Sau 2 lần ăn chặn tiền cứu trợ do ca sỹ Thủy Tiên phát diễn ra ở Ngoạ Cương, xã Cảnh Hoá, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình và ở Hải Lăng Quảng Trị thì nay mạng xã hội lại bùng lên một trò ăn chặn mới, lần này là ở Đắk Nông.
Sự việc xảy ra ở tổ dân phố 1, thị trấn Ea T’ling, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông. Theo báo Người lao Động, người dân ở đây đã gửi đơn tới cơ quan chức năng tố cáo việc bị ăn chặn, bớt xén gạo hỗ trợ, cứu đói cho nhân dân. Theo như tố cáo của người dân, dù không nhận được gạo cứu đói nhưng nhiều hộ dân vẫn có chữ ký xác nhận đã nhận gạo trong danh sách, bên cạnh đó nhiều hộ được nhận gạo nhưng lại bị bớt xén so với số lượng thực tế được hưởng.
Liệu rằng có phải chính quyền giở trò ép dân ký như trường hợp xảy ra ở Hải Lăng Quảng Trị hay họ giở chiêu trò gì khác?
Trên khắp đất nước Việt Nam, nơi nào càng hẻo lánh nơi thì nơi đó có các chính quyền địa phương càng lộng hành. Lòng tham của quan chức chính quyền CS thì ở đâu cũng vậy, họ luôn tìm cách bớt xén tiền, hàng của dân nếu có thể.
Ngay cả với những trường hợp cứu trợ được ca sỹ Thủy Tiên livestream để làm bằng chứng mà họ còn ăn chặn được nói gì đến những trường hợp cứu trợ tại những nơi hẻo lánh không được phổ biến trên mạng? Vụ việc bị phanh phui ở tổ dân phố 1, thị trấn Ea T’ling, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông được xem như là một vụ hiếm hoi. Xem như người dân thấp cổ bé họng ở đây gặp may.
Cũng theo báo Người Lao Động cho biết thì “Nhiều hộ dân ở tổ dân phố 1, thị trấn Ea T’ling, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông cho biết, từ đầu năm đến nay, người dân được Nhà nước hỗ trợ nhiều đợt gạo cứu đói như: hỗ trợ gạo dịp Tết Nguyên đán tháng 1-2020, hỗ trợ gạo trong đợt giáp hạt tháng 5-2020 và hỗ trợ gạo cho nhân dân ảnh hưởng trong đợt nắng hạn tháng 10-2020. Tuy nhiên, trong các đợt cấp phát gạo đó, nhiều hộ dân có tên trong danh sách phê duyệt nhưng lại không được nhận gạo, một số hộ được nhận gạo nhưng bị bớt xén, không đủ số lượng được cấp. Đặc biệt, rất nhiều hộ dân không được nhận gạo nhưng trong danh sách lại có chữ ký nhận đủ số gạo”. Vâng! Đó là những gì mà chính quyền địa phương nơi đây đã làm.
Đúng như lời của bà cựu phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã nói “ăn của dân không chừa một thứ gì”.
Cả người vừa nghèo vừa mang bệnh cũng không tha
Với những người dân vừa nghèo vừa mang bệnh tật mà nhẫn tâm ăn chặn gạo cứu trợ của họ thì có thể nói, đó là tận cùng của sự khốn nạn.
Ví dụ như hộ gia đình ông Phạm Văn Hòa (41 tuổi, tổ dân phố 1) có hoàn cảnh rất khó khăn, ông bị bệnh thận, không có tiền chữa trị, một mình phải làm thuê nuôi 3 người con ăn học. Tháng 5-2020, ông Hòa nghe tin Nhà nước hỗ trợ gạo cứu đói nhưng đợi mãi không thấy. may cho ông là có báo chí phanh phui chứ không thì ông cũng không biết được hạt gạo cứu đói có hình dáng như thế nào.
Người dân quê ở vùng sâu vùng xa vốn rất chất phát, họ chỉ biết chờ đợi chứ không hề nghi ngờ, vì vậy mà chính quyền địa phương nơi đây mới lợi dụng. Không có cái lợi dụng nào dễ dàng bằng lợi dụng sự hiền lành chất phát của người dân nghèo ít học.
Ông Hòa đã cho biết, ông rất bất ngờ khi thấy mình có danh sách nhận gạo và đã ký nhận 75kg dù từ trước đến nay ông chưa bao giờ nhận được hạt gạo hỗ trợ nào.
Cũng không khá hơn gì gia đình ông Phạm Văn Hòa, con cái bà Trần Thị Duyên cũng đều là những người tật nguyền đáng thương. Một gia đình mà có đến 4 người con bị tật nguyền mà chính quyền cũng ăn chặn được thì quả thật không còn từ ngữ gì có thể mô tả hết sự khốn nạn của họ.
