Trung Quốc “lao dốc” – Huawei với cuộc chiến “sinh tồn” năm 2020

https://www.youtube.com/watch?v=vCU0WBqXAYg

Huawei, một trong những nhà cung cấp thiết bị 5G lớn nhất thế giới đến từ Trung Quốc, đang “ngắc ngoải” trong cuộc chiến sinh tồn trong năm 2020 khi nằm trong danh sách đen của Hoa Kỳ.

Huawei thừa nhận mọi thứ sẽ “khó khăn” sau khi chính quyền Trump cấm công ty này kinh doanh tại Mỹ. Đồng thời thú nhận “Sống sót sẽ là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi“.

Ảnh : Đây là hình ảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump

Huawei cho biết tăng trưởng doanh số năm 2019 thấp hơn so với dự kiến ban đầu, chỉ tăng 18% để đạt đến con số 850 tỷ nhân dân tệ (khoảng 121,8 tỷ đôla).
Điều đó thấp hơn so với tỉ lệ tăng doanh thu 19,5% trong năm trước.
Dự báo doanh số bán hàng của Huawei cũng sẽ vẫn gặp khó trong năm 2020.
Người lao động ở tập đoàn Huawei được ví như những”người trồng cây” hoặc những “kẻ đào mồ” và phải qua một “mùa đông rét thấu xương” mới có thành quả là “hương thơm của mận hồng“.

Đây là nội dung trích từ một bài thơ truyền tải thông điệp năm mới của gã khổng lồ trong ngành viễn thông Trung Quốc Huawei.
Thông điệp đó đặt ra “tầm nhìn” cho tập đoàn này trong năm 2020.
Nhưng đằng sau ngôn từ hoa mỹ này, có thể thấy chặng đường phía trước của Huawei vô vàn chông gai khi Hoa Kỳ đã xếp Huawei là một mối đe dọa an ninh quốc gia với tuyên bố tập đoàn này có “quan hệ chặt chẽ với chính phủ và bộ máy quân sự Trung Quốc”.

Đứng trước khó khăn chồng chất thậm chí phải đối mặt với cuộc chiến sinh tử, Huawei buộc phải cải tổ nội bộ.

Nhưng đằng sau ngôn từ hoa mỹ này, có thể thấy chặng đường phía trước của Huawei vô vàn chông gai khi Hoa Kỳ đã xếp Huawei là một mối đe dọa an ninh quốc gia với tuyên bố tập đoàn này có “quan hệ chặt chẽ với chính phủ và bộ máy quân sự Trung Quốc“.

Ảnh : Ông Eric Xu – Chủ tịch luân phiên Huawei.

Lãnh đạo Huawei kêu gọi các nhân viên của mình nhìn xa hơn: “Nếu không phải từ cái lạnh thấu xương của mùa đông, chúng ta sẽ lấy đâu ra mùi hương của mận hồng?”
Trong kế hoạch của Huawei năm 2020, lãnh đạo Huawei cảnh báo rằng, các nhà quản lý không hoàn thành nhiệm vụ sẽ phải mất chức.
Chủ tịch luân phiên của Huawei, ông Xu nhấn mạnh : “Chúng ta sẽ nhanh chóng sa thải những người quản lý tầm thường“. “Những người chỉ ưu tiên cho lợi ích ngắn hạn và để lại các vấn đề cho những người kế nhiệm của họ. Những kẻ đó sẽ đào mồ chính chúng ta.”
Mặt khác, ông nói rằng Huawei sẽ thăng chức cho những người “thành công trong việc hỗ trợ khách hàng của chúng ta“.
[Những người] đặt thành công dài hạn lên trên những lợi ích ngắn hạn bằng cách liên tục đóng góp giá trị cho công ty. Đó là những người trồng cây trong số chúng ta.”
Trong khi thừa nhận rằng tình hình ở Mỹ đặt ra một thách thức lớn cho công ty, ông Xu cũng nói rằng Huawei nên sử dụng điều này nhằm “tự vượt lên chính mình và phát triển thực lực“.
Để kết thúc, ông Xu nói các nhân viên Huawei hãy nhớ rằng: “Chúng ta là cây tre đứng cao và tự hào trước gió, bất kể là từ bắc hay nam, đông hay tây“.

Thật vậy, nhiều năm nay, chính quyền Mỹ coi Huawei là một mối nguy an ninh và thực hiện các biện pháp cấm vận với Tập đoàn này.

(Ảnh : Huawei vào danh sách đen giao dịch công nghệ theo thông báo của Bộ Thương mại Hoa Kỳ

Năm 2019, Chính phủ Mỹ đưa Huawei vào danh sách đen giao dịch công nghệ, gọi là Entity List, yêu cầu mọi công ty Mỹ muốn làm ăn, kinh doanh, bán công nghệ cho Huawei đều phải có giấy phép đặc biệt.
Đây là một biện pháp mạnh tay với Huawei khi tập đoàn này phụ thuộc rất nhiều vào phần mềm và linh kiện của Mỹ.
Tuy nhiên, một số công ty Mỹ vẫn tiếp tục bán thiết bị cho Huawei, bằng cách “lách luật“, lợi dụng các lỗ hổng trong các quy định.
Hãng tin Bloomberg cho biết chính phủ Mỹ đang xem xét thắt chặt các quy tắc.
Thật vậy, chính quyền của ông Trump đang xem xét sửa đổi một số quy định nhằm ngăn chặn các lô hàng chip được giao đến Huawei Technologies từ những công ty như TSMC, nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới.
Trong vài năm qua, Huawei đã đa dạng hóa chuỗi cung ứng của mình và tập trung vào thiết kế nội bộ các thành phần chính như chip.
Nhưng Entity List khiến Huawei tổn thương nghiêm trọng trong mảng smartphone.

Một trong những khó khăn lớn nhất là việc Google không thể tiếp tục hợp tác với Huawei do quy định của chính quyền Donald Trump khiến cho sự phát triển ra thị trường nước ngoài của tập đoàn này bị ảnh hưởng nặng nề.

Việc Mỹ đưa Huawei vào danh sách đen khiến cho Google cắt đứt mối quan hệ với Huawei, đến nay các smartphone mới của hãng Trung Quốc đều không được sử dụng dịch vụ Google.
Huawei đã phải phát hành flagship Mate 30 vào tháng 9/2019 mà không có phiên bản hệ điều hành di động Google Android.
Google Android không quan trọng đối với Huawei ở Trung Quốc vì các dịch vụ của công ty Mỹ – như Gmail và công cụ tìm kiếm – dù sao cũng bị chặn ở đó.
Tuy nhiên, Android rất quan trọng đối với các thị trường quốc tế do những người dùng sử dụng rất nhiều ứng dụng Google.
Vào tháng 8/2019, Huawei đã giới thiệu hệ điều hành của mình có tên HarmonyOS. Hãng đã “khoe” hệ điều hành này có thể được sử dụng trên nhiều thiết bị khác nhau.
Vào thời điểm đó, Richard Yu, người đứng đầu bộ phận người tiêu dùng Huawei, cho biết công ty có thể ngay lập tức chuyển đổi sang HarmonyOS nếu bị chặn vĩnh viễn Google Android. Nhưng cho đến nay, công ty cho thấy họ sẽ không sử dụng HarmonyOS trên điện thoại thông minh của mình.
Điều này cho thấy hệ điều hành mới của Huawei vẫn chưa đâu và đâu.
Ngoài ra, Thượng viện Mỹ đã thông qua một đề xuất cho phép chính phủ hỗ trợ 1 tỷ USD cho các nhà mạng nhỏ để thay thế tất cả các thiết bị viễn thông có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Hơn nữa Hoa Kỳ đang gây áp lực với các nước đồng minh cấm Huawei khỏi mạng 5G của họ.

Washington cho rằng Huawei là một rủi ro an ninh quốc gia vì thiết bị của họ có thể trở thành công cụ gián điệp cho chính phủ Trung Quốc.
Úc và Nhật Bản đã chính thức chặn Huawei khỏi danh sách cung cấp thiêt bị mạng 5G của họ
Song, đến nay cả Đức và Anh, hai đồng minh lớn của Mỹ đều chấp nhận cho Huawei tham gia phát triển 5G.
Tuy nhiên, công ty Trung Quốc vẫn chưa thể ăn mừng.

Đức đang chờ thông qua bộ tiêu chuẩn bảo mật cho các thiết bị 5G, một rào cản kỹ thuật có thể dùng để loại bỏ thiết bị Huawei. Nhà mạng lớn nhất của Đức là Deutsche Telekom cũng tuyên bố không lựa chọn thiết bị của Huawei.
Trong khi đó, chính phủ Anh cũng cho biết gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc sẽ bị hạn chế tham gia vào một số “chức năng nhạy cảm”, cốt lõi. Đồng thời, lượng thiết bị của nhà sản xuất này cũng bị giới hạn ở mức 35% trong hệ thống.

Một số tài liệu mới đây cho thấy Huawei thường xuyên sử dụng một công ty mang tên Panda International để chuyển trang thiết bị cho các khách hàng ở Iran và Syria, vi phạm lệnh cấm vận của Mỹ.

Trang tin Reuters mới đưa tin rằng các bản ghi vừa thu thập được cho thấy Panda International – vốn không hề xuất hiện trong bản cáo trạng của Mỹ khẳng định Huawei Technologies vi phạm lệnh cấm vận với Iran – đã tham gia vào hoạt động chuyển giao phần cứng và phần mềm cho các dự án viễn thông không dây của Huawei ở quốc gia Nam Á.
Hai danh sách hàng hóa của Huawei, trong đó ghi rõ ngày vận chuyển là tháng 12/2010, bao gồm các trang thiết bị máy tính Hewlett Packard dự kiến chuyển đến một nhà mạng viễn thông di động của Iran – theo các tài liệu nội bộ của Huawei mà Reuters đang nắm trong tay. Một tài liệu Huawei khác, có thời gian là 2 tháng sau đó, nêu rõ: “Hiện tại trang thiết bị đã được chuyển đến Tehran và đang chờ thông quan“.
Một số tài liệu cho thấy Huawei thường xuyên sử dụng Panda Internaional để vận chuyển trang thiết bị đến các khách hàng ở Iran cũng như Syria. Tháng 7 năm ngoái, một bản tin của tờ The Washington Post cũng tiết lộ mối quan hệ gần gũi giữa Huawei và Panda, cáo buộc Huawei sử dụng Panda làm “đầu mối” để cung cấp trạm gốc, ăng-ten, và các trang thiết bị khác cho Triều Tiên.
Đội lốt là doanh nghiệp hoạt động thương mại, Huawei bị nghi ngờ là « tay trong » của đảng cộng sản Trung Quốc bành trướng ra nước ngoài để thu thập thông tin, phục vụ cho công tác tình báo. Và siêu cường Mỹ đang dần dần lật tẩy bộ những việc mờ ám của Huawei đồng thời ngày càng tăng cường các biện pháp loại trừ nguy cơ, nơi có thể trở thành đơn vị tình bào khổng lồ của Trung Quốc. Huawei sẽ còn « khó thở » trong năm 2020.

Cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung vẫn đang gây ra các hậu quả nặng nề cho nền kinh tế của nhà cầm quyền Bắc Kinh, thì những quyết định mới của chính quyền Tổng thống Donald Trump nhắm đến công ty Huawei sẽ khiến họ còn phải ‘vật lộn’ dai dẳng với các biện pháp trừng phạt trong thời gian tới.

Hoàng Trung từ Hà nội – Thoibao.de (Tổng hợp)