Lý giải về vụ Đồng Tâm, một chuyên gia trong nước đã có góc nhìn như vậy. Đây có thể nói là một góc nhìn sát thực.
Đây là Phó Giáo sư, Tiến sỹ Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, gọi tắt là Vusta.
Giáo sư Giao cho tằng vụ đụng độ làm chết ông Lê Đình Kình và ba công an ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội phản ánh tâm lý ‘không tự tin’ và ‘lo sợ người dân’ của chính quyền.
Tiến sĩ Giao nói:
“Câu chuyện diễn ra dưới góc nhìn của chính quyền thì dường như những phát biểu của ông Lê Đình Kình là ôn hòa, nhưng phát biểu của ông Lê Đình Công dường như là một sự thách thức đối với chính quyền và sự thách thức đó làm cho chính quyền lo sợ, lo sợ rằng bà con nông dân ở Đồng Tâm sẽ thành một nhóm đối lập và chiến đấu lại với chính quyền”.
Tiến sĩ Giao đã giải thích tâm lý sợ dân của chính quyền cộng sản một cách khá logic bằng cách so sánh với vụ hàng nghìn người đã từng nổi dậy ở Tỉnh Thái Bình
Cuộc nổi dậy đầu tiên ở Thái Bình gồm khoảng 3.000 nông dân ở Quỳnh Phụ, là một cuộc đi bộ có tổ chức. Trong hai ngày 26 và 27 tháng Sáu, tại một số huyện khác nổ ra biểu tình, khiếu kiện. Tại xã Ðông Cường, huyện Ðông Hưng, nông dân tấn công bằng bạo lực vào các cán bộ xã bị coi là phần tử tham nhũng.
Đỉnh cao của đợt biến động tấn công bạo lực này là ba xã Thái Thịnh, Thái Tân và Mĩ Lộc thuộc huyện Thái Thụy. Hàng ngàn người kéo tới trụ sở UBND xã, thoạt đầu chất vấn, truy cung lãnh đạo xã, sau đó đập phá trụ sở, nhà cửa, tịch thu tài sản, hành hung cán bộ xã. Phần đông các cán bộ xã bị tấn công đã phải trốn chạy. Những người còn lại phải dùng hình thức tự vệ bằng vũ khí và sự hỗ trợ của họ hàng, người thân cùng xóm.
Theo một nguồn tin có từ 3 đến 5 cán bộ lãnh đạo địa phương chết hồi tháng 6 sau khi bị đám đông đánh đập vì bị tố cáo là ăn cắp tiền bạc của dân chúng đóng thuế. Về phía người biểu tình, hơn 100 người được cho là những người tổ chức, cầm đầu lớn nhỏ các vụ việc bị bắt, tống giam. Có tin một số trong số này bị chết trong tù do bị giam chung với thường phạm.
Vụ Thái Bình đã được giải quyết êm đẹp bởi quyết sách đúng đắn của ông Võ Văn Kiệt, là thủ tướng VN khi đó, và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hiện nay lại có vẻ khá vụng về và thiếu thực quyền.
Tiến sĩ Giao nói: “Trong những ngày qua, nếu như để ý chúng ta thấy nhiều bài viết đã lấy lại câu ở Thái Bình để so sánh với câu chuyện ở Đồng Tâm. Thế nhưng khi đó, bằng lời kể của nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn và ông Phạm Thế Duyệt lúc đó là Chủ tịch Mặt trận Tổ Quốc, thì chính quyền lúc đó xử lý vấn đề cũng rất nhẹ nhàng.
“Nếu cứ trước những lời quá bức xúc của người dân mà chính quyền sợ tới mức mà phải vượt quá hành vi như là tự vệ hay là phòng ngừa để mà dập tắt… thì là phương pháp sai hoàn toàn từ phía chính quyền – Tiến sĩ Giao lý giải.
“Mà có thể nói là nó sẽ lang lại những hậu quả khôn lường và thực sự nó đã mang lại rồi, chỉ có lời nói của người dân, nhưng mà đã biến thành một cuộc gọi là đàn áp và xảy ra án mạng, án mạng cả từ phía chiến sỹ công an, cho đến án mạng của người dân.
Vấn đề an dân sau sự kiện Đồng Tâm, là điều mà tiến sĩ Giao cũng đề cập:
“Lời khuyên của tôi đối với chính quyền là hãy bình tĩnh lại, tìm ra những giải pháp, làm sao cho nó dịu cơn đau Đồng Tâm đi, làm sao để tăng cường thêm nữa lòng tin của người dân và bớt đi những thủ thuật, những cách thức để mà biện minh, biện bạch cho sự kiện ở Đồng Tâm, bưng bít thông tin.
“Ở những mức độ nhất định, cần phải bạch hóa những chuyện này, cũng như xử lý một cách khôn khéo, thì lúc đó mới có lợi cho chính quyền, đó là ý thứ nhất.
“Thứ hai, về lâu về dài, tôi nghĩ rằng câu chuyện gốc gác vấn đề vẫn là câu chuyện về sở hữu toàn dân về đất đai ở trong Hiến pháp Việt Nam, và từ đó nó sang tới luật đất đai và các vị cũng cần phải sửa ngay nội dung này và cần phải có thừa nhận quyền tư hữu đối với đất đai.
Ông Dương Trung Quốc cho rằng: “Cần nhìn nhận nó là một vụ khủng hoảng về lòng tin chứ không thuần tuý chỉ là vụ án hình sự.
Tất cả những gì diễn ra ở đó có một yếu tố mà tôi thấy Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan có trách nhiệm phải quan tâm, đó là việc những khiếu nại của người dân không được quan tâm, xem xét kịp thời, để tích tụ lại, trở thành hiện tượng “tức nước vỡ bờ”.
Tôi nói điều này bởi vì cho đến thời điểm này, thành phố Hà Nội cũng như Chính phủ đã chỉ đạo rất sát sao trong việc giải quyết vụ việc Đồng Tâm nhưng đã 2 tháng rưỡi nay, người dân Đồng Tâm có kiến nghị liên quan đến kết luận của thanh tra Hà Nội mà vẫn chưa được một cơ quan nào trả lời, kể cả Thủ tướng Chính phủ. Liệu chúng ta có để lặp lại chuyện cũ hay không?
Tiến sĩ Giao cũng đi vào câu chuyện sở hữu đất đai là vấn đề nhức nhối của Việt nam. Chế độ theo Cộng sản Việt Nam đã lừa bịp nhân dân, họ ghi rằng đất đai là sở hữu toàn dân để quan chức cấp cao và phụ trách địa phương dễ bề ăn cướp.
Tiến sĩ Giao nói: “Không thể để tình hình hiện nay gọi là đất sở hữu toàn dân, nhưng thực ra lại trao quyền cho một số cán bộ công chức và đồng thời đứng đằng sau là các doanh nghiệp lợi dụng để mà dùng quyền lực hành chính, nhưng mà tước đoạt quyền sở hữu về đất đai của người dân.”
Về các trường thiệt hại về nhân mạng trong vụ bố ráp, tập kích hôm 09/1, tiến sĩ Giao nhận xét: “Trước hết bình luận về những cái chết, những thiệt hại về nhân mạng của cả hai phía, từ phía của công an, cũng như về phía người dân và đặc biệt cụ Lê Đình Kình, tôi thấy rằng đây là một sự mất mát rất lớn, mất mát rất lớn không chỉ đối với những người thân trong gia đình, mà đây cũng là sự đau xót đối với cá nhân tôi, cũng như là chia sẻ với bạn bè.
“Với cụ Kình thì chúng ta rõ rồi, là một người dân và thậm chí là một người trung kiên với Đảng, 60 năm tuổi đảng, một người đấu tranh một cách ôn hòa vì đất đai mà cụ bị như vậy, rõ ràng là đau xót vô cùng”
Nhiều người đặt vấn đề cái chết của 3 sĩ quan công an có đáng tuyên dương không, khi mà họ chết do đi giết hại người dân dã man, chứ không phải là đánh giặc.
Tiến sĩ Giao nói: “Cái thứ hai, đối với các chiến sỹ công an nhân dân, tôi cũng có một sự cảm động, một sự xót thương cho các chiến sỹ này, những người làm nhiệm vụ, nhưng nhiệm vụ đó lại không đáng làm.
“Cái nhiệm vụ mà đi để mà đàn áp người dân thì lại là nhiệm vụ không đáng làm. Giá như ba chiến sỹ công an này tham gia vào một lực lượng để mà trấn áp một lũ tội phạm buôn bán ma túy hay là mafia mà hy sinh, thì rõ ràng là giá trị vô cùng,
“Thế nhưng mà đây họ lại phải hy sinh một cách, tôi có thể dùng một cái từ là sự hy sinh của họ dường như là không biết nó vì mục đích gì, nó có ý nghĩa hay không? Thì đấy chính là cái mà tôi cảm nhận được sự hy sinh về nhân mạng.
Tiến sỹ Trần Tuấn, chuyên gia tư vấn chính sách và phản biện xã hội thuộc Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Vusta) nêu quan điểm về cách thức giải quyết vụ Đồng Tâm:
“Về phương hướng giải quyết là phải trong tâm thế luôn luôn phải nghĩ rằng không để khủng hoảng trùng khủng hoảng và thảm họa chồng thảm họa. Bởi vì cách giải quyết hiện nay đang đẩy khủng hoảng tiếp tục sâu sắc hơn nữa và thảm họa nặng nề hơn nữa, trên tất cả mọi mặt”.
“Tại sao thế, bởi vì rằng cho đến này về phía chính quyền là nơi đứng ra giải quyết vụ việc này, đặc biệt là truyền thông nhà nước của chúng ta (Việt Nam), chúng tôi thấy rằng đưa đến cho dân vẫn là theo hướng cũ. Cho rằng dân Đồng Tâm chống đối chính quyền bằng bạo lực, cho nên là phải có tổ chức vụ 09/1 và trấn áp như tội phạm và đồng thời đưa ra xét xử tội phạm, rồi đưa ra các hình thức nhận tội.
Tiến sỹ Trần Tuấn cho rằng mục tiêu chính quyền cố gắng chứng minh mình làm đúng sẽ đẩy đến bi kịch lớn hơn.
Các nước theo thể chế cộng sản thì ở đâu cũng như nhau, chúng luôn cực đoan và gây hại cho người dân ở những nước đó cho tới khi sụp đổ hoàn toàn.
Tội ác của nhà cầm quyền VN ở Đồng tâm đã kích hoạt lòng căm hờn từ người dân với chế độ này, nó như một chuỗi bom khổng lồ, đã phát nổ giữa Ba Đình để chôn vùi chế độ CS đầy bất công tại VN.
Trung Hiếu từ TpHCM – Thoibao.de (Tổng hợp)
Nguồn: BBC