Bà Duyên cũng nghe tin Nhà nước hỗ trợ gạo ăn Tết, bà cũng mừng nhưng đợi mãi không thấy được nhận. Bà cho biết, mới đây tìm hiểu ra thì gia đình bà có tên trong danh sách được nhận 30kg gạo, nhưng lại không được nhận. Và bà không biết ai đã giả chữ ký trong danh sách để nhận phần gạo của gia đình mình.
Vâng! Thực tế thì làm sao người dân biết ai đã đặt bút ký được? Nhưng kẻ chủ mưu hay kẻ đồng lõa thì không khó để chỉ đích danh. Trước hết tổ trưởng tổ dân phố 1 phải chịu trách nhiệm và sau đó là những người trong tổ làm công tác lập danh sách phát quà. Rất dễ truy tố những người này, có điều là chính quyền có mạnh tay hay không? Hay đợi sau khi dư luận lắn xuống thì mọi chuyện lại đâu vào đấy?
Danh sách chữ ký giả mạo và số lượng gạo bị xén
Chínhquyền địa phương nơi đây làm rất nhiều trò, có người thì bị xén hết 100% phần gạo cứu trợ, có người thì bị bớt xén một phần.
Điển hình, hộ gia đình bà Hoàng Thị Kim Điền, ở cùng tổ dân phố 1, thị trấn Ea T’ling có hoàn cảnh hết sức khó khăn. Nhà cửa tạm bợ, đất canh tác không có, lại sinh nhiều con nên khi gặp hạn hán cuộc sống gia đình bà lại càng khó khăn hơn. Ngày 6/10 vừa qua, bà Điền trong danh sách nhận được 105kg gạo, nhưng trên thực tế chỉ được nhận 30kg. Đấy! hành động của chính quyền địa phương nơi đây ăn chặn trắng trợn như vậy. Họ dám ăn chặn công khai trước trước mặt dân, vì sao vậy? Vì đơn giản họ coi thường dân và cho rằng dân nghèo, hiểu biết hạn hẹp, thấp cổ bé họng chẳng biết kêu cứu ai.
Tương tự hộ bà Trần Thị Phượng danh sách được nhận 60kg nhưng chỉ được nhận 30kg, hộ bà Ngô Thị Lan trong danh sách phê duyệt nhận 75kg nhưng chỉ được nhận 30kg.
Bà Hoàng Thị Kim Điền cho hay gia đình không biết thực tế được nhận bao nhiêu gạo, sau khi người dân tố cáo, bà được mời đi họp thì mới biết gia đình được nhận 105kg (15kg/1 khẩu).
Ông chủ tịch UBND thị trấn Ea T’ling Nguyễn Hữu Ánh cho biết “trong đợt hạn hán đầu năm 2020, toàn thị trấn có 2.018 khẩu ở 13 tổ dân phố bị ảnh hưởng. Đầu tháng 10 vừa qua, cấp trên đưa xuống 30,27 tấn gạo để cấp phát cho 2.018 khẩu bị ảnh hưởng với định mức 15kg gạo/khẩu. Qua rà soát thì đúng là tổ dân phố 1 cấp phát gạo không đúng quy định”. Vâng! 15 kg gạo là rất ít nỏi vậy mà quan chức cũng không tha.
Hầu hết những vấn đề tiêu cực ở địa phương là do người dân kêu cứu chứ chính quyền cấp cao hơn không phát hiện kịp thời, luôn luôn là vậy. Mà những sai phạm của tổ dân phố thuộc quyền quản lý trực tiếp của thị trấn mà chính quyền thị trấn này không hay biết thì vai trò quản lý của chủ tịch và bí thư thị trấn này phải được đặt nghi vấn, liệu có sự chỉ đạo ăn chặn từ người đứng đầu thị trấn Ea T’ling hay không? Nếu không chỉ đạo tổ trưởng tổ dân phố ăn chặn thì tại sao ông ta không phát hiện? Phát hiện tiêu cực cấp dưới là trách nhiệm của quan chức cấp trên mà? Nếu không đồng lõa hoặc chủ mưu thì ông ta cũng là người tắc trách.
Bài ăn chặn ở Ngọa Cương được dựng lại.
Trước sức ép dư luận, ngày 1/11 ông Nguyễn Hữu Ánh, Chủ tịch UBND thị trấn Ea T’ling xác nhận sự việc này có xảy ra trên địa bàn. Trên báo VTC News ông Ánh nói rằng “lực lượng chức năng đã thành lập tổ xác minh thông tin phản ánh của người dân. Kết quả ban đầu cho thấy có sự việc như người dân phản ánh và địa phương đã chỉ đạo phải phát gạo đúng trường hợp được hưởng. Đồng thời, sau khi làm việc với các bên liên quan, cơ quan chức năng nhận thấy ở các tổ dân phố cắt giảm nhiều hộ dân để chia lại cho một số hộ khác cũng nằm trong diện khó khăn, chứ không phải ăn chặn”
Cũng tương tự như hành động chống chế của chính quyền thôn Ngọa Cương, Ngoạ Cương, xã Cảnh Hoá, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình trước đó, lần này ông UBND thị trấn Ea T’ling cũng chống chế rằng “sau khi làm việc với các bên liên quan, cơ quan chức năng nhận thấy ở các tổ dân phố cắt giảm nhiều hộ dân để chia lại cho một số hộ khác cũng nằm trong diện khó khăn, chứ không phải ăn chặn”. Vâng! Cũng trò chạy tội lấy của người này chia cho người khác chứ không phải ăn chặn.
Thực tế việc ăn chặn tương tự như thế này đã xảy ra từ nhiều năm và rộng khắp trên đất nước này chứ không phải chỉ riêng trường hợp này nên dân biết hết, mạng xã hội biết hết. Và thực tế người dân chưa từng thấy chính quyền thu tiền lại rồi san sẻ cho dân bao giờ. Tất cả những gì người dân chứng kiến lâu nay thì chỉ có quan chức thu lại rồi chia nhau làm giàu.
Những lời chạy tội như thế này không thể nào qua được mắt dân đâu, tuy nhiên dân không thể làm gì được bọn quan tham bất nhân này vì họ tham nhũng có hệ thống.
Cấp chính quyền nào đã đồng lõa với tổ trưởng tổ dân phố 1?
Kẻ chủ mưu hoặc đồng lõa luôn có hành động bảo vệ những sai phạm thuộc cấp. Vì đơn giản bảo vệ thuộc hạ cũng là bảo vệ mình. Sẽ không lời nói thẳng thắn nào từ phía ông chủ tịch UBND thị trấn Ea T’ling đâu. Hãy xem nội dung câu phát biểu của ông chủ tịch thị trấn thì biết. Và chỉ cần như vậy thì người dân cũng tự hiểu rằng, đấy là hành động phạm tội đồng lõa hoặc chủ mưu rồi chứ không cần phải đợi đến khi cơ quan điều tra vào cuộc. Sẽ không có cơ quan nào điều tra đâu, cùng lắm chỉ là họp bàn qua loa rồi “rút kinh nghiệm” là huề cả làng.
Ăn chặn gạo nếu không bị phát hiện thì bọn quan tham sẽ được của cải, nhưng nếu bị phát hiện thì chỉ rút kinh nghiệm là xong thì làm sao họ không tham nhũng? Chỉ có thắng và huề thì kẻ không tham nhũng cũng nổi lòng tham mà tham nhũng thôi.
Cách xử lý như vậy là trò quen thuộc của ĐCS Việt Nam từ thượng tầng ở Trung Ương đến anh tổ dân phố nhỏ bé. Và chính cách xử lý như vậy mà nó tạo nên một nhà nước tham nhũng tầng tầng lớp lớp như hiện nay.
Vấn nạn tham nhũng của chế độ này là bất trị. Ở chế độ này ai cũng thấy rõ một nghịch lý, đấy là lương của quan chức rất thấp nhưng cuộc sống của họ thì rất giàu có. Đó chính là tham nhũng chứ không cần phải đợi người ta bắt tại trận với bằng chứng giấy trắng mực đen mới gọi là tham nhũng. Ở quốc gia nào thì tham nhũng bị tấn công chứ ở Việt nam thì đa phần tham nhũng được bảo. Ở Việt Nam, đã tham nhũng thì xảy ra ở cả hệ thống chứ không phải riêng lẻ. Nếu ông trưởng khu phố 1 mà ăn chặn một mình thì liệu ông chủ tịch thị trấn có lên tiếng bảo vệ ông ta không? Vậy nên, đã xảy ra hiện tượng bảo vệ nhau khi có tiêu cực, thì đó chính là dấu hiệu tham nhũng của một nhóm chứ không phải của riêng cá nhân ai cả.
Nguyễn Duy – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Từ thiện và phẩm giá người vùng lụt
>>> Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đổ lỗi tại trời khiến dân phẫn nộ
>>> Thủy Tiên phát tiền – Đảng vào “trấn” lại
Cách cài vượt tường lửa miễn phí:
Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7
Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT