Đại hội lần thứ 13 sắp tới của Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ quyết định nhân sự chủ chốt của đảng này, và cũng là của chính quyền Việt Nam trong nhiệm kỳ mới. Đây là nhóm mà lâu nay vẫn được gọi là “tứ trụ”, liên hệ đến 4 chức danh chủ chốt của Đảng Cộng sản và nhà nước Việt Nam là Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội.
Nhưng tất nhiên, quan trọng nhất vẫn là chức danh Tổng bí thư của đảng. Về thực chất thì trên 90 triệu người dân Việt nam đã bị Đảng Cộng sản gạt ra ngoài lề, họ không có quyền quản lý hay điều hành đất nước. nhân dân cũng không thể can thiệp hay góp ý kiến gì, mà chỉ nai lưng đóng thuế và đứng nhìn tấn tuồng của Đảng
Đảng Cộng sản Việt Nam vừa công bố toàn văn Quy định 214 của Bộ Chính trị về khung tiêu chuẩn để lựa chọn những chức danh cao nhất Việt Nam, gồm cả Tứ Trụ (Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội).
Hai năm trước đây Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký một văn bản tương tự gọi là Quy định 90, công bố tháng 8/2017. Quy định 214 mới này cũng do ông Trọng ký nhằm điều chỉnh tiêu chuẩn cho nhân sự mới ở Đại hội đảng lần thứ 13.
Quy định 214 thêm chữ mới “quy tụ”:
Tổng Bí thư là “trung tâm đoàn kết, quy tụ và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của toàn Đảng, toàn dân và sức mạnh thời đại để thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh“.
Quy định năm 2017 yêu cầu Tổng Bí thư “có trình độ cao về lý luận chính trị, xây dựng Đảng“. Nhưng sang năm 2020, Tổng Bí thư chỉ cần có “kiến thức sâu, rộng, toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, xây dựng Đảng, quản lý nhà nước…“
Vị trí cao nhất, quan trọng nhất tại Việt Nam là chức vụ Tổng Bí thư Đảng Cộng sản, và như thường lệ, cứ mỗi khi trước kỳ Đại hội đảng thì ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng lại cho ra một văn bản mới quy định tiêu chuẩn Tổng bí thư để loại các đối thủ không cùng phe ra xa chiếc ghế quyền lực này.
Năm 2017, yêu cầu Tổng Bí thư “phát triển tư tưởng mới và chiến lược lớn, lâu dài”.
Cụm từ này đã được bỏ đi. Thay vào đó, yêu cầu cho Tổng Bí thư năm 2020 thêm chữ mới là có “tư duy nhạy bén”, và chữ mới nữa là “bình tĩnh”.
Cụ thể toàn văn câu liên quan trong Quy định 214 năm 2020 là “Có bản lĩnh chính trị, tư duy nhạy bén, năng lực nghiên cứu, phát hiện, đề xuất và quyết đoán; bình tĩnh, sáng suốt trước những vấn đề khó, phức tạp liên quan đến vận mệnh của Đảng, của quốc gia, của dân tộc.”
Năm 2017, yêu cầu Tổng Bí thư “có năng lực chỉ đạo chuẩn bị, xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đặc biệt là người kế nhiệm“. – Năm 2020, bỏ đi chữ “chỉ đạo”, thay bằng chữ “lãnh đạo”:
“Có năng lực lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đặc biệt là người kế nhiệm, cán bộ chủ chốt.”
2017, yêu cầu Tổng Bí thư “hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”.
Năm 2020, đã hạ xuống còn “hoàn thành tốt nhiệm vụ”.
Những sửa đối này chẳng qua là trò chơi chữ của ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, bộc lộ tâm lý lo lắng cho người kế nhiệm, thuộc phe cánh nào và để cố tiếp tục duy trì chế độ độc tài Cộng sản để cai trị gần 100 triệu người dân Việt nam.
Các văn bản công bố gần đây cho thấy ý tưởng hợp nhất hai chức Chủ tịch nước và Tổng bí thư của Đảng Cộng sản không được đưa vào ngôn ngữ chính thức.
Ý tưởng ‘nhất thể hóa’ này được nêu ra sau khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nắm luôn chức Chủ tịch nước sau khi chủ tịch Trần Đại Quang từ trần.
Tuy nhiên, cho đến nay, các chức vụ này vẫn là riêng rẽ và sẽ tiếp tục như vậy ở kỳ Đại hội Đảng Cộng sản Việt nam 13, dự kiến vào đầu 2021.
Như vậy ông Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính trị vẫn chưa thực sự quyết đoán mô hình nhất thể hóa mà Trung quốc đã áp dụng từ lâu.
Nhưng vấn đề quan trọng này có thể sẽ được chính đại hội 13 quyết định cùng với kết quả chung cuộc về nhân sự Tam trụ hay Tứ trụ.
Những bổng lộc, đặc quyền đặc lợi tham nhũng với những dự án nghìn tỷ từ ngân sách, tài nguyên đất đai và các quyền lực kinh tế vẫn là miếng mồi béo bở cho cuộc đấu đá nội bộ, giữa các nhóm lợi ích mà các vị lãnh đạo Cộng sản tiếp tục dàn xếp để chia chác với nhau.
Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải, nghiên cứu viên, Trung tâm Tương lai Chính sách, Khoa Nhân văn và Xã hội học, Đại học Queensland, Úc, cho rằng:
Hiện có ba ứng cử viên nổi lên cho vị trí Tổng bí thư là Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Thường trực Ban bí thư Trần Quốc Vượng.
Ông Trần Quốc Vượng có nhiều lợi thế để trở thành Tổng bí thư, bởi ông là người hiện ở vị trí quyền lực thứ tư trong Đảng (sau khi ông Trọng đảm nhiệm luôn cả vị trí Chủ tịch nước từ tháng 8/2018).
Ông cũng từng đảm nhiệm vị trí phù hợp với chức danh lãnh đạo đảng. Ở vị trí này, quy định về tuổi tác cũng có thể được áp dụng với trường hợp ngoại lệ.
Một mô hình ‘tứ trụ’ truyền thống khi đó cũng sẽ có mở ra lựa chọn khác, như Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch hay thậm chí Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng.
Trong khi đó, nếu tiếp tục giữ mô hình Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước như hiện nay, đương kim Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có lẽ đang nhiều lợi thế.
Theo Tiến sĩ Hải, “thành tựu kinh tế của Việt Nam trong nhiệm kỳ hiện nay, đặc biệt là trong năm 2019 vừa qua, cũng như sự thể hiện của ông Phúc qua trong các hoạt động đối ngoại thời gian qua đã cho thấy điều đó“.
Hơn nữa, kể từ khi ông Nguyễn Phú Trọng bị lâm bệnh ở Kiên Giang đến nay, ông Phúc đã đứng ra gần như điều hành, chỉ đạo ở những vai trò thuộc các lĩnh vực như quốc phòng, công an, vốn do Tổng bí thư đảm trách. Sang năm ông Phúc ở tuổi 67 – độ tuổi không phải là quá cao – đồng thời, bằng quan sát cũng thấy, ông Phúc đủ điều kiện về sức khỏe để đảm trách được công việc của một Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước.
Ông Trần Quốc Vượng sẽ có lợi thế để trở thành Tổng bí thư nếu đảng quay lại với mô hình ‘tứ trụ’ truyền thống.
Tuy nhiên, ông lại chưa thể hiện nhiều ở lĩnh vực đối ngoại hay điều hành về kinh tế, nên nếu chọn mô hình Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước như hiện nay, thì ứng viên số một vẫn là ông Nguyễn Xuân Phúc.
Bà Nguyễn Thị Kim Ngân lại có vẻ đang nhắm tới vị trí Thủ tướng, bởi bà có kinh nghiệm điều hành Quốc hội. Bà cũng từng là thành viên Chính phủ phụ trách lĩnh vực Lao động – thương binh và xã hội hay Thứ trưởng Bộ Tài chính, cũng như từng kinh qua kinh nghiệm từ cơ sở
Tuy nhiên, bà Ngân cũng không dành được sự ủng hộ hoàn toàn, vì vẫn có ý kiến cho rằng, bà chưa đủ tầm để làm thủ tướng, bên cạnh đó gần đây bà lại vướng vào vụ cho nhiều người đi cùng chuyến chuyên cơ sang Hàn Quốc và họ đã bỏ trốn ở lại
Một ứng cử viên khác cho vị trí này thay vì bà Ngân là Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ – người đang phụ trách mảng kinh tế của chính phủ.
Khi được hỏi về dự đoán trước đây của một số nhà quan sát liên quan đến khả năng ông Nguyễn Thiện Nhân trở thành Thủ tướng, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải cho rằng, điều này là khó.
Ông nói: “Sẽ ít người ủng hộ việc ông Nhân trở thành Thủ tướng, bởi nhìn vào thành tích của ông khi còn là Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, rồi Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam hay ngay cả khi ông vào TP HCM đảm nhiệm Bí thư Thành ủy, thì chúng ta thấy ông là người ôn hòa, không quyết liệt.
“Trong khi đó, với tăng trưởng GDP ở mức 7,2% như năm 2019 thì việc trong những năm tới, duy trì đà tăng trưởng cao hơn hay ít nhất không thấp hơn mức đó là rất khó. Điều này đòi hỏi Thủ tướng phải là người rất năng nổ, quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành.
Về nhân sự cao nhất, theo Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải, Đại học Queensland, Úc cho hay , Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng gần như chắc chắn sẽ nghỉ do sức khỏe không bảo đảm. Tuy nhiên rất nhiều người quan tâm là liệu công cuộc đốt lò chống tham nhũng của ông Trọng có được duy trì hay không?
“Đảng Cộng sản Việt nam sẽ quyết tâm đẩy mạnh chống tham nhũng. Điều này rất quan trọng để bảo đảm tính chính danh, duy trì niềm tin tưởng vào chế độ.” Tiến sĩ Hải nói với BBC News Tiếng Việt.
“Nếu một cá nhân nào đó lên nắm quyền mà không tiếp tục cuộc chiến chống tham nhũng thì người đó đi ngược lại với mong đợi của người dân và điều đó sẽ đe dọa đến chế độ“,
“Chiến dịch chống tham nhũng hiện nay đang tập trung vào các đại án và đó là di sản của nhiệm kỳ trước.
Danh sách các đại án sẽ tiếp tục bị điều tra, truy tố và xét xử trong năm 2020 đã được chốt tại phiên họp thứ 17 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng hôm 15/1 vừa qua.
“Giả sử nếu trong nhiệm kỳ tới xác định những đại án lớn, thì đó sẽ là đại án của nhiệm kỳ này. Điều đó đồng nghĩa với việc xác nhận là nhiệm kỳ này có vấn đề. Và khi đó, tạo cảm giác là nhiệm kỳ mới lên bới móc lại các sai phạm của nhiệm kỳ trước.
Việt Nam là một đất nước có dân số gần 100 triệu người và đã tuyên bố độc lập từ 75 năm nay. Nhưng cùng một khởi điểm như vậy, các nước ở châu Á và trên thế giới vận hành đất nước theo nền Dân chủ và Tự do cùng nhà nước pháp quyền, điều đó đem đến sự thịnh vượng và công bằng xã hội cho người dân, họ đã thành công hơn Việt nam hàng chục đến hàng trăm lần.
Tại Việt nam, dưới sự cai trị của Đảng Cộng sản thì người dân ngày càng mất đi tiếng nói dân chủ, hoàn toàn không có quyền bầu cử tự do để lựa chọn ra đội ngũ lãnh đạo xứng đáng phục vụ đất nước.
Nay, Đảng Cộng sản dù có thay đổi bao nhiêu đời Tổng bí thư đi nữa, khi họ vẫn dùng thứ chủ nghĩa Mác – Lê Nin ngoại lai đã sụp đổ từ lâu trên thế giới, thì sẽ chỉ đem đến đau khổ, oan trái và lầm than cho người dân Việt Nam.
Điều đó cần phải thay đổi, và chính người dân Việt Nam sẽ tự quyết định vận mệnh của mình và dân tộc.
Trung Nam từ Đà Nẵng – Thoibao.de (Tổng hợp)