Link Video: https://youtu.be/j9C6igHGt98
Mới lên làm thủ tướng vào cuối tháng 5/2021 ông Phạm Minh Chính rất tự mãn. Phát biểu về công tác chống dịch, ông ta nói rằng “ Tinh thần chống dịch như chống giặc, mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn, thần tốc hơn”.
Đó là lời phát biểu của ông Chính tại buổi khai mạc hội nghị trực tuyến toàn quốc sáng 29/5. Trong buổi họp ấy ông Phạm Minh Chính nói rằng, tình hình mới, diễn biến mới phức tạp hơn của dịch bệnh đòi hỏi phải có những giải pháp tích cực hơn, phù hợp hơn, hiệu quả hơn thì mới có thể kiềm chế và đẩy lùi dịch bệnh, đặc biệt tại các thành phố lớn và các khu công nghiệp, theo tinh thần chung là “chống dịch như chống giặc”, mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn, thần tốc hơn.
Với tư duy chuyên chính vô sản, cai trị bằng bạo lực nên dùng ngôn từ mang màu sắc chén giết. Làm một ông thủ tướng mà làm gì cũng xem như cầm súng “nhắm thẳng quân thù mà bắn” thì có thể nói ông ta làm gì cũng bại mà thôi. Chuyện chiến tranh đã lùi vào dĩ vãng quá xa rồi, việc chống dịch hoàn toàn khác với chống giặc. Không thể đem chuyện chống giặc vào việc chống dịch một cách máy móc được.
Tính từ đầu năm 2020 đến thời điểm mà ông phạm Minh Chính phát biểu câu nói trên thì thời gian tổng cộng là một năm rưỡi, ấy vậy mà ông Chính không nhận ra tư duy “chống giặc” của ông đã quá lỗi thời. Không súng ống nào có thể chống được con virus Corona được mà cần phải có cái đầu khoa học. Tuy nhiên cái đầu khoa học là thứ mà người CS nói chung và ông Phạm Minh Chính nói riêng là đang thiếu trầm trọng.
Từ ngày 29/5, cơn đại dịch đã có dấu hiệu nghiêm trọng, những đợt dịch ập đến cho thấy cường độ mạnh hơn trước đó rất nhiều. Không hiểu sao ông Phạm Minh Chính lại không nhận ra điều đó cho nên vẫn chủ quan dùng tư duy “chống giặc” để chống dịch. Lúc chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tình hình, giải pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19. Ông Chính cũng thừa nhận là diễn biến mới đòi hỏi giải pháp tích cực hơn, toàn diện hơn, phù hợp hơn. Tuy nhiên ông vẫn trung thành với suy nghĩ “chống dịch như chống giặc”. Thì xem như thua tại đây.
Bị giặc đánh cho tơi bời
Con covid nó không phải là giặc nào cả mà nó là bệnh, mà bệnh thì rất cần những ý kiến của người có chuyên môn ngành y tư vấn. Đồng thời học hỏi những cách chống dịch rất khoa học mà các nước đi trước đã trải qua. Điều đó rất cần, tuy nhiên chính phủ mới của ông Phạm Minh Chính không thèm quan tâm đến những yếu tố đo. Vẫn xem con virus là giặc và quyết định bằng cách mà ĐCS đã từng đáng giặc trong quá khứ. Hàng loạt những quyết định sai làm được ban ra, nào là cấm dân không được đường, cấm xe vận tải hàng hoá. Nói chung là làm chững công việc quen thuộc của những kẻ võ biền là chỉ có cấm, cấm và cấm.
Lần chống dịch đầu tiên ấy, ông Phạm Minh Chính đã xua một lực lượng rất đông, chức vụ to lớn, chắc có lẽ là họ muốn cho con virus khiếp sợ chăng? Tại kỳ họp đó có ông Trương Hòa Bình – phó thủ tướng thường trực, có ông Vũ Đức Đam – phó thủ tướng kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19; có ông Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, ông Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, ông Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, ông Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, ông Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, ông Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt.
Chưa hết, tham dự Hội nghị tại các điểm cầu địa phương có Ông Nguyễn Văn Nên, và ông Đinh Tiến Dũng bí thư thành uỷ Hà Nội.
Nếu là thường dân mà nghe tên tuổi những ông này chắc người ta choáng ngợp mất? Tuy nhiên, đây là con víu. Nó không những không ngán mà còn tấn công mạnh hơn. Và cho đến hôm nay đã 3 tháng trôi qua mà cơn đại dịch vẫn chưa lắng xuống. Tư duy hù doạ, kéo đông người khoe khoang lực lượng rầm rộ nhưng cuối cùng là sao? Là bị con virus vật cho tơi tả. Với ĐCS thì những gì họ làm là có lượng chứ không có chất, nhiều người nhưng chẳng làm gì ra hồn.
