Link Video: https://youtu.be/hDt5YSOb57o
Cha già dân tộc là danh xưng mà ông Hồ Chí Minh đã tự đặt cho mình và đảng cộng sản cũng dùng danh xưng này để xây dựng hình ảnh một con người đẻ ra dân tộc này, mặc dù dân tộc Việt Nam có tuổi đời đến 4 ngàn năm.
Ông Nguyễn Phú Trọng là người trung thành với chủ thuyết cộng sản và trung thành với đường lối của ông Hồ Chí Minh. Mỗi lần phát biểu trước đảng viên là ông Trọng trích câu chữ của ông Hồ Chí Minh mà giảng đạo.
Đã bao năm nay, đảng cộng sản xây dựng hình ảnh ông Hồ Chí Minh nên hình ảnh này đã ăn sâu vào tìm thức của nhiều người. Nếu ông Hồ Chí Minh là nhân vật số hai thì không ai là nhân vật số một. Nói chung trong đảng cộng sản thì ông Hồ Chí Minh là sói một và hiện nay nhân vật số hai là Võ Nguyên giáp. Ngay cả soán ngôi Võ Nguyên Giáo đã khó đối với ông Nguyễn Phú Trọng thì nói gì đến tham vọng soán ngôi Hồ Chí Minh?
Ông Hồ Chí Minh tự xưng là cha già dân tộc thì Nguyễn Phú Trọng cũng tự xưng là anh cả. Điều đó cho thấy tham vọng của ông Nguyễn Phú Trọng là như thế nào. Từ phong thái cho tới lời nói, không ai không nhận ra bên trong ông Nguyễn Phú Trọng là ông Nguyễn Phú Trong luôn tỏ ra là người thầy người cha thiên hạ.
Sáng 2.9, Ông Nguyễn Phú Trọng dâng hương tưởng niệm Ông Hồ Chí Minh tại Nhà 67 trong Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch vào dịp kỷ niệm 76 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2.9. Điều đáng nói là sau khi dâng hương ông Nguyễn Phú Trọng quay lại ngồi ngay vào ghế của Ông Hồ Chí Minh – khi mà tất cả là kỷ vật, là hiện vật mà Ban Quản lý di tích cấm sờ vào hiện vật. Lại còn ngồi quay lưng vào bàn thờ hương còn đang cháy nữa. Đây là hành động được xem là xem thường bậc tiền nhân của ông Nguyễn Phú Trọng.
Ông Nguyễn Phú Trọng đang muốn xây dựng hình ảnh bản thân bằng hình ảnh liêm khiết và chống tham nhũng. Cho tới nay uy tín ông Trọng đã được náng tầm một cách đáng kể. Ắt hẳn ông Trọng có tham vọng là nhân vật thứ ba trong ĐCS sau ông Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp.
Con người thật của ông Nguyễn Phú Trọng
Ngày 2/9, ông Nguyễn Phú Trọng đã đến dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nhà 67, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch. Nhà 67, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trút hơi thở cuối cùng, hiện vẫn còn lưu giữ nhiều kỷ vật gắn bó với cuộc đời và sự nghiệp của ông Hồ Chí Minh. Tháp tùng ông Nguyễn Phú Trọng có Võ Văn Thưởng; Lê Minh Hưng vv… Năm nào cũng vậy, đúng vào dịp Lễ như thế này thì ông Nguyễn Phú Trọng đều đến dâng hương tưởng niệm ông Hồ Chí Minh tại Nhà 67. Theo báo chí ca ngợi thì để bày tỏ lòng thành kính, biết ơn, ghi nhớ công lao trời biển của ông Hồ Chí Minh.
Khi có sự kính trọng, thì người ta không bao giờ tự tiện. Trong chuyến viếng thăm khu di tích này, ông Nguyễn Phú Trọng đã thể hiện thái độ với tiền nhân trong đảng cộng sản không được tôn trọng. Chính ông ngồi vào chiếc ghế kỷ vật mà sinh thời ông Hồ Chí Minh đã ngồi. Đây là chiếc ghế được ĐCS xem là bảo vật từ nhiều năm nay, tuy nhiên ông Nguyễn Phú Trọng lại ngồi vào chiếc ghế ấy? Ông Nguyễn Phú Trọng muốn gì? Ông muốn là người có tầm ảnh hưởng như ông Hồ Chí Minh chăng? Hay ông muốn soán ngôi người mà đảng cộng sản đã tôn vinh là “cha già dân tộc”?
Tuy miệng ông Trọng vẫn lải nhải là học tập, tưởng nhớ, ghi nhớ lời dạy của Bác, cố gắng tự soi, tự sửa, tự rèn luyện mình, có thêm tiến bộ. Thế nhưng về thái độ thì có vẻ như ông không tôn trọng những kỷ vật mà ông Hồ Chính Minh để lại.
Ông Trọng nói “chúng ta tiếp tục học tập, noi gương, làm theo Bác và truyền lại cho các thế hệ mãi sau này, đoàn kết một lòng xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, phồn vinh, nhân dân thực sự có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, giữ vai trò, vị thế xứng đáng trên trường quốc tế như Bác Hồ đã dạy”. Tuy nhiên thực tế đã hơn 20 năm ĐCS phát động phong trào “học tập và làm theo đạo đức Hồ Chí Minh” nhưng đạo đức của quan chức CS thì càng này càng xuống cấp. Chẳng lẽ điều đó ông Nguyễn Phú Trọng không nhận ra?
Tham vọng ẩn bên trong con người ngoan hiền
Mặc dù ông Nguyễn Phú Trọng cố làm bộ khiêm nhường, luôn là người rao giảng đạo đức Hồ Chí Minh, nhưng ông Nguyễn Phú Trọng từng tóm 2 nghế quyền lực vào người thì điều đó cho thấy ông tham vọng rất lớn. Kể cả tham vọng muốn lưu danh sử sách bằng cách cầm quyền suốt đời như ông Hồ Chí Minh đã từng.
Trong chuyện Tàu, nhiều người tìm cách che giấu quyền lực tối cao của mình bằng cách… xin thêm. Như Tư Mã Ý, bầy tôi của nhà Ngụy, thời Tam Quốc. Tư Mã Ý nắm quân đội trong tay, thủ túc đứng chật triều đình, đúng là “quyền lực tối cao.” Nhưng vẫn tỏ ra ngoan hiền trước gia tộc họ Tào. Không biết việc ông Nguyễn Phú Trọng rao giảng đạo đức Hồ Chí Minh như hát hay ấy có ẩn ý tỏ vẻ bề ngoài chứ bên trong không phục như Tư Mã Ý khi xưa không? Hành động ngồi vào “ghế vua” của ông Hồ Chí Minh cho thấy tham vọng rất lớn của ông Nguyễn Phú Trọng chứ thực sự ông không ngoan hiền như mọi người tưởng.
Chính danh là một thuật ngữ chính trị xuất hiện thời Xuân Thu bên Tàu, trước đây 25 thế kỷ. Ông Khổng Tử nói rằng muốn chính trị một nước ổn định thì phải chính danh. Vắn tắt, “chính danh” nghĩa là người giữ chức vụ nào phải làm đúng với danh phận của mình. “Quân quân, thần thần,” nghĩa là vua làm đúng việc của vua, bầy tôi làm đúng việc của bầy tôi. Cả ĐCS tự xem là bầy tôi của ông Hồ Chí Minh nhưng ông Trọng thì tỏ vẻ không qua hành động ngồi vào “ngai vàng” của vua.
Với quyền lực tuyệt đối trong tay, ông Nguyễn Phú Trọng nói năng rất rành mạch, tự tin, là khi tự so sánh mình với Hồ Chí Minh. Ông Trọng đóng vai khiêm tốn rất khéo, nói rằng, “Liên quan cá nhân tôi thì nói cũng khó nói,…” để mọi người biết ông khiêm nhường. Rồi ông nói tiếp: “… nhưng trước đã có thời Bác Hồ vừa là chủ tịch nước vừa là chủ tịch đảng… (như tôi đã từng).”
Thực ra vai trò của Hồ Chí Minh ngày xưa với Nguyễn Phú Trọng bây giờ rất khác nhau. Thời Hồ Chí Minh vừa làm chủ tịch nước vừa là chủ tịch đảng thì cả hai tên gọi đó đều vô vị. Cả hai chức vụ chỉ ngồi làm vì, đóng vai nghi lễ, không nắm chút thực quyền nào cả. Lê Duẩn mới nắm thực sự nắm quyền sinh sát, họ “cho Bác nghỉ ngơi” chờ ngày chết. Có lần hội nghị đảng, Hồ Chí Minh muốn phát biểu ý kiến mà không được phép nói. Còn ông Trọng bây giờ thì quyền lực phải sánh ngang với Lê Duẩn ngày xưa chứ không hữu danh vô thực như ông Hồ Chí Minh lúc cuối sự nghiệp. Vậy nên việc ông Nguyễn Phú Trọng có thái độ coi thường những gì mà ông Hồ Chí Minh để lại cũng là điều dễ hiểu.
Liệu Nguyễn Phú Trọng có soán ngôi Hồ Chí Minh không?
Bây giờ Nguyễn Phú Trọng nắm quyền thực sự, có thể nói là “quyền lực tối cao”. Tuy nhiên, dù cuối đời không có thực quyền nhưng cái được của ông Hồ Chí Minh là không một lãnh đạo CS có được, đó là biểu tượng của ĐCS với danh hiệu là “cha già dân tộc”. Ông Nguyễn Phú Trọng đang hướng tới mục tiêu là thành biểu tượng cho chế độ như ông Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp.
Hiện nay ở bên Tàu, ông Tập Cận Bình cũng có tham vọng như thế và đang từng bước tiến tới đưa bản thân thành biểu tượng cho chế độ CS Sàu Trung Quốc như Mao Trạch Đông đang có. Tập Cận Bình ngày nay quyền lực có thể ngang với Mao Trạch Đông và đang thực hiện chiến dịch thanh trừng với tên gọi “đả hổ diệt ruồi”, và sửa hiến pháp để được cầm quyền suốt đời như Mao. Nguyễn Phú Trọng thì chắc chắn quyền lực mạnh hơn Hồ Chí Minh, và ông Trọng đang học theo cách làm của Tập Cận Bình. Tuy nhiên, có thành công hay không là vấn đề khác, để đứng ngang hàng với ông Hồ Chí Minh danh tiếng thì e Nguyễn Phú Trọng không thể.
Nguyễn Duy – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> 3 lý do Việt – Mỹ chưa trở thành đối tác chiến lược
>>> Vắc-xin ngừa COVID-19 của Trung Quốc: Việt Nam quan ngại, Singapore “cháy hàng”?
>>> Chống COVID-19 “trống đánh xuôi kèn thổi ngược” kết cục rồi sẽ ra sao?
Nhốt tù toàn dân, Phạm Minh Chính muốn ra đòn gì?
Cách cài vượt tường lửa miễn phí:
Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7
Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT