Kỳ lạ: Tiêm Vaccine chống Covid – Bệnh nhân vẫn chết

https://youtu.be/Eo-3QuBK0TM
Link Video: https://youtu.be/Eo-3QuBK0TM

Một vaccine được chuẩn thuận để chống COVID có thể chung cuộc hiệu quả chỉ 50-60%, nghĩa là vẫn cần các biện pháp y tế cộng đồng để kiểm soát đại dịch, chuyên gia hàng đầu về các bệnh truyền nhiễm tại Mỹ, bác sĩ Anthony Fauci, cảnh báo hôm 7/8.

Chúng ta chưa biết hiệu quả tới đâu. Chúng ta chưa biết sẽ là 50% hay 60%. Tôi mong là ít nhất trên 75%,” bác sĩ Fauci nói trong hội thảo trực tuyến do Đại học Brown tổ chức.

Nhưng cơ may hiệu quả 98% không nhiều, nghĩa là chúng ta không bao giờ được bỏ các biện pháp y tế cộng đồng.”

Gần 5 triệu người Mỹ bị nhiễm COVID và hơn 160 ngàn người đã thiệt mạng.

Trong lúc các ca nhiễm vẫn còn tăng trên khắp nước Mỹ sau khi các tiểu bang bắt đầu mở cửa trở lại, các chuyên gia y tế cộng đồng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của các bước mà người dân có thể thực hiện, bao gồm giãn cách xã hội, rửa tay và mang khẩu trang.

Mấy ngày trước, bác sĩ Fauci nói với Reuters ông kỳ vọng sẽ có hàng chục triệu liều vaccine chống COVID trước đầu năm sau và đến cuối năm sau sẽ có hàng tỉ liều.

Tổng thống Donald Trump dự báo lạc quan hơn. Hôm 6/8, ông Trump nói Mỹ có thể có vaccine chống COVID trước ngày bầu cử 3/11 tới đây.

Đây được coi là dự báo lạc quan hơn so với thời điểm do chính các chuyên gia y tế của Nhà Trắng đưa ra. Trả lời phỏng vấn trên chương trình phát thanh Geraldo Rivera, ông Trump cho biết vaccine có thể được ra mắt sớm hơn cuối năm.

Ông Trump tỏ ra lạc quan về triển vọng của quá trình phát triển biện pháp ngăn ngừa đại dịch. “Chúng ta sẽ sớm có vaccine, chúng ta sẽ sớm có phương pháp điều trị Covid-19“, ông khẳng định.

Khi được hỏi liệu ông có tin Trung Quốc đã ăn cắp dữ liệu về vaccine từ Mỹ hay không, Tổng thống cho biết: “Tôi không chắc chắn hoàn toàn, nhưng điều đó có thể xảy ra“. Trước đó, cơ quan an ninh nước này cáo buộc các tin tặc liên kết với chính phủ Trung Quốc đã nhắm mục tiêu vào công ty công nghệ sinh học Moderna, nhằm đánh cắp dữ liệu.

Ảnh: bác sĩ Anthony Fauci (bên phải), chuyên gia hàng đầu về các bệnh truyền nhiễm tại Mỹ

Trong bối cảnh nền kinh tế tê liệt, nước Mỹ đang bước vào đợt bầu cử. Tổng thống Trump mới đây thúc đẩy mở cửa trở lại các trường học, khi số ca tử vong theo ngày tại nước này đã hơn 1.000.

Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cho biết sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu có khả năng sẽ diễn ra nhanh hơn vaccine Covid-19 đủ điều kiện phân phối như hàng hóa công cộng.

Khi được hỏi ý kiến về vaccine nCoV do Nga sản xuất, Michael Ryan, giám đốc điều phối chương trình cấp của WHO, cho biết: “Điều cần thiết bây giờ là đảm bảo bất kỳ loại vaccine nào được đưa vào sử dụng cũng đều an toàn và hiệu quả“.

Đến nay, thế giới có khoảng hơn 135 loại vaccine đang được phát triển, trong đó 28 loại đã tiến vào thử nghiệm lâm sàng. Hãng dược Moderna của Mỹ vẫn là một trong những đơn vị dẫn đầu cuộc đua, bên cạnh Đại học Oxford của Anh và công ty công nghệ sinh học CanSino từ Trung Quốc. Các nhà khoa học chủ yếu sử dụng virus bất hoạt, giảm độc lực hoặc công nghệ mới là mRNA.

Hãng dược Novavax công bố kết quả thử nghiệm lâm sàng, cho thấy vaccine Covid-19 của họ đạt kháng thể cao và ít tác dụng phụ.

Theo công bố của hãng vào ngày 4/8, vaccine đạt hiệu quả bảo vệ 56 tình nguyện viên khỏi sự xâm nhập của virus. 8 người chịu tác dụng phụ, song không đáng kể.

Dù không thể so sánh trực tiếp dữ liệu từ thử nghiệm lâm sàng của các loại vaccine khác nhau, John Moore, chuyên gia virus không tham gia nghiên cứu, cho biết “đây là kết quả ấn tượng nhất từ trước đến nay“.

Ảnh: Hôm 6/8, Tổng thống Trump nói Mỹ có thể có vaccine chống COVID trước ngày bầu cử 3/11 tới đây.

Vaccine của Novavax dựa trên protein của virus thật. Công nghệ từng được sử dụng để ngăn ngừa các bệnh như viêm gan B hoặc zona thần kinh. Ưu thế của nó là thời gian sản xuất nhanh chóng, một lô có thể gồm nhiều liều tiêm.

Theo báo cáo, sau liều đầu tiên, tất cả tình nguyện viên tham gia thử nghiệm đều sinh mức kháng thể đủ khả năng ngăn ngừa virus xâm nhập vào tế bào. Ở liều thứ hai, cách 28 ngày, nồng độ kháng thể đã cao hơn, khiến các chuyên gia và nhà quản lý đặt nhiều kỳ vọng. Các tình nguyện viên tiêm liều thấp có lượng kháng thể tương đương với liều cao.

Nếu vaccine được chứng minh là an toàn và hiệu quả, công ty cam kết sẽ sản xuất 100 triệu liều vào đầu năm tới, đủ cung cấp cho 50 triệu người dùng nếu cần tiêm hai mũi.

Vaccine của Novavax là một trong hơn 20 “ứng viên” bước vào thử nghiệm giai đoạn một trên người. Mục tiêu của hãng là kiểm tra độ an toàn, liều lượng thích hợp và xác nhận rằng sản phẩm có thể kích thích hệ miễn dịch.

Trước đó, hãng đã nhận được khoản đầu tư trị giá 1,6 tỷ USD từ chính phủ Mỹ, một phần của Chiến dịch Thần tốc nhằm đẩy nhanh tiến độ phát triển vaccine Covid-19.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố danh sách 50 loại vaccine dựa trên công nghệ protein tiến vào thử nghiệm tiền lâm sàng. Một trong số đó được “gã khổng lồ dược phẩm” Sanofi phối hợp sản xuất với GlaxoSmithKline. 5 “ứng viên” khác đã tiến đến giai đoạn ba, với hàng chục nghìn người tham gia thử nghiệm.

Covid-19: Anh đặt mua 60 triệu liều vaccine của GSK và Sanofi

Chính phủ Anh vừa ký thỏa thuận vaccine thứ tư để giành mua 60 triệu liều thuốc thử nghiệm mà các hãng dược phẩm khổng lồ GlaxoSmithKline (GSK) và Sanofi đang phát triển.

Chính phủ đã ký mua 100 triệu liệu vaccine của Đại học Oxford do AstraZeneca đang nghiên cứu.

Anh cũng đã giành được 90 triệu liều nữa đối với hai loại vaccine có nhiều hứa hẹn có thể thành công.

Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ là loại nào trong số các loại vaccine này sẽ có tác dụng, hoặc liệu chúng có tác dụng hay không.

Chính phủ các nước trên toàn cầu đã cam kết nhiều tỷ đô la cho tiến trình nghiên cứu, phát triển vaccine chống Covid-19; một số hãng dược phẩm đang trong cuộc đua thử nghiệm các loại thuốc có triển vọng.

Trong thỏa thuận mới nhất của chính phủ Anh, vaccine do hãng Sanofi kết hợp với hãng GSK nghiên cứu phát triển, được dựa trên công nghệ tái tổ hợp protein mà Sanofi đã dùng để sản xuất một loại vaccine cúm, và công nghệ truyền thống của GSK.

Sanofi, hãng đi đầu trong việc thử nghiệm lâm sàng, nói rằng vaccine này có khả năng sẽ được chuẩn thuận vào nửa đầu năm 2021 nếu như các thử nghiệm diễn ra thành công.

Hiện Sanofi và GSK đang tăng tốc hoạt động sản xuất nhằm đạt được công suất cho ra một tỷ liều vaccine mỗi năm.

Loại vaccine mà Anh vừa ký hợp đồng đặt mua đã là tâm điểm tranh cãi chính trị quốc tế với việc Sanofi hứa hẹn ưu tiên cho thị trường Mỹ, nhưng sau lại đổi ý.

Giám đốc điều hành Sanofi, Paul Hudson, đã làm dấy lên cuộc tranh cãi hồi tháng Năm khi tuyên bố chính phủ Hoa Kỳ có “quyền đặt hàng trước với số lượng lớn nhất, bởi họ đã đầu tư vào việc chấp nhận rủi ro.”

Nhưng ông sau đó thay đổi quan điểm khi Thủ tướng Pháp khi đó, ông Edouard Philippe phản ứng gay gắt và nói quyền tiếp cận cho tất cả mọi người là “không thể thương lượng“.

Trong tuyên bố mới nhất, GSK và Sanofi nhấn mạnh rằng họ “cam kết sẽ để vaccine này đáp ứng toàn cầu“.

Bất bình với Mỹ, Đức-Pháp rời các cuộc thảo luận về cải tổ WHO

Đức và Pháp rút lui khỏi các cuộc thảo luận bàn về cải cách Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vì bất bình với những nỗ lực của Mỹ muốn dẫn đầu các cuộc thương thuyết dù là Mỹ đã quyết định rời WHO, ba giới chức nói với Reuters.

Động thái này bất lợi cho Tổng thống Donald Trump vào lúc Washington, hiện là chủ tịch luân phiên của khối G7, hy vọng công bố một lộ trình chung cải cách sâu rộng WHO vào tháng 9, hai tháng trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.

Hoa Kỳ vào tháng 7 báo trước cho WHO một năm để rời khỏi cơ quan Liên hiệp quốc-vốn được thành lập để cải thiện y tế toàn cầu- sau khi ông Trump cáo buộc WHO quá thân với Trung Quốc và xử lý sai lầm đại dịch virus corona.

WHO bác bỏ những cáo buộc này. Các chính phủ Châu Âu cũng chỉ trích WHO nhưng không đi xa như Mỹ. Quyết định của Paris và Berlin rời bàn thương thuyết diễn ra sau những căng thẳng về việc mà các nước này cho rằng nỗ lực của Washington muốn ‘thống lĩnh’ các cuộc đàm phán.

Không ai muốn bị lôi kéo vào một tiến trình cải tổ để có một phác họa cải tổ từ một nước mà chính bản thân đã rời bỏ WHO,” một giới chức cao cấp Châu Âu có liên hệ đến những cuộc thảo luận nói.

Bộ Y tế Đức và Pháp xác nhận với Reuters là hai nước chống lại việc Mỹ hướng dẫn các cuộc thảo luận sau khi loan báo ý định rút lui.

Một phát ngôn viên Bộ Y tế Ý nói việc soạn thảo tài liệu cải tổ đang được tiến hành, tuy nhiên ông nói thêm là lập trường của Ý phù hợp với Paris và Berlin.

Được hỏi về lập trường của Pháp và Đức, một giới chức cao cấp trong chính quyền Mỹ nói: “Tất cả các thành viên G7 đều công khai ủng hộ cốt lõi những sáng kiến cải tổ WHO.”

Dù sao, thật đáng tiếc là Đức và Pháp cuối cùng quyết định không tham gia ủng hộ lộ trình này,” ông nói.

Các cuộc thảo luận về việc cải tổ WHO bắt đầu cách đây 4 tháng. Đã có gần 20 cuộc họp trực tuyến giữa các Bộ trưởng Y tế nhóm 7 nước công nghiệp G7, cùng hàng chục cuộc họp của các nhà ngoại giao và những giới chức khác.

Các giới chức Mỹ không cho biết các cải cách Washington mưu tìm là gì. Tuy nhiên, một lịch trình cải tổ sơ khởi do Washing đề nghị được nhiều đồng minh Mỹ xem là quá khắt khe, với một giới chức Châu Âu liên hệ đến những cuộc thương thuyết mô tả là “thô bạo”.

Dù có những thay đổi trong văn bản nguyên thủy, nhưng thúc đẩy của Washington vẫn không chấp nhận được, chính yếu là đối với Đức, các nguồn tin thân cận với những cuộc thương thuyết nói.

Chính phủ Mỹ sẽ chi hơn 1 tỷ USD để mua 100 triệu liều vaccine có khả năng kháng Covid-19 từ hãng dược Johnson & Johnson, nâng tổng mức chi mua vaccine sơ bộ lên tới 5,1 tỷ USD.

Johnson & Johnson hôm 5/8 cho biết sẽ giao vaccine kháng Covid-19 trên nguyên tắc phi lợi nhuận cho Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Y sinh Tiên tiến (BARDA) sử dụng sau khi vaccine này được Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ (FDA) phê chuẩn.

Johnson & Johnson nhận 1 tỷ USD tiền tài trợ vaccine từ chính phủ Mỹ và BARDA đã đồng ý cấp tiền cho hãng dược này hồi tháng 3 để xây dựng cơ sở sản xuất với năng lực sản xuất hơn 1 tỷ liều vaccine thử nghiệm.

Thỏa thuận 1 tỷ USD với chính phủ Mỹ là thỏa thuận đầu tiên của Johnson & Johnson về việc cung cấp vaccine đang thử nghiệm cho một quốc gia. Chính phủ Mỹ cũng có thể mua thêm 200 triệu liều vaccine kháng Covid-19 theo thỏa thuận tiếp theo với Johnson & Johnson, nhưng hãng này không tiết lộ giá trị cụ thể của thỏa thuận. Hãng này cũng đã đàm phán với Liên minh châu Âu, nhưng hai bên vẫn chưa đạt được thỏa thuận.

Trước đó, 2 hãng dược Sanofi and GlaxoSmithKline (GSK) xác nhận chính phủ Mỹ cũng sẽ chi 2,1 tỷ USD để mua vaccine kháng Covid-19 từ 2 doanh nghiệp này. Số vaccine mua từ 2 “ông lớn” ngành dược này sẽ đủ dùng cho 50 triệu người.

Cụ thể, theo thỏa thuận mà 2 Bộ của Mỹ: Y tế và Dịch vụ Nhân sinh, Quốc phòng, chi phí tiêm vaccine cho mỗi người dân vào khoảng 42 USD, nhỉnh hơn mức 40 USD/mỗi bệnh nhân mà Mỹ đã đồng ý trả cho hãng dược Pfizer và Công ty công nghệ sinh học BioNTech theo thỏa thuận 2 tỷ USD về việc cung cấp 50 triệu liệu trình vaccine vào tuần trước.

Còn theo thỏa thuận với Sanofi và GSK, 2 hãng này phải cung cấp 100 triệu liều vaccine của cho chính phủ Mỹ. Ngoài ra, chính phủ Mỹ có thể mua thêm 500 triệu liều vaccine với giá không xác định trước. Giám đốc điều hành của Sanofi Clement Lewin cho biết 2 hãng này vẫn chưa thống nhất với chính phủ Mỹ về mức giá cụ thể đối với các liều vaccine bổ sung.

Hoàng Lan – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Trung Quốc trong tầm ngắm của tên lửa Mỹ

>>> Trung Quốc “Ra đòn kịch độc” – Việt Nam và thế giới điêu đứng

>>> “Tự hào” quá sớm – Viên phổi Vũ Hán lại bùng phát ở Việt Nam

https://www.youtube.com/watch?v=ODnWGAIVo0g
F0 ở Đà Nẵng tìm không ra – nghi ngờ đổ dồn về TQ