Trọng yếu, Phúc lên – loạn đả Ba Đình trước Đại hội 13

Đại hội 13 của Đảng cộng sản Việt Nam sẽ diễn ra trong thời gian tới, đây là thời điểm đấu đá, thanh trừng phe phái quyết liệt trong Đảng cộng sản tại Ba Đình để dành vị trí, điều đó đã đem đến nhiều dự đoán thú vị

Đây là hình ảnh “tam trụ” của Việt Nam hiện nay. Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư kiêm chủ tịch nước, ông Nguyễn Xuân Phúc thủ tướng và bà Nguyễn Thị Kim Ngân chủ tịch quốc hội.

Đại hội lần thứ 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ quyết định nhân sự chủ chốt để thay đổi “tam trụ” này, và cũng là của chính quyền Việt Nam trong nhiệm kỳ mới.

Tam Trụ của Việt Nam. Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư kiêm chủ tịch nước, ông Nguyễn Xuân Phúc thủ tướng và bà Nguyễn Thị Kim Ngân chủ tịch quốc hội.

Nhóm truyền thống là “tứ trụ”, liên hệ đến 4 chức danh chủ chốt của đảng Cộng sản và nhà nước Việt Nam là Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội. Tuy nhiên vừa qua do ông Trần Đại Quang chết đột ngột một cách bí ẩn khi bị nhiễm virus lạ, nên rút xuống còn “tam trụ”.

Trong hệ thống chính trị do đảng Cộng sản lãnh đạo ở Việt Nam và cũng theo điều 4 hiến pháp thì đảng lãnh đạo, nên quan trọng nhất vẫn là chức danh Tổng bí thư của đảng sẽ do ai dành được?

Vì Đảng cộng sản Việt nam không dám công khai vận động bầu cử và tranh luận trên truyền hình trực tiếp giữa các đối thủ, mọi việc đều được sắp đặt trong bóng tối, điều đó dẫn đến nhiều đồn đoán về tứ trụ trong kỳ đại hội tới có thể là những ai.

Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải, nghiên cứu viên, Trung tâm Tương lai Chính sách, Khoa Nhân văn và Xã hội học, Đại học Queensland, Úc, cho rằng, hiện có ba ứng cử viên nổi lên cho vị trí Tổng bí thư là Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Thường trực Ban bí thư Trần Quốc Vượng.

Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Hải, câu hỏi lớn nhất mang tính quyết định đến việc lựa chọn là liệu đảng cộng sản có tiếp tục theo đuổi việc hợp nhất chức danh Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước như hiện tại, hay quay về với mô hình ‘tứ trụ’ truyền thống.

Tiến sĩ Hải cũng lưu ý, việc dùng từ ‘hợp nhất’ chưa hẳn đã chính xác, mà chỉ tiện cho cách diễn giải cho cấu trúc quyền lực phức tạp ở các hệ thống chính trị như Việt Nam và Trung Quốc. Bởi lẽ, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt nam và Hiến pháp Việt Nam vẫn có quy định riêng cho chức danh Tổng Bí thư và Chủ tịch nước, nên dù một người đảm nhận hai chức vụ thì đây vẫn là hai chức vụ riêng rẽ trong hệ thống chính trị Việt Nam.

Một số gương mặt mang được đưa ra, họ có thể là những người đang được chú ý tại thời điểm này, nhưng sát Đại hội đảng vẫn có thể bị gạt vì bị đối thủ chính trị trong đảng tung đòn sát nút, thí dụ như nhân vật trong ảnh này.

Đây là hình ảnh Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức Trung Ương Phạm Minh Chính

Nếu quay lại với mô hình truyền thống, nghĩa là bốn vị trí ‘tứ trụ’ do bốn ủy viên bộ chính trị khác nhau đảm nhiệm, thì ông Trần Quốc Vượng có nhiều lợi thế để trở thành Tổng bí thư, bởi ông là người hiện ở vị trí quyền lực thứ tư trong Đảng (sau khi ông Trọng đảm nhiệm luôn cả vị trí Chủ tịch nước từ tháng 8/2018). Ông cũng từng đảm nhiệm vị trí phù hợp với chức danh lãnh đạo đảng. Ở vị trí này, quy định về tuổi tác cũng có thể được áp dụng với trường hợp ngoại lệ.

Một mô hình ‘tứ trụ’ truyền thống khi đó cũng sẽ có mở ra lựa chọn khác, như Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch hay thậm chí Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng.

Trong khi đó, nếu tiếp tục giữ mô hình Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước như hiện nay, đương kim Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ có nhiều lợi thế hơn.
Tuy nhiên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có nhược điểm lớn là bốc đồng, ăn nói thiếu chiều sâu và không biết ngoại ngữ, mời các bạn xem đoạn video ngắn sau đây để biết rõ điều này >> Video

Đảng cộng sản Việt Nam thường bắt chước mô hình của Trung quốc, việc gộp Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước hiện nay cũng như vậy.

Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải cũng cho rằng, dẫu hiện tại đang đặt vấn đề về việc kiểm soát quyền lực, nhưng xét các yếu tố về sự ủng hộ trong đảng thì mô hình kiêm nhiệm hai chức danh này có phần được ủng hộ.

Ông Hải cũng lưu ‎ rằng, vấn đề một người vừa nắm giữ chức Tổng bí thư vừa làm Chủ tịch nước đã được đặt ra từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 8, 9. Tuy nhiên, khi đó chưa hội đủ điều kiện về ‘thiên thời, địa lợi, nhân hòa’ như lần này.

Theo Tiến sĩ Hải, tuy nhiên, việc hợp nhất không chỉ đòi hỏi người đảm nhận chức vụ đó cả về uy tín lẫn năng lực, thì bộ máy giúp việc cũng phải rất rạch ròi, đòi hỏi sự phối hợp rất nhuần nhuyễn trong các bộ máy này để chức trách của mỗi chức vụ khác nhau, tránh không bị nhầm lẫn về chức năng và cách điều hành của từng vị trí.

Với các lãnh đạo đảng Cộng sản hiện nay, ông Nguyễn Xuân Phúc có lẽ là một ứng viên nặng ký, tiếp tục tham gia cuộc chia chác quyền lực tứ trụ cho lần tới nếu ông biết tự điều các khiếm khuyết của mình

Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải cho rằng, xét về lợi thế từ cách thức thể hiện năng lực điều hành, xử lý vấn đề, ông Nguyễn Xuân Phúc là ứng cử viên sáng giá.
Theo Tiến sĩ Hải, “thành tựu kinh tế của Việt Nam trong nhiệm kỳ hiện nay, đặc biệt là trong năm 2019 vừa qua, cũng như sự thể hiện của ông Phúc qua trong các hoạt động đối ngoại thời gian qua đã cho thấy điều đó”.

Hơn nữa, kể từ khi ông Nguyễn Phú Trọng bị lâm bệnh ở Kiên Giang đến nay, ông Phúc đã đứng ra gần như điều hành, chỉ đạo ở những vai trò thuộc các lĩnh vực như quốc phòng, công an, vốn do Tổng bí thư đảm trách.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải, với tất cả những kinh nghiệm như thế, cũng như với việc sang năm ông Phúc ở tuổi 67 – độ tuổi không phải là quá cao – đồng thời, bằng quan sát cũng thấy, ông Phúc đủ điều kiện về sức khỏe để đảm trách được công việc của một Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước.

Một công chức ăn lương nhà nước từng, bị tiết lộ có tới 300 bộ áo dài được thiết kế và may riêng cho mình cũng đang tham gia cuộc tranh giành quyền lực chính trị tại Ba Đình.

Thường trực Ban bí thư Trần Quốc Vượng

Về Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải cho rằng, bà Ngân sẽ phù hợp với vị trí Thủ tướng bởi bà có kinh nghiệm điều hành Quốc hội. Bà cũng từng là thành viên Chính phủ phụ trách lĩnh vực Lao động – thương binh và xã hội hay Thứ trưởng Bộ Tài chính, cũng như từng kinh qua kinh nghiệm từ cơ sở.

Tuy nhiên, bà Ngân cũng không dành được sự ủng hộ hoàn toàn, vì vẫn có ý kiến cho rằng, bà chưa đủ tầm để làm thủ tướng.

Một ứng cử viên khác cho vị trí này thay vì bà Ngân là Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ – người đang phụ trách mảng kinh tế của chính phủ.

Ông Trần Quốc Vượng sẽ có lợi thế để trở thành Tổng bí thư nếu đảng quay lại với mô hình ‘tứ trụ’ truyền thống. Tuy nhiên, ông lại chưa thể hiện nhiều ở lĩnh vực đối ngoại hay điều hành về kinh tế, nên nếu chọn mô hình Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước như hiện nay, thì ứng viên số một vẫn là ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Nguyễn Thiện Nhân, người ít ồn ào hơn các chính trị gia của Đảng cộng sản sẽ như thế nào trong cuộc đua này?

Nếu quay lại mô hình ‘tứ trụ’, sẽ có thêm một ủy viên bộ chính trị đảm nhận một trong bốn vị trí này. Khi đó, những ứng cử viên thích hợp có thể là ông Phạm Minh Chính, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; bà Tòng Thị Phóng, Phó Chủ tịch Quốc hội hoặc ông Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Thành ủy TP HCM.

Khi được hỏi về dự đoán trước đây của một số nhà quan sát liên quan đến khả năng ông Nguyễn Thiện Nhân trở thành Thủ tướng, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải cho rằng, điều này là khó.

Ông nói: “Sẽ ít người ủng hộ việc ông Nhân trở thành Thủ tướng, bởi nhìn vào thành tích của ông khi còn là Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, rồi Chủ tịch Ủy ban Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam hay ngay cả khi ông vào TP.HCM đảm nhiệm Bí thư Thành ủy, thì chúng ta thấy ông là người ôn hòa, không quyết liệt.

Vị trí Thủ tướng hiếm khi được chọn từ những trường hợp đặc biệt về tuổi, trong khi sang năm 2021, ông Nhân đã ở tuổi 68, nên nếu không đảm nhận chức vụ trong đảng thì sẽ rất khó vượt qua quy định về giới hạn độ tuổi”.

Về danh sách những người sẽ tham gia bộ chính trị khóa mới, theo Tiến sĩ Hải, hầu như cũng đã được chốt. Bởi trong tổng số 15 ủy viên bộ chính trị hiện có, 7 người sẽ tại vị. Đồng thời, đội ngũ tham gia tham gia bộ chính trị khóa 13, nếu hiện nay họ đang là thành viên ban bí thư sẽ dễ dàng hơn, như các ông như Trần Cẩm Tú, Nguyễn Văn Nên, Phan Đình Trạc, Nguyễn Hòa Bình, Nguyễn Xuân Thắng, và Lương Cường… Tất cả những vị đó đều có thể vào ủy viên bộ chính trị được.

Như vậy, ít nhiều có thể thấy, danh sách Bộ chính trị khóa mới không có nhiều biến động.

Một đất nước với gần 100 triệu dân đã không thể phát triển được vì bị Đảng cộng sản áp dụng thể chế độc tài, phi nhân tính để cai trị người dân suốt 75 năm qua.

Điều tệ hại hơn là những người đứng đầu Đảng và nhà nước lại không phải do nhân dân bầu ra, dẫn đến hậu quả ngày càng tệ hại cho Đất nước hôm nay với nạn tham nhũng, ăn cắp công quỹ tràn lan, môi trường bị hủy hoại, xã hội suy đồi, y tế, giáo dục xuống cấp và hàng triệu công dân Việt nam bị đẩy ra ngoài lề của XH.

Một mùa xuân mới đã đến trên quê hương Việt nam và người dân sẽ nhìn lại, để cùng nhau thay đổi vận mệnh của dân tộc.

Hoàng Trung từ Hà nội – Thoibao.de (Tổng hợp)