Sau khi thoibao.de đưa bài https://thoibao1.de/blog/2020/03/28/my-tom-o-berlin-qua-dat-trong-mua-dich-cum-vu-han/
Ngay lập tức đã có nhiều ý kiến phản hồi từ những bà con người Việt sống ở Đức. Để rộng đường dư luận nhận xét được công tâm, xin thu thập một số ý kiến tiêu biểu về vấn nạn hàng quá đát này.
Những ý kiến bênh vực cho mỳ tôm quá đát như sau.
FB THT là một người đàn ông sống ở Plauen, từng tham gia hải quân Việt Nam ý kiến thùng mỳ tôm hạn chính xác nhất là in trên gói nhỏ bên trong, thời hạn của gói mỳ nhỏ này là từ một đến hai năm. Nếu là hàng nội địa thì ngắn hạn hơn.
FC Lê Chiêu Thu từ trong nước nhận „mình là người sản xuất mỳ tôm, tức đi Đức nhiều lần, xác định các mặt hàng này bán ở Đức toàn quá hạn, nhưng do khí hậu nước Đức nên sản phẩm không ảnh hưởng gì.“
FBNTV ở Stuttgart nói rằng „em trai anh ta sản xuất nông sản và có nói với anh ta sản phẩm ghi trên nông sản của anh ta là ngày sản xuất, chứ không phải là ngày hết hạn. Còn hạn thì tuỳ theo sản phẩm.“
Tổng kết những ý kiến bênh vực cho mỳ tôm quá đát rất ít, 2 trong số đó là những người có liên quan đến sản xuất mặt hàng này và họ đều ở Việt Nam, 1 người như FB THT thì ở tận Plauen.
Không có ai ở Berlin, nơi có cửa hàng thực phẩm châu Á kia.
Những ý kiến phản đối thì ngày một đông hơn, hầu hết ở họ khu vực Berlin, nhiều người sau khi đọc thông tin, họ kiểm tra lại hàng đã mua và nhận thấy hạn sử dụng đều bị tẩy xoá, thay thế bằng một miếng giấy dán bên ngoài.
FB NK sống ở Berlin cho biết chị „2 lần ngộ độc mỳ tôm quá đát mua ở chợ Đồng Xuân Berlin.“
Ý kiến phản đối rất nhiều và khá nặng nề. Không thống kê cho xuể.
Tuy nhiên có một hai ý kiến kiểu dĩ hoà vi quý, như ý kiến của FB LH là chủ một tiệm cắt tóc trong chợ Đồng Xuân lại cho rằng nên „mang trả mỳ tôm hết hạn lấy lại tiền“ là hơn.
Ý kiến của FB LH bị phản đối từ FB NNLA rằng, „nếu thế thì để bao nhiêu người khác bị mà chẳng biết, mang trả lại nó bán lại cho người khác thì sao, cần phải làm rõ để nó ( chủ cửa hàng bán mỳ tôm) phải tiêu huỷ hết chỗ hàng quá hạn.“
Từ việc phản đối cửa hàng thực phẩm châu Á bán mỳ tôm quá đát, chủ FB NNLA cũng ý kiến về các tờ báo, nhà báo người Việt ở Berlin đã im lặng, phớt lờ đi vấn đề bức xúc liên quan đến đạo đức kinh doanh, sức khoẻ người tiêu dùng. FB này đưa tiếp một stt nhận xét về các nhà báo người Việt ở Berlin là một bọn bồi bút, lá cải. Nguyên văn nội dung stt này như sau.
” Bọn báo mạng như củ chuối( thấy chủ chợ như chó khiếp pháo chạy theo sau đít nịnh bợ hơn thằng đày tớ )chen lấn Xô đẩy để đứng gần chụp kiểu thạt oách thể hiện mối quan hệ với nhà giàu com le cổ sex bóng lộn thêm mớ sắt thép lỉnh kỉnh đầy mình nơi nào tiệc Tùng hội họp có chủ chợ xuất hiện là thấy bao đời báo hại xuất hiện ,lũ vô tích sự .
Chợ đồng Xuân tại berlin bán hàng thực phẩm châu Á hết hạn sử dụng bao nhiêu năm tháng cho bà con cộng đồng người việt cũng như Tây đưa lên Fb và cộng đồng mạng phán ánh rất nhiều mà k thấy bồi bút báo lá cải hay các chế văn vở dạy đời cào bàn phím phản ánh đến chủ chợ hay các chủ hàng công ty thực phẩm Châu Á yêu cầu tiêu hủy hàng hết đát quá hạn để đảm bảo sk và có trách nhiệm với tính mạng của ba con cộng đồng. Pv báo chí gọi danh như đúng rồi toàn chém gió trên Fb. Lạy các nhà báo củ chuối ăn gì em cúng . Những điều tốt đẹp giúp ích cho cộng đồng người việt tại Đức thì k lên tiếng, xin vái lạy các thánh con giời được gọi là pv báo chí lá cải trôi nổi trên cộng động mạng .( muốn chém chửi gặp trực tiếp nhé các chế)”
Trả lời stt này, FBTHV nói „các nhà báo ấy sợ đói nhăn răng, bị cấm không cho vào chợ.“
Một Facebook khá nổi tiếng đình đám trong giới truyền thông Berlin, cộng tác viên của VTV10 là PMC, FB của anh ta có đến hơn 600 người theo dõi, ngay lập tức anh đưa vào stt ý kiến.
” chúng ta không thể nể nang, 9 bỏ làm 10 hay tư tưởng đừng vạch áo cho người xem lưng, tư tưởng như thế lạc hậu lắm, phải khuyến cáo rộng trên mạng xã hội và FB. Nói cho họ ( chủ cửa hàng ) hiểu, nếu cứng rắn hơn sẽ tẩy chay cửa hàng đó.”
Đây là ý kiến khá ấn tượng, bởi PMC là một cái tên được rất nhiều Việt người làm truyền thông, cũng như bạn đọc ở Berlin biết đến. Tư tưởng của PMC theo kiểu của người Đức, tức phải rõ ràng, làm đến nơi đến chốn.
Đây cũng là một điều đáng suy nghĩ, ngoài đạo đức kinh doanh, sức khoẻ người tiêu dùng ra, tức ngoài những thứ nguy hại ảnh hưởng đến thân thể con người của những chủ cửa hàng. Lại phải xem đến đạo đức của những người cầm bút, nhà báo, phóng viên ở Berlin.
Cứ như FB NNLA nói thì ở stt đầu tiên chị ta phản ứng về người bán hàng thực phẩm ảnh hưởng đến sức khoẻ thân thể, thì ở stt thứ hai chị ta phản ánh về những người sản xuất ra mặt hàng tinh thần là những con người cũng chẳng ra gì. Một đám háo danh, nịnh bợ, thích thể hiện, báo hại.
Những gì mà NNLA nhận xét về báo chí Việt ở Berlin là hoàn toàn có cơ sở. Ở đây có rất nhiều người xưng danh nhà báo, quan hệ tận với quan chức báo chí cấp cao trong nước. Nhưng khi có việc ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng thì không thấy họ đâu. Thế nhưng ví dụ chị NNLA và các bạn chị làm gì đó như quyên góp ủng hộ thì những nhà báo này chen nhau có mặt để ghi hình, đưa tin. Nếu sự thật như thế, họ chỉ là những người buôn tin, buôn chữ chẳng khác gì bọn buôn hàng. Toàn vì lợi ích của mình cả.
Câu chuyện mỳ tôm quá đát này sẽ khiến cộng đồng người Việt thất vọng về đạo đức của những nhà buôn lẫn đạo đức của những kẻ làm truyền thông ở Berlin này.
Bị một người phụ nữ xỉ nhục bằng những từ ngữ như thế, liệu họ còn vênh váo vác mặt đến những nơi có sự kiện của cộng đồng ?
Chắc vẫn xuất hiện như thường, bởi nếu họ có lòng tự trọng, đã không để người ta nói đến mình như vậy.
Duy nhất chỉ có FB PMC lên tiếng, nhưng anh ta không nhận mình là nhà báo, không đứng trong hàng ngũ những kẻ xưng danh là nhà báo, chủ tịch hội nhà báo, phóng viên, cộng tác viên đầy nhan nhản ở Berlin này. Những kẻ mà NNLA gọi là bọn nịnh bợ, bồi bút.
Hoàng Lan – Berlin
Bài viết phản ánh quan điểm riêng của tác giả, là người Việt đang định cư tại Đức, không thể hiện quan điểm của Thoibao.de.