Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=80wkHpJKFvI
Nhà nước và đảng Cộng sản Việt Nam đang trong quá trình chuẩn bị kiện toàn bộ máy quyền lực đảng – chính và nhân sự cấp cao hậu Đại hội 13, trong đó có sự chuẩn bị cho một tân chính phủ ở nhiệm kỳ mới.
Hôm 04/3/2021, các nhà quan sát thời sự, chính trị Việt Nam từ trong nước và hải ngoại nêu quan điểm với BBC News Tiếng Việt xung quanh vấn đề đâu có thể là thách thức với chính phủ kế tiếp này.
Từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhà phân tích chính sách công, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Phạm Quý Thọ nói rằng ông hy vọng chính phủ nhiệm kỳ mới sẽ quan tâm tới vấn đề dân chủ hơn.
“Với cá nhân tôi, thách thức đối với nhiệm kỳ tới vẫn còn rất lớn, bởi vì trong bối cảnh quốc tế và khu vực, như tình hình ở Myanmar còn hết sức phức tạp, do vậy thách thức còn vô cùng lớn.
“Tình hình dịch Covid-19 trong năm 2021 cũng chưa phải là hết, cho nên ngoài chính trị ra, lại có thêm những áp lực như bệnh dịch và những vấn đề xã hội khác.
“Thứ hai nữa, sự thay đổi chính phủ này, trên tư cách một người dân, tôi hy vọng sự thay đổi này vẫn sẽ hướng tới một sự tốt hơn, chứ không phải là hướng tới một sự xấu hơn, hay là quay sang tính chuyên chế, hoặc là độc tài.
“Và tôi vẫn mong rằng, ngoài nỗ lực, cố gắng về kinh tế, mở cửa làm ăn với các nước, rồi phát triển kinh tế tư nhân, Việt Nam cũng phải chú ý đến mặt dân chủ.
“Có nghĩa là Việt Nam phải đảm bảo rằng các quyền lợi và chính sách phải hướng về người dân, đó là mong ước của tôi đối với dàn lãnh đạo mới của nhiệm kỳ thứ 13 này.”
‘Tăng trưởng kinh tế, nhưng đừng quên đảm bảo an ninh chủ quyền’
Từ thành phố Nha Trang, thuộc tỉnh Khánh Hòa của Việt Nam, nhà báo Võ Văn Tạo quan ngại về vấn đề bảo đảm an ninh, chủ quyền và mong muốn tân chính phủ bên cạnh coi trọng tăng trưởng kinh tế, cần quan tâm vấn đề trên:
“Qua những thông tin sau Đại hội đảng 13 về mặt nhân sự vào Ban Bí thư, Bộ Chính trị v.v… và qua những tin tức rò rỉ về cơ cấu bộ máy nhân sự của chính phủ Việt Nam trong thời gian tới này, tôi không có nhiều hy vọng là sẽ có những đột biến khả quan…
“Như nhiều ý kiến đã thống nhất với nhau rằng Việt Nam là một thể chế đảng trị hoàn toàn, do đó những nhân sự mà đảng cử ra để làm ở cơ quan này hay cơ quan khác như là Quốc hội hay chính phủ, thì cũng cứ phải chịu theo sự lãnh đạo tập thể của đảng mà thường thể hiện ở ba cơ quan: Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Ban chấp hành Trung ương đảng.
“Ba cơ cấu này đều có nghị quyết cả, nên vai trò cá nhân sẽ rất là khó, nhưng phẩm chất của từng người một, hoặc người đứng đầu chính phủ, tức là Thủ tướng chính phủ, có vai trò quyết định quan trọng, chứ không phải hoàn toàn là chỉ ở đảng…”
Nói về ứng viên được dự kiến đảm nhiệm chức vụ Thủ tướng chính phủ Việt Nam nhiệm kỳ tới đây, ông Võ Văn Tạo nói tiếp:
“Tôi nghĩ rằng ông Phạm Minh Chính có gốc là công an, nhưng ông cũng có mặt được là khi về làm Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Quảng Ninh, ông cũng đã tổ chức được để cho kinh tế, đầu tư trong nước và nước ngoài về đó đầu tư rất là nhiều, giúp phát triển mạnh tỉnh Quang Ninh.
“Tôi nghĩ đó là mặt mạnh của ông ấy, nhưng bên cạnh mặt mạnh ấy, lại thấy có điểm yếu là thế này, Quảng Ninh là một tỉnh giáp với Trung Quốc, ông Chính đã muôn xây dựng nơi đó thành một khu đặc khu và đã cử cán bộ sang Trung Quốc để học và mời chuyên gia Trung Quốc đến để huấn luyện, để cho Quảng Ninh làm theo mô hình Trung Quốc.
“Cái đó làm cho những người có ý thức bảo vệ chủ quyền của đất nước của Việt Nam rất băn khoăn lo lắng, tôi sợ rằng nếu cứ chăm chú vào chuyện thành tích cá nhân ở một địa phương nào đó, mà không nghĩ đến an ninh quốc gia lớn hơn, thì điều ấy rất nguy hiểm.
“Tôi hy vọng là ông Phạm Minh Chính sẽ rút được bài học nào đó khi mà ông lãnh đạo chính phủ và hy vọng ông phát huy được mặt mạnh, kích thích nền kinh tế tăng trưởng nhanh, nhưng đi đôi với bảo vệ chủ quyền, an ninh của đất nước.”
Tuy nhiên ‘vẫn còn hậu quả phải giải quyết từ nhiệm kỳ trước lưu lại’
Từ Houston, Texas, Hoa Kỳ, blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cho rằng nhiệm kỳ của chính phủ hiện tại có thể để lại một số vấn đề mà chính phủ kế nhiệm cần quan tâm xử lý được lưu lại từ chính phủ tiền nhiệm, cả về đối nội lẫn đối ngoại:
“Với thành tích chống dịch bất chấp đời sống bị ảnh hưởng với người dân ra sao, quay lại trước đó với cam kết của chính phủ về gói cứu trợ 62 ngàn tỷ đồng, ngày hôm nay các nhà quan sát độc lập theo dõi cũng đang muốn đặt câu hỏi rằng hỗ trợ cho dân tới đâu?
“Thành tựu của một chính phủ không thể chỉ đo đếm bằng các chỉ số nằm trên các báo cáo hội nghị, mà nó phải gắn với thực tiễn xã hội.
“Như vậy khi nói chống dịch thành công, nhưng nhìn vào việc công nhân thất nghiệp, đời sống bấp bênh, người dân đi rút bảo hiểm thất nghiệp và xếp hàng rồng rắn để chờ.
“Rồi tình cảnh của bao nhiêu con người bây giờ vẫn đang nằm trong các ngành chủ chốt, ví dụ như ngành du lịch, khách sạn, nhà hàng, mà chờ đợi hỗ trợ của chính phủ, mà không nhận được, thì đó là thành tựu của chính phủ chỉ đi kèm chỉ số.
“Nhiệm kỳ của Thủ tướng Chính phủ hiện nay có một câu là không phát triển kinh tế bằng cách đánh đổi môi trường.
Nhưng ngay cuối nhiệm kỳ đã có câu trả lời cho chính phủ của Thủ tướng chính phủ hiện nay bằng những trận mưa bão sạt lở, rồi cũng trong nhiệm kỳ này, khi luật đặc khu không được thông qua, nhưng thực tế thì cuối cùng Vân Đồn cũng trở thành đặc khu kinh tế một cách riêng biệt, rồi Phú Quốc cũng vậy và ở Bắc Vân Phong, nhà máy nhiệt điện được đưa ra…
“Và một vấn đề nữa là khi Việt Nam bị đưa vào danh sách thao túng tiền tệ do Hoa Kỳ nêu ra, phải nói rằng đây là một thiệt hại chưa thể đo đếm được đối với phía Việt Nam, mặc dù Hoa Kỳ chưa áp dụng lệnh trừng phạt…
“Như vậy sắp tới nhiệm vụ của chính phủ mới còn là làm sao phải đối phó với danh sách thao túng tiền tệ mà Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào và chống lại sự ảnh hưởng từ phía Trung Quốc trong ảnh hưởng về mặt kinh tế.”
‘Từ lo cải cách thể chế đến lưu ý vấn đề đặc khu’
Mới đây, một chuyên gia kinh tế, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, cũng đã chia sẻ với BBC kỳ vọng và lưu ý của mình với người đứng đầu nội các chính phủ Việt Nam trong nhiệm kỳ mới tới đây, ông nói:
“Tôi nghĩ rằng người thủ tướng kế nhiệm sẽ tiếp tục sự nghiệp của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và sẽ đẩy mạnh những định hướng mà Đại hội 13 của đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra.
“Đó là cải cách thể chế, là chuyển sang kinh tế số hóa và phát huy vai trò của kinh tế tư nhân, trong khi nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước.
“Tôi nghĩ đó là những phương hướng mà sắp tới đây thủ tướng kế nhiệm sẽ phát huy và hy vọng sẽ làm tốt những biện pháp và những chính sách tốt đẹp mà người tiền nhiệm đã để lại.
“Tuy nhiên, nhân dịp này tôi muốn trao đổi thêm là trong thời gian vừa qua, việc Việt Nam đẩy mạnh hội nhập quốc tế, đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ kinh tế đã là các biện pháp đúng để Việt Nam bảo đảm có một sự cân bằng và tránh lệ thuộc vào một nền kinh tế duy nhất, mà cụ thể ở đây là Trung Quốc…
“Ngoài ra, một vấn đề hết sức quan trọng khác theo tôi là vấn đề các đặc khu, trong đó có ba đặc khu Vân Đồn, Vân Phong và Phú Quốc, về vấn đề này, tôi nghĩ rằng Việt Nam đã có rút kinh nghiệm và đã phải dựng lại luật về ba khu đặc khu.
“Tôi nghĩ đó là một bài học kinh nghiệm sâu sắc mà sắp tới đây Quốc hội cũng như Chính phủ khóa mới của Việt Nam sẽ tiếp tục cần lưu ý và và vận dụng để tránh có những việc ai đó lợi dụng để có được những khu đặc khu đó để trở thành những miếng đất đầu tư đến 99 năm cho các nhà đầu tư Trung Quốc.
“Và đấy là một việc mà cộng đồng và người dân Việt Nam sẽ hết sức có những phản ứng mẫn cảm đối với bất kỳ hành động hay chủ trương nào tương tự như vậy.”
‘Không ‘đao to búa lớn’, nhưng’đã hứa thì làm’và nhiệm kỳ sẽ ‘không tồi’?
Trở lại với cuộc hội luận của BBC hôm 04/3, Phó Giáo sư Phạm Quý Thọ trong phần cuối chương trình cũng bình luận thêm và đưa ra kỳ vong về người đứng đầu chính phủ tại Việt Nam thời gian tới đây:
“So sánh người này với người kia trong những bối cảnh khác nhau có thể là một sự khập khiễng, nhưng tôi hy vọng rằng nếu ông Phạm Minh Chính tiếp nối được những sự thích nghi của nhiệm kỳ vừa rồi dưới sự lãnh đạo tập thể, cũng như của đảng Cộng sản, thì tốt hơn là những sự đột phá mà có thể dẫn đến những khủng hoảng kinh tế.
“Thứ hai là những đột phá quá mà nếu như không có sự tính toán về mặt khoa học cũng có thể làm cho xáo trộn trong tình hình bối cảnh quốc tế, khu vực đang phức tạp như thế này.
“Và tôi hy vọng rằng nếu tiếp nối những chính sách mà không cần phải ‘đao to, búa lớn’, mà cứ tiếp tục đi theo những hướng đó và thậm chí đẩy nhanh cải cách thể chế theo hướng trong sạch bộ máy, rồi hướng tới người dân và tôn trọng quyền của người dân hơn.
“Mà như trong những cái được bàn ví dụ những gì đã hứa với người dân phải làm bằng được, thì tôi hy vọng rằng sẽ có một nhiệm kỳ nội các chính phủ không tồi hơn so với nhiệm kỳ thứ 12 hiện nay,” nhà phân tích chính sách công nói.
Thu Thủy – Thoibao.de (tổng hợp)
>>> Một đề xuất làm Nguyễn Phú Trọng phải “lo sợ”?!
>>> Vì sao Tô lâm lại tung “tung cước” vào Trần Thanh Mẫn? Liệu ai sẽ thắng?
>>> Nịnh Nguyễn Phú Trọng công khai, ông Vương Đình Huệ dụng ý gì?
Lộ diện tân bí thư thành phố Hà Nội?
Cách cài vượt tường lửa miễn phí:
Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7
Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT