Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=rpatFvpD_yU
Những ngày qua báo chí tốn không ít giấy mực cho việc tỷ phú Mã Vân (Jack Ma) bị chế độ Cộng Sản Bắc Kinh xử lý.
Từng là niềm tự hào, hy vọng của Trung Quốc để cạnh tranh với các đế chế công nghệ số toàn cầu, nay Mã Vân đang từng bước bị Bắc Kinh “kìm hãm” đưa vào khuôn phép.
Người đồng sáng lập đế chế thương mại điện tử toàn cầu Alibaba liên tiếp nhận tin xấu kể từ hồi tháng 10/2020.
Vào tháng 11, Bắc Kinh quyết định cấm Ant Group, công ty liên kết của tập đoàn Alibaba do Mã Vân sáng lập, phát hành cổ phiếu ra công chúng.
Cùng lúc nhiều thông tin cho biết tập đoàn Alibaba bị điều tra vì vi phạm luật chống độc quyền.
Sự việc dường như trở nên nghiêm trọng khi từ tháng 10/2020, ông chủ giàu có và đầy quyền lực Mã Vân không còn thấy xuất hiện trước công chúng.
Có tin nói, tỷ phú giàu nhất Trung Quốc này bị cấm xuất cảnh.
Ông chủ của đế chế thương mại và một hệ thống ngân hàng điện tử đang lên như diều gặp gió giờ có nguy cơ rơi tự do trở lại mặt đất.
Từ khi sáng lập ra Alibaba trong một căn hộ nhỏ ở thành phố Hàng Châu năm 1999 đến khi cho ra đời ứng dụng thanh toán điện tử Alipay năm 2004 và 10 năm sau đó cho ra đời hệ thống ngân hàng mạng Ant Financial, Mã Vân đã xây dựng được một đế chế kinh doanh khổng lồ dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ số với trị giá tài sản lên tới trên dưới 60 tỷ đô la.
Có thể nói ông chủ của Alibaba và Ant đã làm nên một cuộc cách mạng trong tiêu dùng và thanh toán ở trong nước, đồng thời đưa Trung Quốc thành một đối thủ cạnh tranh lớn với thế giới trong lĩnh vực ứng dụng cộng nghệ số.
Thành công của Mã Vân không nằm ngoài tham vọng chiến lược của chính quyền Bắc Kinh.
Thậm chí hồi năm 2018, báo chí quốc tế còn loan truyền tin đồn Mã Vân là đảng viên đảng Cộng Sản Trung Quốc.
Thế nhưng vận xấu của Mã Vân có lẽ bắt đầu từ một diễn đàn ở Thượng Hải hồi cuối tháng 10/2020.
Trước nhiều quan chức quyền lực nhất trong giới chính trị và tài chính của Trung Quốc, Mã Vân đã lên tiếng chỉ trích các quy định quản lý tài chính của Trung Quốc kìm hãm phát triển công nghệ, đầu tư.
Ông cho rằng cần phải cải cách hệ thống ngân hàng mà ông ví như là « những tiệm cầm đồ ».
Những phát biểu thể hiện quan điểm của một tỷ phú giàu có như vậy đã khiến các nhà quản lý tài chính của chế độ Cộng Sản không khỏi lo ngại sẽ có ngày hệ thống ngân hàng Nhà nước với hàng mớ thủ tục hành chính quan liêu, phụ thuộc vào các mệnh lệnh chính trị của đảng sẽ không thể cạnh tranh được với những Alibaba, Alipay và Ant và xa hơn nữa sẽ là đế chế lớn mạnh của Mã Vân có thể chi phối hay làm thay đổi hệ thống chính trị của Trung Quốc.
Theo Le Figaro, giờ đây công ty dịch vụ tài chính Ant Group đã là một con bạch tuộc vươn vòi sang nhiều hệ thống như giao hàng qua mạng (Meituan), taxi (Didi) và giám sát (Sense Time).
Tập đoàn có trị giá tài sản 173 tỷ đô la và nắm giữ 290 tỷ đô la tiền vay tiêu dùng của hàng trăm triệu dân Trung Quốc, mỗi năm xử lý giao dịch hàng chục nghìn tỷ đô la trên mạng internet.
Mã Vân từ khi trở thành tỷ phú tầm thế giới luôn là người biết lựa chiều, tận dụng quyền lực chính trị của chế độ tại Trung Quốc để phát triển.
Nhưng lần này, nhà tài phiệt Trung Quốc đã vượt qua lằn ranh đỏ của chế độ Cộng Sản.
Hệ quả là Alibaba hứng chịu một loạt các sự kiện nói trên. Theo nhật báo tài chính Mỹ Wall Street Journal, dường như đích thân chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã ra lệnh đưa Mã Vân vào khuôn khổ, mà bước đầu là cấm Ant niêm yết chứng khoán và tiếp đó sẽ là những cuộc điều tra mở rộng.
Một quyết định khiến tập đoàn dịch vụ tài chính Ant Group có thể mất ít nhất 30 tỷ đô la.
Theo giới quan sát, dù tương lai của Ant là bất trắc nhưng ít có khả năng chế độ Cộng Sản đánh mạnh Mã Vân, như điều tra tham nhũng hay phá hoàn toàn đế chế của nhà tỷ phú.
Làm như vậy sẽ gây đảo lộn môi trường kinh doanh với quốc tế và chính quyền sẽ mất lòng tin của các doanh nghiệp trong và ngoài Trung Quốc.
Alibaba và Mã Vân giờ như là chỉ số đo sức khỏe của nền kinh tế Trung Quốc và là một phần cuộc sống của người dân Trung Quốc.
Những động thái vừa rồi của chính quyền Bắc Kinh với đế chế Mã Vân có thể mới chỉ là đòn cảnh cáo khẳng định hơn ai hết đảng Cộng Sản Trung Quốc hiểu thế nào là « vật chất quyết định ý thức ».
Mã Vân từ hai bàn tay trắng làm nên sự nghiệp lớn ở Trung Quốc cũng biết đã có không ít các doanh nghiệp, các đại gia chỉ trích quá đà chính quyền đã bị khuynh gia bại sản chỉ vì các cáo buộc gian lận, trốn thuế hay làm trái quy định Nhà nước.
Jack Ma mất 3 tỷ USD vì Ant Group bị đình chỉ IPO
Trước đó, Jack Ma dự kiến có thêm 27,4 tỷ USD sau khi Ant Group IPO tại Hồng Kông và Thượng Hải…
Jack Ma được dự báo sẽ trở thành người giàu thứ 11 thế giới sau khi startup công nghệ tài chính Ant Group chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) vào ngày 5/11.
Tuy nhiên, thông tin IPO kỷ lục của Ant Group bất ngờ bị dừng tại cả hai sàn Thượng Hải và Hồng Kông khiến tài sản của ông “bay hơi” 3 tỷ USD.
Giá cổ phiếu của Alibaba Group – công ty do Jack Ma đồng sáng lập – giảm 8,1% trên sàn chứng khoán New York – mức giảm lớn nhất kể từ tháng 1/2015 sau thông tin IPO của Ant bị đình chỉ. Trong khi đó, giá cổ phiếu Alibaba giao dịch trên sàn Hồng Kông cũng sụt 9,3% đầu phiên giao dịch 4/11.
Theo giá IPO dự kiến của Ant, Jack Ma, sẽ có thêm 27,4 tỷ USD sau khi công ty này lên sàn.
Ant Group là công ty mẹ của Alipay – nền tảng thanh toán được lập ra để phục vụ các trang thương mại của Alibaba.
Năm 2014, Ant tách riêng trở thành một công ty độc lập với hơn 30% cổ phần vẫn nằm trong tay Jack Ma.
Dự kiến huy động ít nhất 34,5 tỷ USD, IPO của Ant đã thu hút ít nhất 3.000 tỷ USD đặt trước của các nhà đầu tư trên cả sàn Thượng Hải và Hồng Kông.
Con sốt này khiến nhiều người dự báo giá cổ phiếu Ant sẽ tăng mạnh trong phiên đầu giao dịch.
Bên cạnh đó, IPO lớn nhất lịch sử này cũng dự kiến mang về khối tài sản khổng lồ cho các nhà đầu tư sớm và nhân viên của Ant, trong đó ít nhất 18 người trở thành tỷ phú.
Sàn Thượng Hải tuyên bố quyết định dừng IPO của Ant vào ngày 3/11 sau khi Jack Ma bị gọi đến một cuộc gặp với 4 cơ quan quản lý tài chính Trung Quốc.
Trong tuyên bố ngày 3/11, Sở Giao dịch chứng khoán Thượng Hải đề cập đến cuộc gặp trên khi giải thích lý do đình chỉ vụ IPO của Ant.
“Gần đây, người nắm quyền kiểm soát, Chủ tịch và CEO của Ant đã được triệu tập và thẩm vấn bởi các cơ quan chức năng“, tuyên bố của sàn Thượng Hải có đoạn. “Ant cũng đã báo cáo những vấn đề quan trọng như thay đổi trong môi trường pháp lý về công nghệ tài chính.
Những vấn đề này có thể dẫn tới việc Ant không đáp ứng được các tiêu chuẩn để niêm yết cổ phiếu hay các yêu cầu về công bố thông tin“.
Vì lý do đó, Sở Giao dịch chứng khoán Thượng Hải quyết định đình chỉ việc niêm yết cổ phiếu Ant tại sàn này. Không lâu sau đó, Hồng Kông đưa ra quyết định tương tự.
Ngày 2/11, Ngân hàng Trung ương Trung quốc PBOC và các cơ quan chức năng khác ra một dự thảo quy định mới về hoạt động cho vay các khoản vay nhỏ (micro lending) trên mạng. Quy định mới này có thể ảnh hưởng không nhỏ đến Ant.
Theo tin từ Bloomberg, 4 cơ quan quản lý tài chính của Trung Quốc, đứng đầu là Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC), ngày 2/11 đã tổ chức một cuộc họp chung với các giám đốc cấp cao của Ant Group, chỉ vài ngày trước thềm IPO lớn nhất lịch sử trên sàn Thượng Hải và Hồng Kông.
Tham gia cuộc gặp có Jack Ma, người đồng sáng lập Ant Group, chủ tịch Eric Jing và CEO Simon Hu.
Nguồn tin thân cận của Bloomberg cho biết nhóm lãnh đạo của Ant Group đã được thông báo rằng công ty này sẽ đối mặt với sự kiểm soát nghiêm ngặt hơn và chịu ràng buộc về vốn cũng như đòn bẩy tương tự như các ngân hàng.
Ant Group dự kiến bắt đầu giao dịch cổ phiếu đồng thời trên cả hai sàn Thượng Hải và Hồng Kông vào ngày 5/11, dự kiến huy động ít nhất 34,5 tỷ USD.
Tính đến ngày 29/10, lượng đặt mua cổ phiếu Ant của các nhà đầu tư cá nhân trên sàn chứng khoán Thượng Hải đạt mức kỷ lục 19.050 tỷ Nhân dân tệ (2.850 tỷ USD), lớn gấp 870 lần lượng cung.
Trên sàn chứng khoán Hồng Kông, khoảng 1,55 triệu nhà đầu tư cá nhân – tương đương 20% dân số thành phố này – đã đặt 1.300 tỷ Đôla Hồng Kông (167,7 tỷ USD) để mua cổ phiếu này, lớn gấp 389 lần lượng cung, tính tới cuối ngày 30/10.
“Rủi ro lớn nhất hiện tại với Ant Group là về quy định.
Chúng tôi cho rằng tin tức này có thể tác động tiêu cực đến thương vụ IPO.
Dù phần lớn nhà đầu tư vẫn sẽ lạc quan vào triển vọng dài hạn của Ant Group, họ sẽ phải điều chỉnh lại kỳ vọng tăng trưởng với công ty sau tín hiệu can thiệp rõ ràng của giới chức“, Kevin Kwek, nhà phân tích tại Sanford C. Bernstein, nhận định.
Ngoài PBOC, 3 cơ quan quản lý còn lại bao gồm Ủy ban Quản lý Bảo hiểm và Ngân hàng Trung Quốc, Ủy ban Quản lý chứng khoán Trung Quốc và Cơ quan Quản lý Ngoại hối Nhà nước (SAFE).
Phản ứng trước những quy định này, Jack Ma, cho rằng giới chức Trung Quốc và toàn cầu đang cản trở đổi mới. Ông thậm chí so sánh Hiệp ước Basel với các tiêu chuẩn vốn cho các ngân hàng giống như “câu lạc bộ người cao tuổi“.
“Đổi phá sáng tạo không sợ các quy định mà sợ những quy định lỗi thời“, Jack Ma bình luận tại một hội nghị ở Thượng Hải đầu năm nay. “Chúng ta không nên sử dụng cách quản lý ga tàu để điều hành sân bay và càng không nên quản lý tương lai bằng các biện pháp của ngày hôm qua“.
Tỉ phú Jack Ma nghi mất tích sau khi biến mất khỏi show truyền hình thực tế
Tỉ phú Jack Ma bị nghi ngờ mất tích sau hai tháng không xuất hiện trước công chúng. Trong tháng 10, ông Jack Ma có bài phát biểu chỉ trích những bất cập trong hệ thống quản lý tài chính của Trung Quốc.
Theo báo Telegraph (Anh), tỉ phú Trung Quốc vốn đã không còn xuất hiện trước công chúng trong nhiều tuần sau khi công khai chỉ trích hệ thống quản lý tài chính của Trung Quốc, nay lại biến mất luôn khỏi chương trình truyền hình thực tế mà ông tạo nên và tham gia với tư cách một thành viên ban giám khảo.
Ông Ma không có mặt trong chương trình truyền hình thực tế có tên “Các anh hùng kinh doanh của châu Phi” (Africa’s Business Heroes), một Game Show theo phong cách “The Apprentice” (Người tập sự) dành cho các doanh nhân trẻ của châu Phi cơ hội nhận được những giải thưởng lớn trong quỹ giải thưởng lên tới cả triệu USD.
Ông Jack Ma (Mã Vân) thường là thành viên ban giám khảo sẽ đánh giá về các ý tưởng kinh doanh của thí sinh tham gia game show.
Tuy nhiên trong chương trình cuối cùng tháng 11, vị trí của ông được thay thế bằng một lãnh đạo khác từ Alibaba, công ty do ông Jack Ma sáng lập.
Không những thế, theo báo Financial Times, hình ảnh tỉ phú này đã bị gỡ khỏi trang web chương trình và ông cũng bị rút ra khỏi video quảng cáo cho chương trình game show này.
Hoàng Trung – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Đảng mục nát – Chính phủ đề xuất cấy nhân tài
>>> Bộ Ngoại giao Đức lên án nhà cầm quyền Việt Nam vì kết án tù 3 nhà báo
Việt Nam vẫn loay hoay với việc công khai tài sản quan chức
Cách cài vượt tường lửa miễn phí:
Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7
Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT