Những ý kiến trái chiều về việc lấy tên cha cựu Bí thư Nguyễn Thiện Nhân đặt tên đường ở Thủ Thiêm

Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=nRTWGjidx8c

Chính quyền thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) hôm 25/4 vừa tổ chức buổi lễ đặt tên 20 tuyến đường ở Khu Đô thị Thủ Thiêm. Trong 20 danh nhân, nhân vật lịch sử được đặt tên đường đợt này có Giáo sư Nguyễn Thiện Thành là thân phụ của cựu Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân.

Phát biểu tại lễ công bố đặt tên đường, ông Hoàng Tùng – Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Thủ Đức cho biết, đây là tâm nguyện, tấm lòng của người dân nhằm ghi nhận những đóng góp to lớn của các danh nhân, nhân vật lịch sử tiêu biểu.

Về công trạng của của Giáo sư Nguyễn Thiện Thành đối với chính quyền Việt Nam hiện nay, chúng tôi không bàn đến trong bài này. Và đánh giá con trai ông là cựu Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân có hoàn thành nhiệm vụ hay không cũng không được bàn đến.

Tuy nhiên, nếu nói việc lấy tên cha ông Nguyễn Thiện Nhân để đặt tên đường ở Thủ Thiêm, nơi có hàng trăm dân oan mất đất chưa được giải quyết, nơi ông Nguyễn Thiện Nhân khi còn là Bí thư Thành ủy TPHCM từng hứa với người dân sẽ giải quyết dứt điểm khiếu kiện của bà con trong năm 2019, nhưng đến giờ ông Nhân đã nghỉ hưu và đã thất hứa… thì liệu có là tâm nguyện của người dân?

Ông Cao Thăng Ca, một người dân mất đất ở Thủ Thiêm khi trả lời RFA hôm 26/4 cho biết ý kiến của mình:

Cái này do người ta áp đặt, và chính sự áp đặt này lại gây tác dụng ngược lại. Đáng lẽ tên Nguyễn Thiện Thành để người ta tôn kính, yêu mến… nhưng qua những việc làm của ông Nguyễn Thiện Nhân thì tên Nguyễn Thiện Thành lại gây ác cảm cho người dân Thủ Thiêm.

Cái này hoàn toàn gây tác dụng ngược lại mà họ không ngờ tới.”

Ông Cao Thăng Ca cho biết thêm về tình hình khiếu kiện của người dân mất đất ở Thủ Thiêm hiện nay:

Về tình hình Thủ Thiêm, tôi vẫn thường thưa với Thanh tra Chính phủ rằng chừng nào vẫn còn ông Nguyễn Thành Phong là tàn dư của nhóm lợi ích… thì không giải quyết được Thủ Thiêm.

Chừng nào còn ông Đặng Công Uẩn là Phó Tổng Thanh tra Chính phủ bao che cho TPHCM, thì dự án Thủ Thiêm không thể giải quyết. Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình chỉ đạo ông Đặng Công Uẩn phải đối thoại với dân, nhưng họ vẫn làm ngơ.”

vợ chồng Giáo sư, Tiến sĩ, thầy thuốc nhân dân, anh hùng lao động, Đại tá Nguyễn Thiện Thành, cha đẻ của ông Nguyễn Thiện Nhân

Từ khoảng năm 2012, Chính quyền TPHCM bắt đầu tiến hành giải toả khoảng 14.600 hộ dân với hơn 60.000 nhân khẩu ở Thủ Thiêm để tiến hành xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm rộng 730 ha bên sông Sài Gòn.

Tuy nhiên, sau nhiều năm thực hiện, dự án vẫn gặp khó khăn tại một số nơi khi hàng trăm hộ dân Thủ Thiêm nhiều năm qua đã đi khiếu kiện lên tận trung ương, yêu cầu giá đền bù hợp lý, phản đối việc giải tỏa sai quy định của giới chức thành phố.

Trở lại với việc lấy tên thân phụ của cựu Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân đặt tên đường ở Thủ Thiêm, Mục sư Nguyễn Hồng Quang, cũng là một dân oan Thủ Thiêm, khi trả lời RFA hôm 26/4 nhận xét:

Theo cá nhân tôi, nên đặt tên của một vị danh nhân vào đất đai của đất nước 4.000 năm Văn Hiến, chứ không phải đưa một nhân vật nào đó để đặt tên.

Đừng có nói do nhân dân, nói Đảng, chi bộ Đảng, chứ nói nhân dân mà mình đâu có tham dự được.

Có biết bao nhiêu danh nhân văn hóa của đất nước, hay những người vì dân vì nước, không phân biệt ý thức hệ chính trị, thì thiếu gì người để đặt tên… chứ không phải riêng gì ông Nguyễn Thiện Thành, chỉ là một bác sĩ bình thường của nhà nước cộng sản.”

Giáo sư Nguyễn Thiện Thành sinh năm 1919, mất năm 2013, nguyên là đại tá sĩ quan cao cấp Quân đội Nhân dân Việt Nam, nguyên Phó Chủ nhiệm quân y, cục Hậu cần Quân giải phóng miền Nam, Giáo sư, trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh.

Ảnh: ông Nguyễn Thiện Nhân (thứ ba từ phải qua) tại lễ đặt tên đường cho cha mình

Trao đổi với RFA vào tối 26/4, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Ngôn ngữ học Hoàng Dũng, thuộc Đại học Sư phạm TP.HCM cho rằng:

Về phương diện chính trị thì người ta mong rằng khi đặt tên là một dịp tưởng nhớ của người còn sống đối với người đã mất, những ghi công những người đã hy sinh cho đất nước… theo hướng đó có những cái tên đổi lại đã được hưởng ứng của nhiều người dân, mặc dù đổi tên đường cũng gây một số bất tiện cho người dân…

Vì liên quan chuyện giấy tờ rất rắc rối cho dân, nhưng nếu tên xứng đáng, thì nhiều người dân cũng ủng hộ thôi.

Riêng chuyện ông Nguyễn Thiện Thành, thì tôi cho rằng lý do trách móc do con ổng chưa làm tròn nhiệm vụ là lý do không đúng. Quan trọng ông Nguyễn Thiện Thành là ông nào? Ra làm sao? Có đáng đặt tên đường hay không? Cái đó mới đáng nói.”

Trước đó, vào ngày 25/9/2020, Sở Văn hóa- Thể thao Thành Phố Hồ Chí Minh cho báo chí nhà nước biết sẽ sửa tên đường vì có 38 tuyến đường tại thành phố này được đặt tên không chính xác vì nhiều nguyên nhân như nhầm lẫn, người làm bảng tên phát âm sai, hoặc sợ phạm húy.

Trả lời RFA khi đó, PGS Lê Trung Hoa – Ủy viên thường trực Hội đồng đặt tên đường TP HCM cho biết, đây là lần thứ 3 thành phố đổi tên đường hàng loạt.

Theo ông Hoa, tên đường không đúng cần phải sửa lại để thể hiện sự tôn trọng với nhân vật được đặt tên, với lịch sử.

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Ngôn ngữ học Hoàng Dũng, việc đổi tên đường là không dễ, chưa nói những lý do văn hóa lịch sử chính trị, riêng chỉ những lý do thuần túy khoa học cũng đã rắc rối, cần có một hội đồng cân nhắc nhiều mặt. Ông nói tiếp:

Hiện nay, riêng ở Sài Gòn, những danh nhân ai cũng thừa nhận mà đặt tên đường có mặt khắp nơi, đủ thấy không có một cái nhìn tổng thể gì cả.

Chẳng hạn như như tên Phan Văn Trị không ai phản đối gì cả, nhưng xuất hiện trong khá nhiều quận, đường Hoàng Hoa Thám cũng vậy… Cho nên ở Sài Gòn mà nói tên đường thì phải nói thêm là quận nào, nếu không nó có thể ứng với những con đường rất khác nhau, rất xa nhau.”

Tuy nhiên Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Khắc Thuần, từng là ủy viên Hội Đồng đặt tên đường TPHCM trong nhiều năm, khi trả lời RFA vào tháng 9/2020 thì cho rằng, trước 1975 thì Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định là 3 đơn vị hành chính khác biệt nhau, mỗi đơn vị có quyền đặt tên đường phố theo cách của mình.

Vì vậy, việc đặt tên trùng nhau như vậy không sai bởi một đơn vị hành chính độc lập có quyền đặt theo cách của họ. Chính vì vậy, sau này, TPHCM có nhiều tên đường trùng với nhau. Nhưng Giáo sư Thuần cũng cho rằng, chính quyền bây giờ nên giảm những tên đường trùng nhau như vậy.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Dũng nhận định thêm:

Nói chung đặt tên đường như vậy, thay đổi như vậy, mặc dù có những trường hợp nhỏ có thể bằng lòng hay không, nhưng hướng chung là ổn.

Có điều tôi mong muốn… do lý do chính trị, cách nhìn đánh giá lịch sử, thì đã có những người mất oan cái tên, trong khi đó là cái tên đáng ghi lại cho con cháu, chẳng hạn như đường Hiền Vương mất.

Có những tên đường mất rất kỳ cục như đường Duy Tân bị thay thế bằng Phạm Ngọc Thạch… Ông Phạm Ngọc Thạch đặt tên tôi không phản đối, nhưng ông Duy Tân mất là kỳ cục, đánh giá như thế nào mà mất tên như thế.”

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Dũng, để giải quyết những vấn đề như ông vừa nêu, cần một cuộc điều tra nghiên cứu, cần có cả một hội đồng cân nhắc nhiều mặt…

Ông Dũng cho rằng cần làm sao huy động được nhiều trí thức tham gia vào việc này, thì may ra mới có kết quả tốt hơn là sự áp đặt của một số quan chức hành chính.

Bí thư thành phố Hồ Chí Minh cam kết “trả nợ nhân dân” trong các vấn đề liên quan khu đô thị mới Thủ Thiêm

Bí thư Thành uỷ thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) Nguyễn Văn Nên hôm 13/4 đưa ra cam kết rằng thành phố sẽ dồn sức giải quyết những dự án lớn có vấn đề bao gồm khu đô thị mới Thủ Thiêm và dự án chống ngập do triều và biến đổi khí hậu trị giá khoảng 10.000 tỷ đồng đang bị bỏ dở.

Ông cho rằng đó là lối ra và cơ hội để thành phố trả nợ nhân dân trong việc xử lý các tồn đọng từ lâu.

Trao đổi với RFA tối cùng ngày, ông Cao Thăng Ca, một người dân sống tại Thủ Thiêm và là đại diện cho 71 hộ dân khiếu kiện tại đây nhận xét về phát biểu của tân Bí thư Nguyễn Văn Nên như sau

Nói chung bây giờ ai nói gì thì nói, chỉ biết nghe thôi, khi nào mình thực hiện mình mới biết họ nói thật hay chỉ tuyên truyền. Thành ra chúng tôi không mừng gì khi nghe tin này, chỉ có chút hy vọng mỏng manh là ông Nên sẽ làm nên chuyện vì sai phạm ở Thủ Thiêm này là sai phạm liên ngành, sai phạm không chỉ của thành phố Hồ Chí Minh mà còn của chính phủ, thanh tra chính phủ, của trung ương.

Việc giải quyết khiếu nại Thủ Thiêm rất phức tạp vì ăn chia với nhau. Cứ tưởng tượng để cho dân 1 triệu mấy/m2, bây giờ bán 500-600 triệu/m2, tiền chênh lệch đi đâu, trôi vào túi ai thì bây giờ lấy lại rất khó.”

Ông Nguyễn Đình Đệ, cũng là một dân oan Thủ Thiêm, bày tỏ rằng nếu ông Bí thư nói sẽ dồn hết sức để giải quyết vấn đề Thủ Thiêm thì hy vọng mọi chuyện sớm được giải quyết. Ông Đệ cho hay:

Theo tôi nghĩ đó cũng là hy vọng nhỏ chứ thật sự nếu ông Nên muốn làm điều đó thì ông Nên phải thay đổi toàn bộ bộ máy. Thứ hai nữa là muốn giải quyết vấn đề Thủ Thiêm thì chính ông Nên là Bí thư phải chỉ đạo cho Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố là Nguyễn Thành Phong phải hủy Quyết định 1997 của Lê Thanh Hải ký vì Quyết định 1997 cực kỳ sai phạm, gây ra bao nhiêu oan ức cho dân Thủ Thiêm, có thể nói là nó vô pháp, coi luật pháp không ra gì.”

Sau nhiều năm trời khiếu kiện, ông Cao Thăng Ca bày tỏ băn khoăn nếu nói đồng thuận trong vụ việc này, người dân phải đồng thuận cái gì, chẳng lẽ lại đồng thuận với cái sai?

Bây giờ chúng tôi chỉ mong rằng nhà nước chỉ làm đúng theo luật pháp, chủ trương của nhà nước. Mấy ông có luật pháp mấy ông không làm đúng thì ông kêu gọi người dân đồng thuận cái gì?

Chúng tôi không thể đồng thuận được, chúng tôi không thể chia sẻ tài sản của chúng tôi cho những người quan, tham nhũng được, chúng tôi không thể chia sẻ với nhà đầu tư dự án lời mấy trăm triệu một mét vuông, những chuyện đó chúng tôi không thể đồng thuận.”

Lan Anh – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Nguyễn Phú Trọng đánh bại Phạm Minh Chính ở nước cờ lớn?

>>> Vì sao ba tháng nữa Quốc hội lại bầu Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội?

>>> Phùng Xuân Nhạ đã làm Tổng Trọng thua đậm Phạm Minh Chính?

Vì sao bây giờ Việt Nam mới xử vụ “đi nhờ” chuyên cơ Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân?


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT