Link Video: https://youtu.be/Tvh0lLfVTpk
Có thể nói, ông Trọng quyết ngồi lại chiếc ghế tổng bí thư nhiệm kỳ 3 là một quyết định làm nhiều người đặt câu hỏi rằng, liệu ông Nguyễn Phú Trọng có đủ sức khỏe để đi hết 5 năm nhiệm kỳ tiếp theo hay không.
Con người ông Trọng hiện nay đang tồn tại hai thái cực trái ngược nhau, về sức khỏe thì con người ông đang rất yếu. Ông đang được Ủy Ban Chăm sóc sức khỏe trung ương chăm sóc rất kỹ vì hậu quả của lần đột quỵ tại Kiên Giang cách đây hơn 2 năm. Tuy nhiên về nhiệt huyết đấu đá trên chính trường hiện nay của ông vẫn còn rất mạnh, so với cách đây 5 năm nhiệt huyết ấy chưa bào giờ thuyên giảm.
Lò chống tham nhũng ông Trọng dựng lên để đốt củi tham nhũng, và đến nay ông đã đốt nhiều quan tham, tuy nhiên còn nhiều thanh củi cho đến nay ông Nguyễn Phú Trọng chưa chạm vào được. Với con người xây dựng thương hiệu bản thân dựa trên công tác chống tham nhũng là ông Trọng cho lò tắt hoặc ông buông bỏ việc đốn củi được xem như là thất bại.
Quyền lực trong tay ông Nguyễn Phú Trọng giờ đây đã thuyên giảm so với nhiệm kỳ trước vì ông đã nhả chiếc ghế chủ tịch nước cho ông Nguyễn Xuân Phúc rồi. Điều đó có nghĩa là rất có thể, công tác chống tham nhũng của ông Trọng giờ đây vất vả hơn xưa trong khi đó sức khỏe của ông vẫn yếu hơn.
Ban bí thư mà ông Trọng đang nắm nó lớn hơn cả Chính phủ do ông Phạm Minh Chính điều hành. Bộ máy này có rất nhiều ban ngành buộc ông Nguyễn Phú Trọng phải họp bàn công tác triển khai. Công việc như thế chắc chắn sẽ bào mòn sức khỏe của ông, tuy nhiên ông Trọng xem quyền lực quan trọng hơn sức khỏe nên không bao giờ ông nhường công việc ấy cho ai.
Qua nhiều năm nắm cương vị tổng bí thư, Nguyễn Phú Trọng cho mọi người thấy rằng, ông lấy tấn công làm phòng thủ để bảo vệ quyền lực. Nghĩa là ông Nguyễn Phú Trọng không bao giờ muốn an phận thủ thường mà ông muốn tấn công người khác trước để làm suy yếu đối thủ, thậm chí triệt hạ đối thủ trước khi đối thủ triệt hạ mình.
Sức khỏe yếu nhưng vẫn chiến rất hăng
Ngày 5/8 trong kỳ họp thứ 20 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, ông Nguyễn Phú Trọng cho đánh giá tình hình, kết quả công tác 6 tháng đầu năm, xác định nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2021. Theo báo cáo trong 6 tháng đầu năm, cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật đối với trên 70 tổ chức đảng, trên 8.000 đảng viên vi phạm, trong đó có gần 180 đảng viên bị kỷ luật do tham nhũng, cố ý làm trái và hơn 20 đảng viên bị kỷ luật do vi phạm về kê khai tài sản, thu nhập.
Có thể nói đây là chiến dịch tổng tấn công vào các thế lực nào mà ông Nguyễn Phú Trọng cho là thế lực cần phải dẹp bỏ để thay thế thế lực thân ông. Cách làm này, ông Nguyễn Phú Trọng đang muốn đánh rắn động cỏ. Tấn công ào ạt thì nhiều kẻ cũng phải lo sợ.
Dưới sự chỉ đạo của ông Nguyễn Phú Trọng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thành lập 14 đoàn kiểm tra, trong đó có 10 đoàn kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với các tổ chức đảng, đảng viên liên quan đến các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo. Qua kiểm tra, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kiến nghị xử lý kỷ luật một tổ chức đảng trực thuộc Trung ương, 7 cán bộ diện Trung ương quản lý và nhiều cán bộ, lãnh đạo các doanh nghiệp Nhà nước có sai phạm.
Ngành thanh tra, kiểm toán đã phát hiện có sai phạm về kinh tế 54.474 tỷ đồng và 1.760 ha đất; kiến nghị xử lý tài chính hơn 23.499 tỷ đồng, kiến nghị thu hồi 7.017 tỷ đồng và 644 ha đất; kiến nghị xử lý hành chính 851 tập thể và 2.073 cá nhân. Qua công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ ông Trọng cũng phát hiện, xử lý 20 vụ, 35 đối tượng tham nhũng và có liên quan đến tham nhũng.
Phải nói rằng, trong nội bộ ĐCS Việt Nam, hễ moi đâu thì gặp sai phạm đến đấy. Những thế lực thân với Nguyễn Đức Chung, Lê Thanh Hải, Lê Hoàng Quân, Nguyễn Văn Đua, Tất Thành Cang không thể không lo lắng. Nếu không có sai phạm, thì người ta sẽ không phi tan chứng cứ, nhưng nếu có dính đến những nhân vật đó thì có thể nói không ai không lo bịt hết những con đường mà phe Nguyễn Phú Trọng có thể phanh phui.
Đem những vụ án cũ tra xét xử dằn mặt
Để len dây cót tinh thần cho ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng, với tư cách là người đứng đầu ban Ban chỉ đạo, ông Trọng đã nhắc lại câu nói cũ là “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”.
Vụ án Ethanol Phú Thọ, Tổng công ty Xây lắp dầu khí Việt Nam đã lâu giờ vực dậy xử tiếp. Dự án cải tạo và mở rộng sản xuất giai đoạn 2 – Công ty Gang thép Thái Nguyên TISCO 2. Vụ án sai phạm tại mảnh đất 2-4-6 Hai Bà Trưng, Quận 1, TP.HCM xảy ra tại Bộ Công Thương và Tổng Công ty Bia-rượu-nước giải khát Sài Gòn (Sabeco). Công ty Nhật Cường và một số đơn vị liên quan. Vụ án tại Công ty TNHH MTV Phát triển công nghiệp Tân Thuận (IPC), Công ty Phát triển Nam Sài Gòn (Sadeco)liên quan đến Tất Thành Cang.
Mục tiêu của ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng là đến hết năm 2021 kết thúc điều tra 2 vụ án, ban hành cáo trạng truy tố 6 vụ án, xét xử sơ thẩm 9 vụ án, xét xử phúc thẩm 7 vụ án, kết thúc xác minh, giải quyết 5 vụ việc theo kế hoạch của Ban chỉ đạo.
Chưa hết, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng dưới bàn tay ông Nguyễn Phú Trọng cũng thọc tay vào điều tra, xử lý các sai phạm trong các vụ án, vụ việc xảy ra ở Đồng Nai, Khánh Hòa, Bình Dương, TP.HCM.
Từ miền bắc, ông Trọng quét xuống miền nam rồi quét đến miền trung. Với quyền lực tuyệt đối như hiện nay, ông Nguyễn Phú Trọng có thể xử lý dễ dàng các quan đầu tỉnh. Chỉ có những nhân vật từng là ủy viên bộ chính trị hay ủy viên trung ương đảng tại Hà Nội và TP. HCM là có chút khó khăn, còn lại những ủy viên Bộ Chính Trị bí thư tỉnh thì ông Trọng xử lí khá dễ.
Tại miền trung, ông Trọng cho lôi Vụ án cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi ra xử, vụ án “Đưa hối lội”, “Môi giới hối lộ”, “Nhận hối lộ” liên quan đến Phan Văn Anh Vũ.
Kết luận phiên họp, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, đánh giá cao Ban Nội chính Trung ương – Cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo đã chuẩn bị các tài liệu phiên họp rất công phu, nghiêm túc, thận trọng.
Ông Trọng đang muốn nhắm vào ai?
Tại phiên họp ông Trọng nói:”Thời gian tới phải làm mạnh hơn nữa, quyết liệt hơn nữa, hiệu quả cao hơn nữa, không ngừng, không nghỉ và chỉ có tiến lên. Đây là vì sự nghiệp chung, không thể không làm, cắt một vài cành sâu để cứu cả cây, làm rất quyết liệt, nhưng nhân văn, nhân đạo, rất có lý, có tình, tâm phục, khẩu phục“.
Ông Nguyễn Phú Trọng cũng cũng nói rằng, chống tham nhũng chỉ đạo để làm những vụ án trọng điểm, những vụ án lớn, những vụ án mà tác động nguy hiểm, để làm răn đe cho các cơ quan, các địa phương khác. Nghĩa là ông đang cảnh cáo những đối thủ rằng, ông sẽ không tha. Tuy nhiên, thực tế cho thấy không phải với đối thủ nào ông Trọng cũng tóm được. Ông Lê Thanh Hải còn ngồi đó như đang thách thức, liệu rằng ông Trọng có làm gì được không?
Với những đối tượng cứng cựa, ông Trọng cũng thừa nhận rằng: “Nhiệm vụ sắp tới còn nặng nề, khó khăn, không được chủ quan và mong mỏi của nhân dân vẫn là phải tiếp tục cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng không được dừng“.
Ông Trọng là người rất tham vọng, ông muốn đứng chung đền với 2 ông thánh của Đảng, đó là Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp. Với ông Trọng, cái lò cháy rực đốt những đối thủ lớn sẽ là sự nghiệp của ông. Vì vậyoong xác định rằng, công tác phòng, chống tham nhũng đã có kinh nghiệm là làm liên tục, bền bỉ, bài bản, trở thành yêu cầu cấp bách, một nhiệm vụ thường xuyên, một xu thế, một phong trào không làm không được, không ngừng không nghỉ, không có ngoại lệ… Không biết ông Trọng có thực hiện thành công tham vọng hay không, vấn đề đó còn phải chờ. Chờ thêm 5 năm nữa xem sao?
Minh Tú – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Cộng sản Việt Nam đối diện khủng hoảng Covid, viễn cảnh một quốc gia thất bại
>>> “Bác sĩ Khoa”, Tuyên giáo và truyền thông đại bịp!
>>> Tổng Trọng lại mạnh miệng hô hào chống tham nhũng để “đánh bóng” tên tuổi?
To chuyện, “bác sĩ Khoa” bị truy, liệu có phanh phui được ổ lừa đảo không?
Cách cài vượt tường lửa miễn phí:
Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7
Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT