Bà Võ Thị Ánh Xuân là phó chủ tịch nước trẻ nhất trong lịch sử, hiện nay bài mới chỉ có 51 tuổi. Chỉ mới 51 tuổi thì tương lai còn rất rộng mở. Thông thường chức phó chủ tịch nước được xem là vị trí rất cao mặc dù thực quyền không có. Nếu bà Võ Thị Ánh Xuân tham gia phe phái thì khả năng vào Bộ Chính Trị là hoàn toàn có thể.
Bà Nguyễn Thị Kim Ngân vào tứ trụ cũng là nhờ tham gia vào phe Nguyễn Tấn Dũng. Phận nữ nhi thì khó mà đấu lại các đấng mày râu trên chính trường, vả lại dù cho là mày râu thì cũng khó có ai đứng độc lập mà có thể leo cao, đấy là quy tắc mà bà Võ Thị Ánh Xuân có thể hiểu được.
Người miền tây Nam bộ cần phải là người của phe Nguyễn Tấn Dũng. Tuy Nguyễn Tấn Dũng nay không còn quyền lực nổi nhưng quyền lực chìm thì ông ta vẫn còn đang rất mạnh, điều đáng nói là thế lực Nguyễn Tấn Dũng lại đang lên nhờ thế hệ tiếp nối Nguyễn Thanh Nghị và sự hỗ trợ của Phạm Minh Chính.
Có vẻ như mà Võ Thị Ánh Xuân muốn kết nối quan hệ với phe Nguyễn Tấn Dũng hay sao mà ngày 7 và ngày 8/6, bà Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã kéo cả đoàn công đến thăm Kiên Giang – tỉnh nhà của Nguyễn Tấn Dũng. Lấy cớ là kiểm tra công tác phòng, chống dịch COVID -19. Kiểm tra việc phòng chống covid chỉ là lý do mà thôi, vì công tác này thuộc chính phủ chứ không thuộc văn phòng chủ tịch nước.
Tại miền tây, có 2 nơi mà bà Võ Thị Ánh Xuân cần phải đi thăm, đó là Kiên Giang và Quân khu 9. Quân khu 9 bao trùm cả miền tay nam bộ và là nơi mà đàn em của Nguyễn Tấn Dũng đang nắm.
Tiếp bà Võ Thị Ánh Xuân có ông Nguyễn Lưu Trung – Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang. Ông này được phân công báo cáo tình hình kiểm soát dịch cho bà phó chủ tịch nước.
Phe Nguyễn Tấn Dũng ngày một mạnh
Từ năm 2016-2020 là thời kỳ mà ông Nguyễn Tấn Dũng bị Nguyễn Phú Trọng tấn công mạnh nhất. Đây là thời kỳ có thể nói là thế lực của ông Nguyễn Tấn Dũng chỉ biết co vòi để đỡ đòn những đòn đánh của ông Trọng.
Lần lượt, Trịnh Xuân Thanh bị bắt, Đinh La Thăng vào tù, Trần Bắc hà bị bắt và bị chết trong tù, Hoàng Trung Hải bị truất phế khỏi chức bí thư thành ủy Hà Nội, Nguyễn Văn Bình cũng bị loại như Hoàng Trung Hải vv… Nguyễn Thanh Nghị ngồi ở Kiên Giang cũng không yên, khi làm bí thư tỉnh ủy tỉnh nhà, Nguyễn Thanh Nghị cũng bị sờ gáy 2 lần, một lần là chiếc xe Range Rover Evoque biển số xanh vào năm 2016 và một lần là sai phạm đất đai ở Phú Quốc năm 2020. Tuy nhiên ở lần đó, Nguyễn Thanh Nghị đều vượt qua.
Bây giờ thì Nguyễn Thanh Nghị đã vào chính phủ và nắm chức bộ trưởng bộ Xây Dựng và được Phạm Minh Chính hậu thuẫn, có thể nói từ năm 2021 thì thế lực Nguyễn Tấn Dũng bắt đầu mạnh trở lại. Là người miền tây thì bà Võ Thị Ánh Xuân rất cần một thế lực đang mạnh trở lại như thế lực Nguyễn Phú Trọng đỡ đầu.
Mới lên làm phó chủ tịch nước mà bà Xuân đã lợi dụng công tác chống dịch để về miền tây kết nối với thế lực này thì xem ra bà Xuân khá khôn ngoan. Như đã nói thì công tác chống dịch là nhiệm vụ của thủ tướng không phải nhiệm vụ của văn phòng chủ tịch nước, mà nếu có thăm công tác chống dịch thì người nên đi là ông Nguyễn Xuân Phúc chứ không phải bà Võ Thị Ánh Xuân.
Kiên Giang là tỉnh lớn và có vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh của khu vực Tây Nam Bộ. Vừa có đường biên giới trên bộ vừa có đường biên giới trên biển, nơi đây được Quân Khu 9 bố trí lực lượng rất đông để kiểm soát đường biên giới, đồng thời nơi đây cũng là tỉnh nhà của ông Nguyễn Tấn Dũng. Bà Võ Thị Ánh Xuân chọn Kiên Giang làm điểm đến là một mũi tên trúng hai mục đích. Đó là vừa kết nối được với phía Nguyễn Tấn Dũng và vừa kết nối được với tư lệnh quân khu 9.
Liệu bà Võ Thị Ánh Xuân có tạo ra một tiền lệ?
Nói đến thành công thì quá sớm, tuy nhiên qua những gì bà Xuân đang làm khi mới ngồi vào chiếc ghế phó chủ tịch nước cho thấy bà đang cố gắng làm khác những người tiền nhiệm. Việc bị quẳng vào chức phó chủ tịch nước xem như đã an bài. Nếu bà Xuân chịu an bài thì chắc là bà không thực hiện những chiến đi mang tính chiến lược như vậy. Ít nhất cho đến bây giờ, bà Xuân đã cho mọi người biết bà không phải là người thích an phận thủ thường.
Tuy trong lịch sử ĐCS, chưa có phó chủ tịch nước nào mà lên được chức nào cao hơn. Các phó chủ tịch tiền nhiệm của bà Xuân trước đây như bà Nguyễn Thị Định, bà Nguyễn Thị Bình, bà Trương Mỹ Hoa, bà Nguyễn Thị Doan, bà Đặng Thị Ngọc Thịnh đều cho một mẫu số chung là phải về hưu khi xong nhiệm kỳ phó chủ tịch nước.
Trước đây, chức phó chủ tịch nước là chức không mấy ai mặn mà với nó cả. Chính vì vậy kể từ năm 1997, ĐCS đã quy định một quy ước bất thành văn là chức này giành hẳn cho nữ giới xem như như là một trò “bình đẳng giới” giả tạo.
Chỉ tính người trong ĐCS thì từ năm 1960 cho đến nay đã có 17 phó chủ tịch nước, tuy nhiên trong đó không có một ai vào ủy viên bộ chính trị sau đó. Được biết ngay cả người phó chủ tịch nước cho ông Hồ Chí Minh từ năm 1960 đến năm 1969 là Tôn Đức Thắng không không vào được bộ chính trị ngay cả khi ông làm chủ tịch nước sau ngày ông Hồ Chí Minh mất ngày 2/9/1969.
Không biết khi ngồi vào ghế phó chủ tịch nước bà Võ Thị Ánh Xuân có làm điều gì khác biệt không? Chưa có tiền lệ phó chủ tịch nước vào Bộ Chính Trị, mà một phụ nữ như bà Võ Thị Ánh Xuân đã là ủy viên trung ương đảng 2 nhiệm kỳ thì không thể không có ước mơ vào Bộ Chính Trị. Tất cả có 200 ủy viên trung ương đảng nhưng chỉ có 18 ủy viên bộ chính trị thì đủ biết việc chen chân vào Bộ Chính Trị khó như thế nào. Tuy khó nhưng không phải là không thể vì giữa nhiệm kỳ còn có bầu Bộ Chính Trị bổ sung, nếu thuộc một thế lực chính trị đủ mạnh thì bà Võ Thị Ánh Xuân hoàn toàn có thể vào Bộ Chính Trị. Chẳng phải bà Nguyễn Thị Kim Ngân cũng được phe ông Nguyễn Tấn Dũng đưa vào Bộ Chính Trị ở giữa nhiệm kỳ đấy sao?
Nguyễn Tấn Dũng đang có sức hút rất mạnh
Không thể phủ nhận là hiện nay, sức hút của thế lực Nguyễn Tấn Dũng khá mạnh. Có lẽ vì nhiều kẻ cơ hội chính trị đang thấy thế lực Phạm Minh Chính đang lên. Giữa Phạm Minh Chính và Nguyễn Phú Trọng, một trẻ một già, tuy ông Trọng đang nắm quyền lực lớn nhưng mà ông Trọng đang là 77 tuổi và trong người mang nhiều bệnh nền không tốt cho sức khỏe. Có người còn dự đoán ông Nguyễn Phú Trọng khó mà nắm quyền hết 5 năm nhiệm kỳ thứ ba. Nếu muốn xây dựng tương lai cần phải kết nối với Nguyễn Tấn Dũng hoặc Nguyễn Thanh Nghị. Hiện nay Phạm Minh Chính đang ở thế rất cao, nhiều người ở thế thấp khó mà tiếp cận ông thủ tướng này.
Tham gia đầu quân cho một nhóm lợi ích chính trị giống như trò sổ số, nếu thế lực mà họ đầu quân mà thắng lớn thì bản thân họ được thăng tiến trong sự nghiệp còn nếu thế lực mà họ đầu quân thất bại thì họ bị làm dê tế thần. Năm 2016, Nguyễn Tấn Dũng thất bại thì kéo theo hàng loạt tên tuổi trở thành con dê tế thần.
Nếu bà Võ Thị Ánh Xuân mà đầu quân cho một quyền lực chính trị lớn thì bà có khả năng thắng hoặc hòa chứ không thua, vì sao? Vì thực tế ở ghế phó chủ tịch nước như bà Nguyễn Thị Ánh Xuân thì chẳng thể nào dính bất kỳ sai phạm nào. Có quyền lực thì khả năng sai phạm càng lớn còn không có quyền lực thì khả năng sai phạm ít hơn.
Thứ nhì là bởi bà Xuân là nữ nhi, trong các cuộc đấu đá chính trị chưa thấy người ta đem phụ nữ ra làm dê tế thần. Lấy ví dụ như thế lực Nguyễn Tấn Dũng cài lại Bộ Chính Trị sau khi rút lui thì hầu hết là bị mất chức khi chưa hết nhiệm kỳ, nhưng bà Nguyễn Thị Kim Ngân thì vẫn được ngồi ở ghế chủ tịch quốc hội đến hết nhiệm kỳ.
Bà Võ Thị Ánh Xuân lợi dụng Covid để về Kiên Giang là bước đi khôn ngoan, tuy nhiên bà có thành công hay không thì lại là vấn đề khác. Nếu thành công, bà có thể là phó chủ tịch nước đầu tiên tiến vào Bộ Chính trị. Có thể lắm, tại sao không?
Hương Nhung – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Mạng người Việt giá bao nhiêu?
>>> Giải mã chuyến vi hành của bà Võ Thị Ánh Xuân, liệu bà Xuân có bắt tay được với 3 Dũng?
>>> Câu chúc của Thủ tướng Phạm Minh Chính với đội tuyển bóng đá Việt Nam gặp nhiều chỉ trích
Giải mã chuyến vi hành của bà Võ Thị Ánh Xuân, liệu bà Xuân có bắt tay được với 3 Dũng?
Cách cài vượt tường lửa miễn phí:
Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7
Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT