Ngoại trưởng Philippines đề nghị hủy hợp đồng với các công ty Trung Quốc bị Mỹ cấm vận

https://youtu.be/t-VbrFXi1d8
Link Video: https://youtu.be/t-VbrFXi1d8

Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin hôm 28/8 nói ông sẽ đề nghị chính phủ nước ông hủy bỏ các thỏa thuận làm ăn với các công ty Trung Quốc bị Mỹ đưa vào sổ đen vì vai trò của họ trong việc xây dựng và quân sự hóa các đảo nhân tạo trong Biển Đông.

Hôm 26/3, Hoa Kỳ nêu tên 24 công ty và cá nhân Trung Quốc mà Washington nói có liên hệ tới các hoạt động vừa kể, trong động thái đầu tiên của Mỹ chống lại Bắc Kinh về tuyến đường thủy đang trong vòng tranh chấp ở Biển Đông.

Nếu họ có liên quan trong các hoạt động đắp đất xây đảo, thì chúng ta phải nhất quán hủy bỏ bất cứ hợp đồng làm ăn nào với các công ty đó,” Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin nói với CNN Philippines, mà không nêu cụ thể công ty hay dự án nào.

Trong số các công ty Trung Quốc bị ghi vào sổ đen có tập đoàn China Communications Construction Co (CCCC), một tập đoàn chuyên xây dựng hệ thống giao thông và cấu trúc hạ tầng đã được cấp phép để xây dự án sân bay có kinh phí 10 tỉ đôla với một đối tác địa phương ở Cavite, gần thủ đô Manila.

Một chi nhánh của CCCC, công ty China Harbour Engineering Company, cùng với một đơn vị của tập đoàn Udenna do một nhà tài phiệt ở địa phương có liên hệ mật thiết với Tổng Thống Duterte điều hành, đã được chấp thuận bước đầu cho một dự án 1,2 tỉ đô la để thực hiện một dự án đắp đất để xây dựng tại vùng Vịnh Manila.

Thống đốc Cavite Juanito Victor Remulla nói ông sẽ chờ quyết định của ông Duterte trước khi tiến hành dự án.

Nếu Tổng thống nói, nếu Bộ Quốc phòng nói đó là một rủi ro về an ninh khi thỏa thuận làm ăn với họ, thì chúng tôi sẽ lập tức chấm dứt thỏa thuận,” ông Remulla nói với đài ANC.

Chính quyền ông Trump đã trừng phạt hàng chục công ty Trung Quốc trong những tháng qua, với việc đưa các hãng này vào danh sách gây quan ngại cho an ninh quốc gia, liên quan tới công nghệ và tới các cáo buộc vi phạm nhân quyền đối với người Uighur thiểu số ở Tân Cương.

Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên lệnh trừng phạt được đưa ra đối với việc bồi đắp đảo nhân tạo ở Biển Đông.

Kể từ năm 2013, Trung Quốc đã sử dụng các công ty quốc doanh để nạo vét và bồi đắp hơn 3.000 acres tại các thực thể có tranh chấp trên Biển Đông, gây bất ổn cho khu vực, giày xéo lên quyền chủ quyền của các nước láng giềng và tàn phá môi trường nghiêm trọng không kể xiết,” Ngoại trưởng Mike Pompeo nói trong một tuyên bố.

Ảnh: Ông Teodoro Locsin, Ngoại trưởng Philippines

Mỹ ‘điểm mặt’ thêm 11 công ty do quân đội Trung Quốc hậu thuẫn

Chính quyền Trump xác định thêm 11 công ty khác của Trung Quốc do quân đội Trung Quốc làm chủ hay kiểm soát, trong đó có Công ty Xây dựng Truyền thông. Động thái này đặt nền tảng cho những chế tài mới.

Danh sách mới được đưa ra sau khi Ngũ Giác Đài trước đây trong năm chỉ định 20 công ty hàng đầu Trung Quốc là những công ty của quân đội hoạt động trực tiếp hay gián tiếp tại Mỹ. Trong số này có những công ty do Quân đội Giải phóng Nhân dân “làm chủ hay kiểm soát” chuyên cung cấp dịch vụ thương mại, chế tạo, sản xuất hay xuất khẩu.

Danh sách nâng cấp, được Ngũ Giác Đài công bố ngày 28/8, cũng bao gồm Công ty Tam Hiệp, Tập đoàn Sinochem và công ty Spacesat Trung Quốc.

Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin đưa ra lời cảnh báo nghiêm khắc với Trung Quốc, sau khi nước này phóng nhiều tên lửa ra Biển Đông.

Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin ngày 28/8 cho biết ông có theo dõi cuộc tập trận của Trung Quốc xung quanh quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam ở Biển Đông, trong đó Bắc Kinh được cho là đã phóng tới bốn quả tên lửa đạn đạo vào sáng 26/8.

Ông Locsin cho biết đã kiểm tra bản đồ để xác định khu vực Trung Quốc tiến hành tập trận, đồng thời cảnh báo Trung Quốc về “điều tồi tệ nhất” nếu các cuộc tập trận của nước này lấn vào vùng đặc quyền đặc quyền kinh tế của Philippines.

Thật đáng quan tâm theo dõi. Tôi đã cảnh báo – và điều này phần nào khiến Bắc Kinh không hài lòng – rằng nếu các cuộc tập trận hải quân đó tràn vào lãnh thổ của tôi, họ hẳn phải trông đợi điều tồi tệ nhất” – ông nói trong chương trình “The Source” của CNN Philippines.

Ngoại trưởng Locsin cho biết, ông không loại trừ những lựa chọn về cách chống lại hành vi xâm nhập của Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp, nhưng cho biết ông “không sợ bất kỳ trường hợp nào xảy ra”.

Philippines tuyên bố ‘nhờ vả’ Mỹ nếu Trung Quốc tấn công tàu hải quân

Đây là lần đầu tiên dưới thời ông Duterte, Philippines công khai tuyên bố sẵn sàng kích hoạt Hiệp ước phòng thủ chung với Mỹ nếu đối mặt với một cuộc tấn công từ Trung Quốc.

Xuất hiện trên kênh ABS-CBN News hôm 26-8, Ngoại trưởng Teodoro Locsin Jr. của Philippines nói Manila sẽ dùng tới Hiệp ước phòng thủ chung (MDT) với Mỹ nếu Trung Quốc tấn công các tàu hải quân của Philippines.

Bình luận của Ngoại trưởng Philippines đánh dấu lần đầu tiên chính quyền Tổng thống Rodrigo Duterte công khai tuyên bố sẽ quay sang Mỹ nhờ trợ giúp giữa bối cảnh căng thẳng dai dẳng giữa Manila và Bắc Kinh ở Biển Đông, theo báo South China Morning Post.

Ông Locsin tuyên bố Philippines sẽ tiếp tục các cuộc tuần tra trên không ở Biển Đông bất chấp việc Bắc Kinh yêu cầu Manila dừng lại các hoạt động này và gọi đây là những hành động “khiêu khích bất hợp pháp“.

Họ có thể gọi đó là những hành động khiêu khích bất hợp pháp và bạn không thể thay đổi ý nghĩ của họ. Họ vốn đã thua trong phán quyết của tòa trọng tài” – Ngoại trưởng Teodoro Locsin Jr. đề cập tới phán quyết của tòa án quốc tế ở Hà Lan trong vụ kiện hồi năm 2016, trong đó có bác bỏ yêu sách “đường lưỡi bò” (đường 9 đoạn) của Trung Quốc ở Biển Đông.

Ông Locsin nói thêm nếu Trung Quốc có các hành động leo thang đến mức “thực tế là một cuộc tấn công, chẳng hạn nhắm vào một tàu hải quân của Philippines, điều đó đồng nghĩa tôi sẽ gọi Mỹ đến“.

Khi được hỏi về các trường hợp cụ thể sẽ buộc Manila phải gọi Mỹ giúp đỡ, ông Locsin từ chối đi vào chi tiết. “Tôi sẽ không thảo luận về điều đó vì bản chất của hiệp ước phòng thủ là tình trạng không chắc chắn” – ông Locsin giải thích.

Đầu tháng này, Ngoại trưởng Teodoro Locsin Jr. đã có cuộc trao đổi với Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo sau khi Washington bác bỏ hầu hết yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông.

Hai bên đã thảo luận về những thay đổi gần đây trong chính sách của Mỹ ở Biển Đông, vấn đề Mỹ hỗ trợ cho các nước ven biển ở Đông Nam Á và những cơ hội để tăng cường hợp tác trên biển giữa Mỹ – Philippines.

Bình luận về phát ngôn trên của Ngoại trưởng Locsin, nhà nghiên cứu Aaron Jed Rabena thuộc tổ chức Asia-Pacific Pathways to Progress ở Philippines cho rằng Bắc Kinh “có thể sẽ xem đây là dấu hiệu cho thấy việc tiếp tục liên kết chiến lược giữa Manila và Washington“.

Ông Aaron Jed Rabena nhắc lại khi Ngoại trưởng Pompeo thăm Philippines vào tháng 3-2019, ông Pompeo từng nói: “Nếu Trung Quốc bắt đầu một cuộc tấn công có vũ trang nhắm vào bất kỳ thành viên nào của lực lượng vũ trang Philippines hoặc tàu bè và máy bay Philippines ở Biển Đông, Hiệp ước phòng thủ chung sẽ được kích hoạt“.

Phát ngôn của ông Pompeo lúc đó cũng đánh dấu lần đầu tiên một quan chức Mỹ công khai tuyên bố ý định của Washington về việc bảo vệ đồng minh tại Biển Đông.

Ảnh: ông Mike Pompeo Ngoại trưởng Hoa kỳ

Kể từ năm 1951, Mỹ và Philippines đã có Hiệp ước phòng thủ chung, theo đó cam kết hỗ trợ nhau trong trường hợp một trong hai nước bị tấn công vũ trang.

Biển Đông: Cố vấn an ninh Mỹ nói tuyên bố chủ quyền của TQ là ‘lố bịch’

Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ Donald Trump, ông Robert O’Brien, gọi những tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông là “lố bịch“, theo SCMP.

Ông Robert O’Brien cũng thông báo các cuộc gặp sắp tới với những người đồng Nhật Bản, Ấn Độ và Úc để tăng cường quan hệ đối tác quốc phòng trong khu vực.

Ông Robert O’Brien nói rằng tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với gần như toàn bộ Biển Đông – nơi Việt Nam, Indonesia, Philippines và các nước Đông Nam Á khác tuyên bố một phần chủ quyền – đã bị “tất cả các nước lớn, tất cả các nước có biển bác bỏ“.

Phát biểu của ông O’Brien được đưa ra trong một cuộc thảo luận trực tuyến với Paula Dobrianky, phó Chủ tịch Trung tâm Scowcroft về Chiến lược và An ninh của Hội đồng Đại Tây Dương.

Tuyên bố của Trung Quốc đã bị [một tòa án] về Luật Biển bác bỏ, và bây giờ họ tham gia vào các cuộc tập trận quân sự ở những vùng biển mà họ coi là của mình,” ông O’Brien đề cập đến phán quyết năm 2016 của tòa án tại The Hague, trong đó xác định Trung Quốc không có “quyền lịch sử” đối với Biển Đông.

Hoa Kỳ sẽ không lùi bước so với các nguyên tắc lâu nay của mình rằng các tuyến đường biển trên thế giới và vùng biển quốc tế phải được tự do đi lại, điều này cũng tương tự như vậy với không gian và quyền trên không trong không phận quốc tế.”

Bắc Kinh đã bác bỏ phán quyết của tòa ở The Hague, cho rằng nó là “không có ràng buộc pháp lý“.

Ảnh: ông Robert O’Brien, cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ

Ông O’Brien cho biết các cuộc họp cấp cao của “Bộ Tứ“, bao gồm Mỹ, Nhật Bản, Úc và Ấn Độ đang được lên kế hoạch và Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompe sẽ gặp ngoại trưởng của các nước này vào tháng 9 và tháng 10

Ông O’Brien cũng nhắc đến hệ thống giám sát và tính điểm công dân ở Trung Quốc và cho rằng việc Mỹ phản đối Trung Quốc là một phần của nỗ lực rộng lớn hơn nhằm thách thức chủ nghĩa toàn trị mà Washington và các đồng minh đã thực hiện kể từ khi Thế chiến thứ hai kết thúc.

Bạn có một Đảng Cộng sản Trung Quốc là người thừa kế … Đảng Cộng sản Nga của Stalin,” ông nói. “Họ có toàn quyền kiểm soát người dân của họ và … [và] hiện đang khai thác quyền kiểm soát đó ở những nơi như Hong Kong, nơi họ vứt bỏ tuyên bố Trung-Anh và áp đặt luật an ninh quốc gia đối với Hong Kong,

“Họ đang bắt nạt, Trung Hoa Dân Quốc, Đài Loan, họ đang cố gắng bắt nạt Ấn Độ,” O’Brien nói thêm. “Điều đó sẽ khó khăn hơn đối với họ vì người Ấn sẽ không chấp nhận điều đó. Họ sẽ đứng lên bảo vệ quyền chủ quyền của chính họ. “

Tranh chấp giữa Bắc Kinh và Washington về Biển Đông ngày càng leo thang kể từ khi Bắc Kinh bắt đầu hoạt động cải tạo đất vào năm 2016 ở một số địa ở quần đảo Trường Sa và xây dựng một thành phố mới trên một trong những hòn đảo – Tam Sa trên đảo Phú Lâm.

Chính quyền Trump đưa ra lời thách thức trực tiếp đối với các tuyên bố của Trung Quốc bằng cách gọi chúng là “hoàn toàn bất hợp pháp“.

Hải Yến – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Biển Đông: Căng thẳng Việt Nam-Malaysia gia tăng sau vụ ngư dân Việt bị bắn chết

>>> Bắc Triều Tiên: Mặc dân đói khát – Đảng vẫn chế tên lửa hạt nhân

>>> Dự Đại hội, đảng viên nhận cặp – Ăn ve sầu, trẻ em “vì sở thích”?

https://www.youtube.com/watch?v=t0nkjGVL9tw
“Bước đường cùng” – TQ đe dọa lật đổ Chính quyền VN nếu “theo” Mỹ

Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT