Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=_Z815zPOeWs
Quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc là mối quan hệ bất bình đẳng. ĐCS Trung Quốc đã ban cho ĐCS Việt Nam “16 chữ vàng 4 tốt” chính là vòng kim cô buộc ĐCS Việt Nam không thể tách rời quỹ đạo Trung Quốc.
Quan hệ bình đẳng người ta gọi là đối tác,quan hệ bất bình đẳng là kiểu quan hệ chủ – tớ hoặc nói bằng ngôn từ mĩ miều thì đó là “tình hữu nghị Anh – Em”. Mối quan hệ Việt Nam là mối quan hệ bất bình đẳng theo kiểu như thế.
Trước đây, khi tổng bí thư nào trúng cử cũng phải sang thăm Trung Quốc, Nông Đức Mạnh có 2 chuyến thăm trung Quốc còn ông Nguyễn Phú Trọng cho đến nay đã có 3 chuyến sang thăm Trung Quốc. Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam nó bất bình đẳng như vậy.
Thực ra trong những chuyến viếng thăm đấy cũng là chuyến báo cáo kết quả thắng lợi của đại hội đảng và kèm thêm là ký kết những văn kiện bí mật. Thời ông Nguyễn Phú Trọng, ông đã ký với phía Trung Quốc 27 văn kiện bí mật, và ông Trọng cũng có 3 chuyến đi. Vì vậy sau kỳ họp quốc hội cuối cùng của khóa XIV thì Việt Nam đã kiện toàn nhân sự. Nếu giả sử như Bắc Kinh có thể thọc tay vào Bộ Chính Trị thì rõ ràng, họ rất cần phía Việt Nam báo cao với họ. Họ ở thế chủ, hay còn goi là thế đàn anh thì họ được hưởng sự trọng thị từ ĐCS Việt Nam như thế.
Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 13 diễn ra từ ngày 25 tháng 1 đến ngày 1 tháng 2 năm 2021 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội. Bốn vị trí chủ chốt của Đảng và Nhà nước nhiệm kỳ 2021-2026 đã được chính thức thông qua gồm: Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng; Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc; Thủ tướng Phạm Minh Chính; Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
Hôm 12 tháng 4 năm 2021, ông Lê Hoài Trung, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương, đã chủ trì Hội nghị trực tuyến thông báo về kết quả Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam tới Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Cộng sản Việt Nam họ rất khôn. Trước khi thông báo cho Đảng Cộng sản Trung Quốc thì họ đã thông báo cho Đảng Cộng sản Lào, là nước nhỏ, để tránh tiếng là nhiều người nghĩ Việt Nam lệ thuộc Trung Quốc, là đàn em Trung Quốc.
Mối quan hệ truyền thống Việt Nam Trung Quốc
Tại Hội nghị, ông Lê Hoài Trung thông báo những nét khái quát về kết quả Đại hội 13 và những nội dung chính của văn kiện Đại hội 13 trên các lĩnh vực kinh tế – xã hội, xây dựng Đảng và xây dựng hệ thống chính trị, đường lối, chính sách đối ngoại của Việt Nam và các mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ trong giai đoạn tới.
Việt Nam ngày càng có quan hệ sâu rộng với Trung Quốc trong hầu hết các lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế và chính trị từ những năm đầu thế kỷ 21. Cả hai nước đều được lãnh đạo bởi chế độ Cộng sản và quan hệ mật thiết theo kiểu “môi hở răng lạnh”.
Năm 1991, hai nước Việt Nam và Trung Quốc tuyên bố bình thường hóa quan hệ. Lãnh đạo Trung Quốc đưa ra “16 chữ vàng” xác định đường hướng phát triển quan hệ hai nước trong thế kỷ mới là “Sơn thủy tương liên, lý tưởng tương thông, văn hóa tương đồng, vận mệnh tương quan”. Nghĩa là sông núi gắn liền, cùng chung lý tưởng, hòa nhập văn hóa, có chung định mệnh, được diễn dịch là “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai.” Bên cạnh đó là khẩu hiệu “4 tốt” gồm “Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”.
Trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam thông báo kết quả Đại hội 13 đến Đảng Cộng sản Trung Quốc, hôm 1 tháng 4 năm 2021, Việt Nam đã thực hiện việc tương tự đến Đảng nhân dân Cách mạng Lào, cũng qua hình thức Hội nghị trực tuyến.
Về mặt chính trị thì có vẻ như ít mối quan hệ, nhưng về mặt kinh tế thì Việt Nam ngày một phụ thuộc vào Trung Quốc một cách nghiêm trọng. Không biết năm 2017, ông Nguyễn Phú Trọng đã ký với Tập Cận Bình 27 văn kiện bí mật gì mà cho đến nay, kinh tế Việt Nam không những không đứng độc lập mà ngày một trở nên phụ thuộc vào Trung Quốc.
Cần phải tạo mối quan hệ bình đẳng với phía Trung Quốc
Hàu hết các mối quan hệ cấp nhà nước không bị điều khiển bởi ý đảng thì đó quan hệ bình đẳng. ở Việt Nam không được như vậy. Nếu để ý lĩnh vực kinh tế người ta sẽ thấy Việt Nam không thể nào tách khỏi quỹ đạo Trung Quốc được. Sự lộng hành của nhà thuầ Trung Quốc trên đất nước Việt Nam nói lên tất cả. Dù cho ĐCS có khôn khéo cỡ nào thì cũng không thể nào giấu được thái độ của họ qua các dự án kinh tế làm ăn với phía Trung Quốc.
