Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=TWK29Ojd3_s
Ông Phạm Bình Minh vốn là phó thủ tướng ủy viên Bộ Chính Trị từ nhiện kỳ trước, tuy nhiên dù là ủy viên bộ chính trị nhưng vai trò của ông Phạm Bình Minh cũng như bao phó thủ tướng ủy viên trung ương đảng khác, vì chức phó thủ tướng thường trực đã rơi vào tay ông Trương Hòa Bình.
Có ghế ủy viên bộ chính trị nhưng bị xem như là ủy viên trung ương đảng là thiệt thòi cho ông Phạm Bình Minh. Tuy nhiên, lúc đó để xoa dịu sự thiệt thòi này, Bộ Chính Trị đã cho Phạm Bình Minh kiêm luôn chức bộ trưởng bộ ngoại giao. Tuy kiêm 2 chức nhưng thực chất chỉ như một chức thôi, vì ở vai trò phó thủ tướng, ông Phạm Bình Minh cũng chỉ được phân công để quản lý bộ ngoại giao mà thôi.
Ở đại hội 13 này, ông Phạm Bình Minh nhắm tới ghế phó thủ tướng thường trực của Trương Hòa Bình, chính vì thế mà ông Phạm Bình Minh mới nhả ghế bộ trưởng bộ ngoại giao lại cho Bùi Thanh Sơn. Nếu nhả ghế cho Bùi Thanh Sơn mà không lên được chức phó thủ tướng thường trực thì xem như lỗ. Nguyên nhân là do đâu? Đó là do Trương Hòa Bình vẫn cố bám ghế phó thủ tướng thường trực dù bản thân ông ta thì rớt ủy viên trung ương và ủy viên bộ chính trị.
Ông Trương Hòa Bình có đến 5 năm ngồi ghế phó thủ tướng thường trực nhưng không thắng được Phạm Minh Chính trong cuộc đua giành ghế thủ tướng cho thấy thực lực của Trương Hòa Bình không mạnh, khó mà sánh được với Phạm Bình Minh. Việc ngồi lì lại chiếc ghế phó thủ tướng thường trực được giới thạo tin đánh giá là hành động “chí phèo” chứ chẳng làm được gì. Để mất chức ủy viên Bộ Chính trị thì thế nào cũng bị loại khỏi ghế phó thủ tướng thường trực thôi.
Việc ông Trương Hòa Bình rút đi nhưng vấn đề ai sẽ trám vào ghế mà ông Trương Hòa Bình để lại là điểu mà nhiều người quan tâm.
Phạm Bình Minh đã trượt cơ hội như thế nào?
Phạm Bình Minh được nhiều người đánh giá là lành tính, ông Phạm Bình Minh làm ngoại giao theo đường lối chiều lòng Bắc Kinh theo ý Nguyễn Phú Trọng. Mà trong vấn đề ngoại giao thì ông Phạm Minh Chính cũng muốn chiều lòng Bắc Kinh nên ông này cũng được lòng cả Phạm Minh Chính. Bởi Phạm Minh Chính xây dựng con đường chính trị không khác gì Nguyễn Phú Trọng, cũng kết thân với trung Quốc và rất ngại động chạm với Bắc Kinh.
Phạm Bình Minh vào Bộ Chính Trị một lượt với Trương Hòa Bình. Cũng là phó thủ tướng nhưng chức phó của Phạm Bình Minh quyền lực vẫn thấp hợn chức phó của Trương Hòa Bình. Lẽ ra chức phó thủ tướng thường trực rơi vào tay Phạm Bình Minh từ đại hội 12, vì mỗi khi được vào Bộ Chính Trị mà đang ở chức phó thủ tướng thì đó là chuẩn bị nhận chức phó thủ tướng thường trực. Tuy nhiên năm 2016, trong các phó thủ tướng có đến 2 ủy viên bộ chính trị, đó là Phạm Bình Minh và Trương Hòa Bình. Chức phó thủ tướng thường trực là cuộc đấu giữa Phạm Bình Minh và Trương Hòa Bình, tuy nhiên, cuối cùng Trương Hòa Bình đã giành phần thắng và đẩy Phạm Bình Minh sang ghế phó thủ tướng bình thường như bao phó thủ tướng ủy viên trung ương đảng khác.
Phạm Bình Minh nắm phó thủ tướng từ năm 2013 khi ông Trương Hòa Bình còn là chánh án tòa án nhân dân tối cao. Như vậy là ông Phạm Bình Minh ở chính phủ trước ông Trương Hòa Bình nhưng cuối cùng để Trương Hòa Bình – kẻ đến sau giành mất. Thế là Phạm Bình Minh phải ngậm ngùi dậm chân tại chỗ chức vụ cũ ở chính phủ và chờ cơ hội. Năm 2016, ông Phạm Bình Minh đã bị đánh bại bởi một chánh án tòa án nhân dân tối cao. Đây là cái đau mà ông Phạm Bình Minh khó mà quên được.
Sau đại hội 13, theo tin nội bộ rò rỉ thì Phạm Bình Minh sẽ làm phó thủ tướng thường trực, vị trí mà Trương Hòa Bình để lại. Tuy nhiên đến kỳ họp quốc hội cuối cùng của quốc hội khóa 14 đã không bầu ông Phạm Bình Minh và chức phó thủ tướng thường trực được vì sự lì lợm của Trương Hòa Bình.
Phạm Bình Minh là ai?
Phạm Bình Minh là con trai của cựu bộ trưởng Bộ ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch. Ông là hạt giống đỏ có lí lịch rất khủng. Ở điểm này, ông Phạm Bình Minh mạnh hơn Trương Hòa Bình. Tuy nhiên, ông Nguyễn Cơ Thạch thì giờ đã quá cố còn ông Trương Hòa Bình thì được liên minh Trương Tấn Sang – Nguyễn Phú Trọng đỡ đầu nên đã giật mất cơ hội của Phạm Bình Minh cách đây 4 năm. Tuy yếu thế trước Trương Hòa Bình như thế nhưng Phạm Bình Minh có lợi thế nhiều năm làm trong ngành ngoại giao nên ông tạo mối quan hệ tốt đẹp với Bắc Kinh. Một khi được Bắc Kinh tín nhiệm thì cơ hội trở nên rộng mở. Bài học Bắc Kinh muốn loại cha ông Phạm Bình Minh – cựu ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch là một bài học cho ông Phạm Bình Minh biết sống thế nào cho phải đạo, và quả thật ông Phạm Bình Minh đã sống phải đạo với Bắc Kinh thật. Phạm Bình Minh được đánh giá là không bằng cha ông ở việc dám bày tỏ chính kiến với Bắc Kinh, Phạm Bình Minh tỏ ra nhu nhược và chiều lòng thế lực phương Bắc. Đấy là điều mà Phạm Bình Minh mất điểm trong mắt dân, tuy nhiên ông ta có điểm cộng với Bắc Kinh. Và đó chính là vốn chính trị vững chắc để ông tiến xa hơn trong sự nghiệp chính trị.
Ông Phạm Bình Minh quả là con người kiên trì, bị chặn không cho ngồi vào ghế phó thủ tướng thường trực cách đây 2 tháng nhưng ông vẫn không nản, vẫn ngội im chiếc ghế cũ chờ thời và bây giờ ông Phạm Bình Minh thành công. Phạm Bình Minh ít nói, tính toán nhiều và giấu mình là đòn hiểm lúc cần thiết thì ông sẽ thắng.
Sự thất bại của ông Trương Hòa Bình được sửa chữa bằng trò chí phèo, nhưng trò đó cũng không thể cứu được sự nghiệp chính trị đã đến hồi xuống dốc của ông Trương Hòa Bình.
Phạm Bình Minh làm trong ngành ngoại giao là một lợi thế rất lớn, ông không có đối thủ cũng chuyên môn cạnh tranh. Vả lại ông Phạm Bình Minh là một trong số ít cán bộ nguồn được đào tạo bài bản, có chuyên môn ngoại giao và tiếng anh lưu loát, một trường hợp hiếm thấy trong hàng ngũ lãnh đạo cộng sản. Quả thực cha ông Phạm Bình Minh – cựu ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch đã dẫn dắt con trai của ông theo đúng ngành mà ông là sở trường. Và cũng lợi dụng ngành đặc thù, Phạm Bình Minh tạo mối quan hệ tốt với Bắc Kinh, điểm này ông Phạm Bình Minh còn mạnh hơn cả Phạm Minh Chính.
Được Nguyễn Phú Trọng ủng hộ, được Phạm Minh Chính ủng hộ, được Bắc Kinh ủng hộ thì Phạm Bình Minh làm sao không nắm được vị trí tốt trong chính phủ? Đến khi ngồi vào ghế phó thủ tướng thường trực, Phạm Bình Minh chẳng khác nào như hổ mọc thêm cánh, rất có thể sự nghiệp chính trị Phạm Bình Minh sẽ thăng hoa trong thời gian tới.
Cú ra đòn cuối cùng
Cách đây 5 năm, ông Phạm Bình Minh đã thát bại trước một chánh án tòa án nhân dân tối cao kiêm ủy viên Bộ Chính Trị. Nay ghế phó thủ tướng thường trực cũng bị một ông chánh án tòa án nhân dân tối cao kiêm ủy viên bộ chính trị khác tranh giành. Ông trước tên là Trương Hòa Bình, ông này cũng có cái tên khá giống, tên là Nguyễn Hòa Bình. Có lẽ ông Phạm Bình Minh ám ảnh với cái tên Hòa Bình. Nó đã là ông trượt cơ hội một lần thì lần này quyết không để trượt nữa.
Sau 5 năm, Phạm Bình Minh đã tạo mối quan hệ kiềng ba chân khá vững chắc. Chân kiềng thứ nhất là Nguyễn Phú Trọng, chân kiềng thứ nhì là Phạm Minh Chính, và chân kiềng thứ ba là với Trung Quốc. Có thể nói thế lực của Phạm Bình Minh bây giờ vững như bàn thạch. Đã đến lúc ba chân kiềng cùng tác động vào chính phủ kiến chính phủ khóa mới không thể tiếp nhận thêm một người nào nữa. Theo nguyên tắc, một người về vườn thì một người trám vào cho đủ số lượng, tuy nhiên lần này Bộ Chính Trị Việt Nam quyết định chỉ có 4 phó thủ tướng. Điều này cũng có nghĩa là họ đã chặn đứng cơ hội của Nguyễn Hòa Bình và tạo cơ hội cho Phạm Bình Minh. Trong 4 phó thủ tướng chỉ có một mình Phạm Bình Minh là ủy viên Bộ Chính Trị thì xem như ghế phó thủ tướng thường trực không thể vuột khỏi tay Phạm Bình Minh nữa. Trận đấu đã ngã ngũ: Phạm Bình Minh – Nguyễn Hòa Bình: 1-0. Cú ra đòn cuối cùng, Phạm Bình Minh đã đo ván Nguyễn Hòa Bình
Hương Nhung – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Covid-19: Việt Nam phong tỏa miền Nam, Hà Nội dùng ‘biện pháp cấp bách’
>>> Sục sôi Cuba: Yết hầu và Phên dậu
>>> Trương Hòa Bình bị loại, dù lì đến đâu cũng bị nhổ đi
Nguyễn Hoàn Bình mất cơ hội làm phó thủ tướng, quả báo quá nhanh
Cách cài vượt tường lửa miễn phí:
Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7
Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT