Vụ Công an Việt nam với người đứng đầu là Bộ Trưởng Tô Lâm, đưa quân tấn công người dân Đồng Tâm sáng sớm ngày 9.1.2020 đang gây ra chấn động không chỉ trong nước mà đã lan ra trên phạm vi quốc tế. Thế giới văn minh không thể chấp nhận khi nhà cầm quyền Việt nam sử dụng súng đạn để trấn áp, bắn chết người dân khi họ đang ngủ.
Điều mong manh là hiện nay nghị viện châu Âu chỉ còn 1 phiên họp cuối cùng trước khi bầu cử lại, nhưng xảy ra vụ Đồng Tâm thì rất là nghiêm trọng và các nghị sĩ tại đây đang được cung cấp thông tin chi tiết về việc Công an Việt nam bắn giết người dân vô tội vạ trong đêm tối.
Phát ngôn viên của Liên minh châu Âu mới cho biết rằng tổ chức này “quan ngại” về hành động “dẫn tới tổn thất đáng lên án về nhân mạng” ở Đồng Tâm, đồng thời tiết lộ đã “đề nghị” gặp quan chức cấp cao của Bộ Công an Việt Nam.
Bà Virginie Battu-Henriksson, phát ngôn viên của Liên minh châu Âu về Quan hệ Đối ngoại và Chính sách An ninh, nói rằng ngày 9/1, đúng ngày xảy ra vụ việc, Đại sứ Giorgio Aliberti, Trưởng Phái đoàn EU tại Hà Nội, “đã trực tiếp nêu vấn đề với ông Mai Tiến Dũng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, bày tỏ quan ngại và sự dè dặt về cách xử lý tình hình của lực lượng an ninh”.
Việc sử dụng bạo lực đối với dân thường đã dẫn tới tổn thất đáng lên án về nhân mạng. Chúng tôi xin gửi lời chia buồn tới các gia đình và bạn bè của các nạn nhân”, bà Battu-Henriksson nói thêm.
Vụ việc này cũng sẽ được thảo luận tại cuộc Đối thoại Nhân quyền EU – Việt Nam sắp tới. Liên minh châu Âu kỳ vọng chính quyền Việt Nam sẽ tôn trọng các quyền cơ bản của người dân về việc hội họp và thể hiện quan điểm ôn hòa mà không phải đối mặt với bất kỳ đe dọa hay việc sử dụng vũ lực nào”.
Nữ phát ngôn viên không cho biết phản ứng của ông Dũng sau khi EU, một trong các đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, bày tỏ lo ngại về vụ việc gây chết chóc, mà nhiều nguồn tin nói là xảy ra vào lúc sáng sớm với lực lượng an ninh hùng hậu, khiến ít nhất 4 người tử vong.
Bà Battu-Henriksson cho hay thêm rằng Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam đã “đề nghị” có “cuộc gặp cụ thể với Thứ trưởng Bộ Công an”, đồng thời sẽ “tiếp tục theo dõi tình hình”.
Cuối năm ngoái, nhân ngày Nhân quyền Thế giới, Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu ở Hà Nội đã ra thông cáo, trong đó tuyên bố rằng “EU cam kết mạnh mẽ với việc bảo vệ các nhà bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam và trên toàn thế giới”.
“EU và Việt Nam đã có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ trong nhiều lĩnh vực, bao gồm các vấn đề chính trị và an ninh, những thách thức toàn cầu, thương mại và phát triển”, thông cáo đăng ngày 11/12/2019 có đoạn. “Tôn trọng quyền con người là một phần cơ bản trong các mối quan hệ của EU với các nước đối tác và các thể chế quốc tế”.
Chính quyền Hà Nội từng cho biết rằng EU là một trong các đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Giữa năm ngoái, sau nhiều năm đàm phán, quốc gia nằm ở Đông Nam Á và Liên minh châu Âu đã ký Hiệp định Thương mại Tự do EU – Việt Nam (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư mà hai phía nói rằng “sẽ đặt một cột mốc trong quan hệ đối tác mạnh mẽ giữa hai bên”.
Hiện xuất hiện một lời kêu gọi biểu tình trước Nghị viện châu Âu ở Bỉ ngày 21/1, đúng ngày Ủy ban Thương mại Quốc tế của cơ quan lập pháp này được cho là “nhóm họp để quyết định xem có phê chuẩn các điều khoản của EVFTA hay không”.
Hội đồng châu Âu và Ủy ban châu Âu dự kiến sẽ có vòng bỏ phiếu then chốt đối với EVFTA vào tuần tới. Ngày 11/1 từ Berlin, nhà báo tự do Lê Mạnh Hùng nói:
“FTA và Hiệp định bảo hộ đầu tư IPA hiện là tâm điểm trong quan hệ hợp tác giữa EU và Việt Nam thời gian hiện nay, phục vụ lợi ích thiết thực của cả hai bên, chính vì vậy đều được cả hai bên nỗ lực để cùng đến đích.”
Ông Hùng nhận định từ Đức, nước chủ chốt của EU: “Nghị viện châu Âu đang xem xét và liệu việc phê chuẩn hai Hiệp định có kịp diễn ra vào đầu năm 2019 hay không.”
Tiến sỹ Nguyễn Quang A từng được cho xuất ngoại ngắn để dự phiên điều trần tại Nghị viện châu Âu hồi tháng 10/2018 liên quan việc phê chuẩn Hiệp định EVFTA nói:
“Chỉ có điều chưa rõ khi nào họ ký và cá nhân tôi cho rằng sau khi ký, việc phê chuẩn ít có khả năng xảy ra trước tháng 5/2019 – thời điểm Quốc hội châu Âu bầu ra một nghị viện mới. Thủ tục phê chuẩn của Quốc hội châu Âu có thể sẽ phải kéo ra thêm một đến hai năm nữa.”
“Một lý do duy nhất là vì Quốc hội châu Âu chỉ còn một phiên họp nữa thôi trước khi bầu một nghị viện mới, mà trong một thời gian ngắn thế họ không thể làm xong thủ tục phê chuẩn EVFTA.”
“Chúng ta chưa biết chính kiến của Quốc hội châu Âu mới sẽ như thế nào? Một Quốc hội châu Âu mới sẽ còn rất nhiều việc phải làm, việc thông qua EVFTA trong năm 2019 không phải là ưu tiên của họ.”
Trước khi xảy ra vụ Đồng Tâm Hiện hai bên EU và Việt Nam đã có những tiếp xúc cao cấp.
Hôm 7/1, hai hôm trước khi xảy ra vụ Đồng Tâm thì bà Heidi Hautala, Phó Chủ tịch Nghị viện châu Âu (EP) đã có mặt tại Hà Nội trong chuyến thăm Việt Nam và được Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân đón tiếp.
Báo Việt Nam trích lời bà Kim Ngân bày tỏ mong muốn Nghị viện châu Âu sớm phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do EU-Việt Nam (EVFTA).
Chủ tịch QH VN cũng “khẳng định Việt Nam luôn lắng nghe những ý kiến đóng góp của các nhà hoạch định chính sách kinh tế và doanh nghiệp châu Âu để Hiệp định được triển khai một cách hiệu quả nhất, đem lại lợi ích thiết thực cho cả hai bên”.
Hôm 08/1, bà Heidi Hautala có cuộc gặp với thủ tướng chính phủ VN Nguyễn Xuân Phúc.
Nhắc lại trước khi xảy ra vụ Đồng Tâm, thì Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) đã kêu gọi Hội đồng châu Âu hoãn phê duyệt EVFTA “cho đến khi chính phủ Việt Nam thực hiện các bước cụ thể để cải thiện hồ sơ nhân quyền”, HRW cho hay hôm 10/1.
Vào tháng 9/2018, 32 thành viên của Nghị viện châu Âu đã ký một bức thư ngỏ bày tỏ quan ngại về việc Việt Nam liên tục đàn áp về nhân quyền và kêu gọi nước này cải thiện tình hình trước bất kỳ cuộc bỏ phiếu nào về thỏa thuận EVFTA.
“Hội đồng châu Âu và Nghị viện châu Âu cần gửi một thông điệp rõ ràng rằng EVFTA không thể được thông qua cho đến khi chính phủ Việt Nam nghiêm túc trong việc giải quyết các vấn đề nhân quyền,” ông Keith Sifton được trích lời trong thông cáo của HRW.
Sự kiện Bộ Công an được chỉ đạo, tấn công tàn sát dã man một cụ già lão thành cách mạng trên 84 tuổi đời với gần 60 năm tuổi Đảng tại Đồng Tâm đang reo rắc lòng căm thù chế độ lên hàng triệu người dân Việt trong và ngoài nước cũng như quốc tế
Và ngay sau khi bắn chết được Đảng viên lão thành Lê Đình Kình, thì ông Tổng bí thư Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Bộ trưởng Công an Tô Lâm đã rất vui mừng, ngay lập tức khen tặng huân chương chiến công hạng nhất cho 3 Công an bị chết vì đàn áp người dân Đồng Tâm – điều này là bằng chứng rõ nhất về các thủ đoạn thấp hèn, tàn ác của Đảng cộng sản Việt nam, họ sẵn sàng ra tay sát hại nhân dân, kể cả những người đồng chí trung kiên nhất.
Hoàng Trung từ Hà nội – Thoibao.de (Tổng hợp)
Nguồn: VOA