Nói chi đâu xa, vụ án Gang Thép Thái Nguyên đang đưa ra xét xử có liên quan đến hàng loạt quan chức Việt Nam đã nổi lên một điều, từ quyết định của ông cựu phó thủ tướng Hoàng Trung Hải cho đến các lãnh đạo doanh nghiẹp cấp dưới đều làm lợi cho nhà thầu MCC của Trung Quốc rất rõ ràng. Đó là điều mờ ám mà cho dù những năm gần đây, trên mặt trận ngoại giao, ông Nguyễn Phú Trọng cũng cố gắng thể hiện không phụ thuộc Trung Quốc.
Hay như dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông đầy tai tiếng, phía Việt Nam dường như nhượng bộ phía nhà thầu Trung Quốc một cách khó hiểu. Và thực tế 90% các gói thầu EPC được ưu tiên đưa vào tay nhà thuầ Trung Quốc cũng là những hành động rất đáng ngờ của ĐCS.
Nếu giẩ xử như, giữa nhà nước Việt Nam và nhà nước Trung Quốc không có kiểu quan hệ “anh – em” bất bình đẳng thì những trò lộng hành của các nhà thầu Trung Quốc ở Việt Nam có diễn ra không?
Nếu Việt Nam là nước dân chủ, thì sẽ không có kiểu quan hệ bất bình đẳng như vậy bởi lúc đó chính phủ sẽ làm việc theo ý dân chứ không theo ý đảng. Mối quan hệ “anh-em” mà Việt Nam đang vướng phải hiện nay cũng bởi từ độc đảng mà ra.
Việt Nam là vị trí chiến lược. Trung Quốc rất thèm muốn đó là điều không thể phủ nhận. Và nếu là quốc gia mà nhân dân có quyền lực thì không ai muốn đất nước mình lại thân thiết với Trung Quốc một cách bất thường được. Ngay cả người Đài Loan, họ có nguồn gốc là người Hoa họ còn không thích chính quyền Bắc Kinh thì nói gì đến Việt Nam?
Vì Mác Lê Nin mà Việt Nam phụ thuộc sâu vào Trung Quốc
Chính vì Mác Lê Nin mà Trung Quốc đã sản xinh ra mô hình kinh tế XHCN mang màu sắc Trung Quốc. Cùng chính sợi dây Mác Lê Nin mà Việt Nam nhập khẩu mô hình kinh tế đầy tính mâu thuẫn vào Việt Nam. Đồng điệu về mô hình chính trị đồng điệu về mô hình kinh tế, 2 điểm này đã gắn chặt Việt Nam vào Trung Quốc.
Lợi dụng mô hình chính trị tương đồng, mô hình kinh tế tương thích như vậy mà các nhà thầu Trung Quốc sau khi trúng thầu ở Việt Nam không chỉ đem theo các chuyên gia, mà còn đưa rất nhiều lao động phổ thông sang, mặc dù luật Việt Nam không cho phép sử dụng lao động phổ thông là người nước ngoài.
Tại Hải Phòng, Quảng Ninh, đi kèm một nhà máy nhiệt điện do nhà thầu Trung Quốc đảm nhận là hàng trăm công nhân Trung Quốc đổ về. Cứ thế, xung quanh nhà máy những “phố Tàu” xuất hiện, làm đảo lộn cuộc sống của người dân địa phương. Đã không có biện pháp ngăn chậ n hoặc giảm bớt làn sóng ồ ạt lao động Trung Quốc, có nơi còn xây phố dành riêng cho người Hoa.
Một hiện tượng khác cũng đáng lo ngại không kém là việc các lái buôn Trung Quốc gần đây lại đẩy mạnh hơn nữa việc thu gom nông sản ở Việt Nam, thậm chí vào tận vườn của nông dân để mua. Điều này không hẳn là có lợi cho nông dân, mà trái lại, các lái buôn Trung Quốc có đầy mưu mẹo, để lúc thì đẩy giá lên thật cao, lúc thì ép giá xuống thật thấp.
Hiện tượng này gây thiệt hại lâu dài cho nông dân và cho ngành xuất khẩu nông sản nói chung của Việt Nam. Ngoài ra, nó còn gián tiếp làm giá lương thực, thực phẩm cũng như các mặt hàng thiết yếu trong nước tăng cao, khiến đời sống dân nghèo càng thêm khốn đốn. Điều đáng nói là hiện tượng nói trên đã kéo dài từ nhiều năm qua, chứ chẳng phải mới mẻ gì.
Vì Mác Lê Nin mà lợi ích quốc gia không được ĐCS đặt lên hàng đầu, mà mới chỉ quan tâm đến lợi ích của một nhóm nào đó. Đó là lý do mà cho đến bây giờ ViệtNam không những không tách ra mà còn phụ thuộc sâu rộng hơn vào quốc gia đông dân nhất thế giới này.
Ngọc Thảo – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Nguyễn Phú Trọng bật đèn xanh, Nguyễn Văn Nên vờn Lê Thanh Hải
>>> Tân Thủ tướng Phạm Minh Chính và “Lằn ranh đỏ mong manh”
>>> Đinh Tiến Dũng mới ngồi vào ghế bí thư Hà Nội liền giở trò côn đồ
Mới về Hà Nội, Đinh Tiến Dũng lại “đánh bồi” Nguyễn Đức Chung?
Cách cài vượt tường lửa miễn phí:
Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7
Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT