhưng đến nay chỉ mới đạt được khoảng 1/5 mục tiêu.
Hãng xếp hạng tín dụng Fitch đã thay đổi triển vọng chính thức về kinh tế của Việt Nam từ ‘ổn định’ sang ‘tích cực’ hồi tháng 5 với lý do rằng tiến trình cổ phần hóa đã góp phần giảm mức nợ của chính phủ.
“Mức giảm này cũng được hỗ trợ bởi các khoản thu ổn định từ tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước, tăng trưởng GDP danh nghĩa cao [tổng sản phẩm quốc nội] và thâm hụt tài khóa thấp hơn,” Fitch nhận định.
“Tốc độ cổ phần hóa chung đã chậm lại, nhưng quá trình này vẫn tiếp diễn, với 28 doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa trong năm 2018 so với 69 doanh nghiệp trong năm 2017.”
Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng hôm 30/12 dẫn lại lời của Ngân hàng Thế giới nói “mây đen phủ lên toàn cầu, nhưng mặt trời vẫn đang toả sáng ở Việt Nam”
Tuy nhiên, trong một bài bình luận đăng trên Bloomberg và Washington Post cũng vào ngày 30/12, cây viết Shuli Ren chuyên mảng các thị trường châu Á cho rằng “Việt Nam chỉ trông đẹp trên giấy tờ”.
Nữ bình luận gia Shuli Ren của Bloomberg viết Việt Nam gần đây được khen là nước hưởng lợi nhiều nhất khi Mỹ và Trung Quốc xảy ra chiến tranh thương mại. Việc các hãng lớn, nổi tiếng di dời nhà máy củng cố cho quan điểm kể trên, theo tác giả bài bình luận.
Đó là Google đang chuyển đi dây chuyển sản xuất điện thoại thông minh Pixel, trong khi Samsung Electronics đã đóng cửa nhà máy điện thoại thông minh cuối cùng của họ ở Trung Quốc. Ngay cả các công ty Trung Quốc, như Goertek Inc., nhà cung cấp tai nghe AirPods của Apple, cũng đang di chuyển.
“Giờ là thời điểm vàng cho Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ”, bà Ren viết. Việt Nam cũng đạt mức tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) xấp xỉ 7%, thuộc hàng nhanh nhất thế giới, cây bình luận của Bloomberg cho biêt thêm.
Tuy nhiên, không khí phấn khởi đó lại không được phản ánh qua thị trường chứng khoán, theo nữ bình luận gia của Bloomberg.
Chứng khoán Việt Nam là thước đo rất sát thực cho sự trồi sụt của nền kinh tế Việt Nam, và điều mà ta thấy được không khả quan như tuyên bố của các lãnh đạo tại Ba Đình
Chỉ số chứng khoán chính tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh chỉ tăng 7,3% từ đầu năm đến nay, kém xa so với mức tăng 32% của CSI 300 Index, là chỉ số của thị trường chứng khoán Thượng Hải-Thâm Quyến, Trung Quốc. Trong khi các thị trường mới nổi tăng điểm vào tuần cuối của tháng 12, chứng khoán Việt Nam lại đi đường khác.
Tuy Việt Nam có không ít người ngưỡng mộ, nền kinh tế nước này “chắc chắn sẽ đi chậm lại”, nữ bình luận gia Shuli Ren viết.
“Khi thời điểm đó đến, các ngân hàng sẽ cần nhiều vốn hơn và các công ty khởi nghiệp sẽ muốn bán cố phiểu ra công chúng”, bà viết.“Đến lúc đó, sẽ không ai quan tâm đến một hệ thống bị hỏng, một điều mà Trung Quốc đã biết rõ. Vì vậy, trước khi người nước ngoài mất hứng thú, giờ là lúc Việt Nam cần gỡ bỏ các chính sách bảo hộ và mở cửa kinh tế thực sự”, nhà bình luận Shuli Ren chuyên về các thị trường châu Á viết trên Bloomberg.
Việt Nam đã buộc phải từ bỏ thời kỳ bao cấp từ những năm 1986, chấp nhận tư nhân hóa nhiều hoạt động kinh tế đơn thuần, và qua đó hàng triệu người dân thoát cảnh đói kém.
Nhưng ngày nay, trước sự hội nhập toàn cầu mà VN chỉ có thể tham gia như một mắt xích nhỏ – thì sức ép tiếp tục cải tổ mạnh hơn, dẫn đến vứt bỏ nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đầy khiếm khuyết sẽ ngày càng trở thành hiện thực.
Bản thân Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, cách đây 7 năm đã từng than thở và thốt lên “Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa? “. thì nay, với sự sụp đổ của hàng loạt các công ty nhà nước, gây ra nợ công lớn chưa từng có cho ngân sách quốc gia, thì cái thứ CNXH mà ông Nguyễn Phú Trọng mang từ Liên Xô về, đã thực sự trở thành tai họa cho cả dân tộc.
Lê Trung Khoa – Thoibao.de từ Berlin, CHLB Đức ( Tổng hợp)