Châu Á, Châu Âu cùng Mỹ lập liên minh chống Đảng Cộng sản Trung Quốc

Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=g4v46SKsjKs

Trong khi Bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại trưởng Đức hôm 24 và 25/10 mới đây đã kêu gọi Hoa Kỳ hợp tác với châu Âu để đáp trả Trung Quốc thì hôm 27/10 Bộ trưởng Ngoại Giao và Quốc phòng Mỹ đã đến Ấn Độ để thắt chặt liên minh chống Trung Quốc.

Lời kêu gọi của hai nhà lãnh đạo quốc phòng và ngoại giao của quốc gia đầu tàu của châu Âu được đưa ra sau cuộc điện đàm hôm thứ sáu 23/10/2020 giữa Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và đồng nhiệm Josep Borrell của Liên minh châu Âu.

Mỹ và châu Âu đã tiến tới thành lập một diễn đàn để thảo luận về các vấn đề liên quan đến Trung Quốc. Các cuộc thảo luận đầu tiên sẽ được tổ chức vào tháng 11/2020.

Ngay sau sự kiện trên, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Annegret Kramp-Karrenbauer, ngày 24/10, đã đề nghị xây dựng “một liên minh thương mại phương Tây được tăng cường mới” nhằm đối phó với các hoạt động của Trung Quốc.

Bà nói: “Lợi ích của Đức, cũng là lợi ích của châu Âu, cần một trật tự có thể chống lại cả hai nguy cơ đối với thương mại tự do: chủ nghĩa tư bản nhà nước được Đảng Cộng sản Trung Quốc chỉ đạo mạnh mẽ và sự cám dỗ về việc cô lập và tách rời đơn phương mà chúng ta hiện đang nhìn thấy tại Washington… Do đó, tôi đề nghị chúng ta nên đối phó với thách thức cạnh tranh toàn cầu bằng một liên minh thương mại phương Tây được tăng cường mới.”

Bà Kramp-Karrenbauer, nữ chủ tịch sắp mãn nhiệm của Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) cầm quyền nước Đức, cho biết: “Là một quốc gia xuất khẩu hàng đầu, nước Đức chúng tôi rất lo lắng về cách Trung Quốc hành xử trong các vấn đề thương mại quốc tế.”

Bà cho biết các vấn đề này bao gồm việc Trung Quốc thao túng tiền tệ trong một thời gian dài, tích cực chiếm đoạt tài sản trí tuệ, tạo ra các điều kiện đầu tư bất bình đẳng, và bóp méo việc cạnh tranh bằng trợ cấp của nhà nước.

Ảnh: Bộ trưởng Quốc phòng Đức Annegret Kramp-Karrenbauer và lãnh đạo ngoại giao Liên Hiệp Châu Âu Josep Borrell họp báo tại Berlin, Đức, ngày 26/08/2020

Một ngày sau phát biểu của bà Karrenbauer, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas cho biết tương lai của mối quan hệ xuyên đại tây dương sẽ “được quyết định bởi cách thức đối phó đúng đắn đối với Trung Quốc.”

Ông Maas viết trên báo Welt am Sonntag rằng: “Washington nhìn thấy thách thức chiến lược to lớn của thế kỷ này trước sự trỗi dậy của Trung Quốc thông qua các đường lối của ĐCSTQ. Do đó, chính quyền tiếp theo của Hoa Kỳ cũng sẽ tái định hướng năng lực chính trị và quân sự để đối phó với Trung Quốc.”

Ông viết: “Một số người có thể cho rằng đây là sự suy yếu tự động của mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương. Ngược lại, đối với tôi, việc định hình mối quan hệ của chúng ta với Trung Quốc mang lại cơ hội cho sự hợp tác xuyên Đại Tây Dương mới, bởi người Mỹ và châu Âu cùng quan tâm đến một xã hội cởi mở, tôn trọng nhân quyền cùng các tiêu chuẩn dân chủ, thương mại công bằng, các tuyến đường biển tự do cũng như an ninh của dữ liệu và tài sản trí tuệ của chúng ta.”

Nếu chúng ta muốn ép Trung Quốc tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế như vậy, khi đó Hoa Kỳ cũng có thể được hưởng lợi từ vai trò của EU vốn là đối tác thương mại lớn nhất của Bắc Kinh. Và nếu chúng ta có cùng tiếng nói trong Tổ chức Thương mại Thế giới thay vì áp đặt thuế quan với nhau, khi đó chúng ta cũng có thể thiết lập các tiêu chuẩn mới, ví dụ, liên quan đến vấn đề Trung Quốc ép buộc chuyển giao công nghệ hoặc các giao dịch với các công ty nhà nước Trung Quốc.”

Ảnh: Ngoại trưởng Đức Heiko Maas

Mối nghi kị Trung Quốc ngày càng lớn trong lòng nước Đức. Ông Mikko Huotari, lãnh đạo của Viện Nghiên cứu Trung Quốc Mercator, một tổ chức tư vấn chính phủ đặt tại Berlin, cho biết quan điểm chung về Trung Quốc đã trở nên “rất xấu tại Đức, đặc biệt trong 12 tháng qua”.

Ông Huotari nói: “Tôi trông đợi chính sách về Trung Quốc sau thời bà Angela Merkel, bất kể ai kế nhiệm bà, sẽ đưa ra một quan điểm cứng rắn hơn đối với Trung Quốc.”

Thủ tướng Merkel sẽ không tranh cử nhiệm kỳ thứ năm trong cuộc bầu cử năm tới, trong khi đó bà Kramp-Karrenbauer, đương kim Bộ trưởng Quốc phòng Đức từng được xem là người có khả năng kế nhiệm bà Merkel, sẽ từ chức lãnh đạo CDU vào tháng 12 sắp tới.

Bà Kramp-Karrenbauer từng tự nhận mình là “người theo chủ nghĩa xuyên Đại Tây Dương” tức người ủng hộ mối quan hệ chặt chẽ giữa châu Âu với Hoa kỳ và Canada.

Ông Gerhard Schindler, lãnh đạo tình báo Đức giai đoạn 2011-2016, mới đây đã cảnh báo là Trung Quốc sắp “thống trị thế giới” và châu Âu phải cảnh giác về nguy cơ gián điệp Trung Quốc.

Ông Schindler nhận định Bắc Kinh đã rất “khéo léo” mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc ra khắp châu Âu, châu Á và cả châu Phi và công nghệ của họ đã tiến xa đến mức chính quyền Đức không thể biết liệu chúng có thể được sử dụng vào các mục đích xấu hay không.

Cựu lãnh đạo tình báo Schindler kêu gọi chính phủ Berlin loại tập đoàn Trung Quốc Hoa Vi khỏi mạng 5G tại Đức để “bớt phụ thuộc” vào Bắc Kinh.

Ảnh: Thủ tướng Đức Angela Merkel bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Đại lễ đường nhân dân Bắc Kinh hồi tháng 05/2018

Trong khi đó, ngày 27/10, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper sẽ gặp gỡ hai đồng nhiệm Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar và Rajnath Singh tại New Delhi trong khuôn khổ cơ chế đối thoại “2+2” nhằm tăng cưởng quan hệ chiến lược với một nước đang đối đầu với Trung Quốc, củng cố thêm liên minh đang hình thành để chống lại Bắc Kinh.

Ngay trước khi cuộc họp khai mạc, Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết New Delhi đã đạt được một thỏa thuận quân sự với Washington về việc chia sẻ dữ liệu vệ tinh rất nhạy cảm.

Trong cuộc gặp riêng diễn ra trước buổi họp 2+2, hai bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ – Ấn đã thảo luận thêm về Thỏa Thuận hợp tác về không gian địa lý BECA, cho phép chia sẻ công nghệ quân sự cao cấp, bản đồ không gian địa lý và dữ liệu vệ tinh nhạy cảm giữa quân đội hai nước.

Công cuộc hợp tác này sẽ giúp Ấn Độ nâng cao khả năng hoạt động chính xác của tên lửa và máy bay không người lái, qua đó tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác quân sự song phương.

Theo hãng tin Anh Reuters, một nguồn tin quốc phòng Ấn Độ cho biết là Thỏa thuận BECA cũng sẽ cho phép Hoa Kỳ cung cấp các thiết bị hỗ trợ định vị và thiết bị điện tử hàng không tiên tiến trên các máy bay do Mỹ cung cấp cho Ấn Độ. Từ năm 2007 đến nay, các công ty Mỹ đã bán cho Ấn Độ hơn 21 tỷ đô la vũ khí.

Ngoài ra, hai bên được cho là sẽ cố gằng thể chế hóa quan hệ giữa các cơ quan tình báo quốc phòng, nâng cấp thỏa thuận liên lạc COMCASA từng cho phép hai nước bước đầu chia sẻ thông tin tình báo. Nếu đạt được thỏa thuận mới, hai đồng minh sẽ có thể chia sẻ thông tin tình báo giữa các lực lượng lục quân, hải quân và không quân về diễn biến của tất cả vấn đề quốc phòng từ Biển Đông đến vùng Ladakh.

Việc củng cố liên minh chống Trung Quốc không chỉ được Ngoại trưởng Mỹ thực hiện trong chuyến thăm Ấn Độ, mà nhà lãnh đạo ngoại giao Hoa Kỳ sẽ tiếp tục theo đuổi tham vọng này trong các chặng tiếp theo trong chuyến công du một vòng Nam Á và Đông Nam Á của ông.

Ông sẽ là ngoại trưởng Mỹ đầu tiên đến thăm Sri Lanka trong hơn một thập niên qua, trước khi ghé quần đảo Maldives. Đây là 2 nước nhỏ ở vùng Ấn Độ Dương đã vay nợ chồng chất của Trung Quốc cho những dự án hạ tầng cơ sở to lớn. Tại hai nước này, ngoại trưởng sẽ khuyến cáo giới lãnh đạo tránh bị sập bẫy nợ Trung Quốc.

Vào tuần trước, một quan chức cấp cao phụ trách các vấn đề Nam Á và Trung Á trong Bộ Ngoại giao Mỹ đã nhấn mạnh rằng Sri Lanka cần phải quyết tâm bảo đảm sự độc lập kinh tế đối với Trung Quốc.

Trung Quốc, qua lời đại sứ của họ tại thủ đô Sri Lanka, hôm 27/10 đã lên tiếng đả kích chuyến thăm của ông Pompeo, cho rằng Mỹ không nên « bắt nạt » Sri Lanka.

Chuyến công du kết thúc tại Indonesia cũng không phải là ngẫu nhiên vì cường quốc Đông Nam Á này cũng đang bị Trung Quốc lấn lướt ở vùng đặc quyền kinh tế của mình sát Biển Đông.

Phát biểu trước lúc ông Pompeo lên đường qua Ấn Độ, chặng đầu tiên trong chuyến công du Nam Á và Đông Nam Á, ông Dean Thompson, một quan chức ngoại giao Mỹ cao cấp, chuyên trách vùng Nam Á và Trung Á đã khẳng định: “Chúng tôi đang nỗ lực thắt chặt quan hệ thiết yếu với đồng minh và đối tác, nhấn mạnh cam kết dấn thân sâu hơn vào vùng Ấn Độ – Thái Bình Dương và thúc đẩy tầm nhìn của chúng tôi về công cuộc đối tác bền vững vì sự thịnh vượng của toàn khu vực.”

>>> Việt – Trung: Qua thiên tai mới thấy rõ ‘bạn vàng’

>>> Quan chức Đảng ăn tiền – Thủy điện xối nước dìm dân

>>> Cuồng phong “hủy diệt” số 9 lao thẳng vào vào miền trung

Tàu chiến Mỹ tràn đến Thái Bình Dương vây Trung Quốc ở Biển Đông

Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT