Ngoại trưởng Mỹ gọi là ‘virus Vũ Hán’ – Bắc Kinh tức giận

https://www.youtube.com/watch?v=8LrWT0K_qeo

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo vừa khiến chính quyền Trung Quốc phản ứng khi gọi virus Corona chủng mới gây dịch COVID-19 là “virus Vũ Hán”.

Trong các cuộc phỏng vấn trên CNBC và Fox News ngày 6.3, Ngoại trưởng Mike Pompeo gọi virus Corona chủng mới là “virus Vũ Hán” dù virus này đã được Ủy /ban quốc tế về phân loại virus đặt tên là Hội chứng hô hấp cấp tính nặng virus Corona 2 (SARS-CoV-2).

(ông Mike Pompeo – Ngoại trưởng Hoa kỳ).

Khi được người dẫn chương trình Fox News hỏi lại, ngoại trưởng nói “chính Trung Quốc nói rằng Vũ Hán là nơi khởi đầu của virus“. “Đâu phải từ ngữ của tôi. Từ ngữ của chính Trung Quốc đó“, ông Pompeo nói.
Ngày 6/3/2020, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo khi phát biểu trên Fox News và CNBC, đã gọi: “Vi khuẩn VŨ HÁN (Wuhan virus)“. Và ngay cả khi nói về loại vi khuẩn là loại Corona thì cũng phải rõ ràng nguồn gốc khởi đầu dịch bệnh: “Vi khuẩn corona VŨ HÁN” (Wuhan coronavirus).
Ông Mike Pompeo cho biết, “Vi khuẩn Vũ Hán không phải là từ ngữ do tôi đặt, mà chính nhà cầm quyền Bắc Kinh đã nói Vũ Hán là nơi khởi đầu của vi khuẩn“! Bắc Kinh không thể nói ra rồi nuốt lời, lấp liếm bằng cách thay đổi tên gọi để xóa đi chữ “Vũ Hán“!
Bên cạnh đó, Ngoại trưởng Mỹ cũng bác bỏ bình luận của Trung Quốc rằng virus có thể bắt nguồn từ nơi nào đó ngoài Vũ Hán.
Mặt khác, Ngoại trưởng Pompeo chỉ trích Trung Quốc công bố dữ liệu không đầy đủ về dịch COVID-19 gây ảnh hưởng đến việc chống dịch tại Mỹ.

Trong cuộc họp báo trước đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên chỉ trích những người nhắc đến mầm bệnh bằng tên “virus Trung Quốc” hay “virus Vũ Hán” là rất vô trách nhiệm, theo tờ South China Morning Post.

(Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus).

Ông Triệu cho rằng một số tổ chức truyền thông cố đổ vấy trách nhiệm cho Trung Quốc bằng việc nhắc đến virus bằng những cái tên nói trên và làm dấy lên suy đoán về nguồn gốc của virus gây dịch COVID-19 dù không dựa trên bằng chứng hay số liệu cụ thể nào. “Dịch bệnh này là thách thức toàn cầu”, ông Triệu tuyên bố và nói thêm rằng hiện chưa có kết luận cuối cùng về phỏng đoán virus chủng mới này phát xuất từ Trung Quốc.
Khi công bố tên chính thức của virus và bệnh do nó gây ra (COVID-19), Tổ chức Y tế thế giới giải thích rằng tên gọi được đặt sao cho không gây trùng lặp và cũng không nhắc đến tổ chức, cá nhân hay địa điểm cụ thể nào nhằm tránh gây kỳ thị.
Tuy nhiên vấn đề không chỉ có mỗi ông MIKE POMPEO là có phản ứng về cái tên gọi cho dịch cúm này, mà ngay cả giới lập pháp Nhật bản cũng có yêu cầu rất cụ thể là: THAY VÌ COVID-19, PHẢI GỌI ĐÍCH XÁC LÀ “VIÊM PHỔI VŨ HÁN“.
Ban đầu khi dịch bùng phát tại Vũ Hán người ta gọi ngay là “viêm phổi Vũ Hán”, thế rồi… sau đó bỗng đổi tên là “Corona virus“, rồi “nCoV-2“, và trở thành “COVID-19″.
Dư luận không khỏi ngạc nhiên vì sao WHO (Tổ chức Y tế thế giới) do Tedros làm tổng giám đốc thay tên dịch bệnh liên tục như chong chóng đến vậy? Tên thành phố Vũ Hán (Wuhan) được loại ra khỏi định danh nguồn gốc của dịch bệnh.

Gần đây, một cơn lũ thông tin nhiễu loạn từ Trung quốc tuôn ra khắp thế giới với âm mưu chủ đích cho rằng nguồn gốc của dịch bệnh là Nhật Bản hoặc Hàn Quốc, thậm chí là Mỹ Quốc.

Ngay một số phương tiện truyền thông nhà nước TQ cũng vào cuộc, bằng cách đổ lỗi cho các biện pháp phòng chống dịch bệnh của Nhật Bản và Hàn Quốc là “không đầy đủ“, và là nguyên nhân của sự lây lan căn bệnh ra khắp thế giới!
Chiêu trò “gắp lửa bỏ tay người” táo tợn tới mức khó tưởng nổi, nhưng lại được TQ thực hiện suốt mấy ngày qua, và sẽ còn dồn dập trong thời gian tới.
Chưa hết, truyền thông nhà nước Iran – đồng minh với TQ – còn tung ra dịch bệnh có nguồn gốc từ Hoa Kỳ, trong bản đồng ca với TQ nhằm làm rối loạn, tạo ra mê hồn trận trong thông tin, qua đó tránh né hậu quả mà dịch bệnh này đang gây ra.
Ông Hiroshi Yamada, một thành viên Hạ viện của Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền tại Nhật, trong một cuộc họp của Ủy ban Ngân sách 3/3/2020 đã tuyên bố:
Hãy gọi đích xác đây là viêm phổi Vũ Hán (武漢肺炎: “Vũ Hán phế viêm” – Wuhan pneumonia). Thuật ngữ COVID-19 đã khiến mọi người nhầm lẫn về nguồn gốc thực sự của dịch bệnh!”.
Để chống lại chiến dịch làm sai lệch thông tin của nhà cầm quyền Bắc Kinh, hãy trở lại với tên gọi ban đầu “Wuhan pneumonia” (viêm phổi Vũ Hán) – ông Hiroshi Yamada nhấn mạnh.

Hiroshi Yamada nhắc lại tên bệnh “viêm não Nhật Bản” (Japanese encephalitis), “cúm Tây Ban Nha” (Spanish flu) – qua đó cho thấy mọi thảm họa tự nhiên đều được gắn với tên địa danh (quốc gia, hoặc thành phố) phát hiện dịch bệnh khởi đầu. “Viêm phổi Vũ Hán“, do đó, là cách định danh theo thông lệ đối với một thảm họa dịch bệnh tự nhiên.

(Chợ hải sản Vũ Hán, nơi được báo chí TQ nói là đã phát sinh virus ban đầu từ đây)

Không lẽ “viêm phổi Vũ Hán” chẳng phải tự nhiên, mà là “dịch bệnh nhân tạo“?
Lẽ ra, nếu muốn chứng tỏ viêm phổi là dịch bệnh tự nhiên, chế độ Bắc Kinh hãy trở lại gọi đúng theo thông lệ, đúng với tên gọi ban đầu: “viêm phổi Vũ Hán“.

Việc “gắp lửa bỏ tay người“, rốt cuộc, lại càng dấy thêm sự ngờ vực dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán là phi tự nhiên.

Ban đầu ngành y tế thế giới tạm gọi virus (vi-rút) này bằng cái tên “virus corona mới 2019” (viết tắt là 2019-nCoV) và chưa có tên riêng cho dịch bệnh gây ra bởi virus này.
Đến ngày 11/2/2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố tên chính thức mà họ đặt cho dịch này là Covid-19.
Bên cạnh đó, WHO cũng nhất trí với tên gọi chính thức cho virus gây bệnh này là “virus corona hội chứng hô hấp cấp tính nặng 2” (viết tắt là SARS-CoV-2).
Ủy ban Ủy ban Quốc tế về Phân loại Virus (ICTV) lựa chọn tên này là vì virus đó có liên hệ về gen với loại virus corona gây ra dịch SARS năm 2003. Tuy nhiên, hai virus này vẫn khác nhau.

Nhà Trắng đang thảo luận về kế hoạch đối phó với virus corona. Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump gặp Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin và các quan chức kinh tế khác vào ngày 9/3 để cân nhắc các hành động nhằm ngăn chặn hậu quả từ sự bùng phát virus corona, Reuters dẫn nguồn tin từ một giới chức chính quyền Trump cho hay.

Mặc dù giảm nhẹ mối đe dọa về dịch bệnh, nhưng chính quyền Trump đang cân nhắc một số chính sách tiềm năng, bao gồm cho phép lấy ngày nghỉ bệnh được trả lương, quan chức trên cho biết với điều kiện giấu tên.
Số ca nhiễm virus corona ở Mỹ hiện nay được xác nhận là 566 người, trong đó có 22 trường hợp tử vong.
Khoảng ¾ trong số 50 tiểu bang của Hoa Kỳ đã báo cáo các bệnh nhiễm COVID-19.
Thị trường chứng khoán Mỹ đã rơi vào tình trạng bán tháo trong hai tuần qua vì lo ngại virus corona bùng phát sẽ đẩy nền kinh tế toàn cầu suy thoái. Thị trường này giảm mạnh vào đầu phiên giao dịch ngày thứ Hai, gây ra tình trạng ngừng giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán New York. Các chỉ số chính của Hoa Kỳ đã giảm hơn 4% vào cuối buổi sáng.
Khi được hỏi về sự sụt giảm thị trường chứng khoán mới nhất, Bộ trưởng Y tế Hoa Kỳ Alex Azar nói với các phóng viên rằng chính phủ liên bang đang làm việc tích cực để đối phó với cuộc khủng hoảng. “Chúng tôi rất nghiêm túc đối với dịch COVID-19”, ông nói.
Tổng thống Trump, thường xem thị trường chứng khoán như một thước đo thành tích kinh tế của mình, trên twitter đã chỉ trích truyền thông về cách đưa tin về sự bùng nổ dịch bệnh. Ông cáo buộc đảng Dân chủ đang thổi phồng tình hình “hơn mức thực tế”.

Sự bùng phát coronavirus, bắt nguồn từ Trung Quốc vào cuối năm ngoái, đã lan ra ít nhất 105 quốc gia và vùng lãnh thổ. Hơn 110.000 người đã bị nhiễm bệnh và khoảng 3.800 người đã chết và số này vẫn đang tăng hàng ngày

Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Ted Cruz hôm Chủ nhật tuyên bố ông sẽ tự cách ly sau khi tham dự một hội nghị chính trị thường niên vào tháng trước, trong đó có một người tham dự đã được xét nghiệm dương tính với virus corona.
Nghị sĩ đảng Cộng hoà và là ứng cử viên tổng thống năm 2016 cho biết ông có “tiếp xúc nhanh” với người bị nhiễm bệnh tại cuộc họp CPAC ở Maryland 10 ngày trước, nhưng không gặp bất kỳ triệu chứng nào và cảm thấy “bình thường và khoẻ mạnh”.
Tại California, hôm Chủ nhật, các giới chức cho biết chiếc du thuyền Grand Princess, bị cấm quay trở lại San Francisco vào tuần trước do dịch corona trên tàu, sẽ đưa hầu hết 2.400 hành khách đến các trung tâm cách ly được thiết lập tại bốn căn cứ quân sự trên cả nước. Những người cần được chăm sóc y tế ngay lập tức sẽ được đưa đến bệnh viện. 1.100 nhân viên du thuyền sẽ được cách ly và xử lý trên tàu, trừ khi họ cần được đưa ra ngoài chăm sóc cấp tính.
Hai mươi mốt người trên du thuyền Grand Princess đã được xét nghiệm và dương tính với COVID-19 vào thứ Sáu. Con tàu đã được chuyển hướng đến một nhà bến đỗ được kiểm tra đặc biệt tại cảng Oakland vào thứ Hai để cho hành khách rời tàu.

Hải Yến từ Hà nội – Thoibao.de (Tổng hợp)