Trả giá
Với một dàn lãnh đạo ông nào ông nấy quyền lớn chức to, tuy nhiên đông mà thiếu cáo đầu thì kết quả chống dịch cũng là con số không mà thôi. Cho đến tháng 7, khi dịch bệnh đã vô vô cùng nguy hiểm nhưng ĐCS vẫn cố chấp đặt “mục tiêu kép”, họ thiếu năng lực nhưng họ rất tham lam. Vừa chống dịch tốt vừa phát triển kinh tế tốt. Thực tế thì dàn lãnh đạo CS không những không thực hiện được mục tiêu nào mà còn làm cho dân phải gánh chịu thảm hoạ kép. Họ vừa bị cái đói đe doạ và họ cũng vừa bị bệnh dịch đe doạ. Bí thế ông Thủ tướng Phạm Minh Chính nhờ ông Phan Văn Giang đưa quân với súng AK đeo rủng rỉnh trên người tiến vào Sài Gòn để chống dịch. Cho tới bây giờ, người dân Việt Nam không thể hiểu nổi chính quyền CS họ đưa lính tráng và súng ống vào thành phố để chống dịch kiểu gì nữa. Chả nhẽ dùng dúng bắn chết con virus? Cho nên người dân thấy cây súng AK rất voi dụng. Nhiều người cho đến giờ họ cũng không hiểu sao cả một dàn lãnh đạo đông đúc mà không ai đưa ra được kế sách nào ta hồn cả. Chất lượng chất xám củ lãnh đạo CS là vấn đề rất lớn trong công tác chống dịch.
Cho đến nay, kết quả chống dịch như chống giặc đã hoàn toàn thất bại. Người lính cầm súng AK và thành phố không có tác dụng gì với con virus. Số ca nhiễm vẫn tăng và tỷ lệ tử vong vẫn rất cao chứ không hề thuyên giảm. Điều đáng nói là khi quân đội vào thành phố thì cuộc sống người dân trở nên ngột ngạt hơn. Người lính chỉ được đào tạo để đánh giặc chứ không phải để chống dịch, tuy nhiên do lãnh đạo cứ xem dịch là giặc nên đem cách chống giặc vào thành phố để chống dịch nên đã thất bại ê chề. Người lính không biết đi chợ, không rành đường nên họ làm cho người dân trở nên bị tù túng và đói hơn. Chính sách thất bại và người dân đã phải trả giá quá đắt cho những sai lầm của lãnh đạo. Người dân chết nhiều, lớp chết vì dịch bệnh lớp thì chết đói. Nói chung là rất bi thảm.
Đợi toang rồi mới nhận thức
Xem covid là giặc chính là nhận thức sai ngay từ đầu. Nhận thức sai nhưng ngoan cố không nhận sai nên đã đẩy dân đến với sự khốn cùng và chết la liệt. Cái sai lầm của những cái đầu ngồi phòng lạnh ra chính sách trong trường hợp này là tội ác chứ không đơn giản là sai lầm không thôi.
Từ tháng 5 đến tháng 8 là 3 tháng ròng rã, dân đã trả cái giá quá đắc cho sai lầm của người đứng đầu chính phủ và các cộng sự. Sau khi dân đã chết hàng vạn người thì ngày 29/8, ông Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 mới chủ trì cuộc họp trực tuyến của Ban chỉ đạo với 1.060 xã, phường, thị trấn, 209 quận, huyện, thị xã của 20 tỉnh, thành phố. Và tuyên bố sống chung với dịch. Miệng thì tuyên bố nhưng hành động thì không hề nới lỏng. Điều đó cho thấy bộ máy nhà nước CS cồng kềnh kém hiệu quả, trên bảo dưới không nghe. Đáng ra khi quyết định chính sách chống dịch, ngay từ đầu làm theo Thái Lan thì dân đâu có cực khổ như vậy? Bây giờ trên có nhận thức ra thì dưới cũng không chịu nghe và người chịu khổ vẫn là dân.
Tại cuộc họp có kẻ còn cố chấp khẳng định chủ trương lấy xã phường làm pháo đài, người dân làm chiến sĩ trong phòng chống dịch. Đặc biệt, có người lại cho là các “pháo đài y tế” tại xã phường đang phát huy hiệu quả. Không biết hiệu quả thế nào mà dân chết như ngả rạ? Những con người đó không chịu báo cáo sự thật mà họ vẫn báo cáo láo. Xem ra việc sống chung với dịch không thể nào thực hiện mặc dù Phạm Minh Chính đã nhận ra.
Ông bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, mặc dù số ca tử vong vẫn cao hơn trung bình những ngày trước khi triển khai xét nghiệm diện rộng, song hiện đang có xu hướng giảm do hiệu quả bước đầu triển khai tích cực các biện pháp theo phương châm đưa dịch vụ y tế đến gần người dân nhất, ngay tại xã phường.
Trước đây ông Phạm Minh Chính nói “chống dịch như chống giặc” giờ lại bảo “sống chung với giặc” nói như thế khác nào ôm giặc ngủ chung? Ông Phạm Minh Chính mặc dù đã nhận thức ra nhưng xem ra ông thực hiện được là rất khó.
Tuấn Huy – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Với chỉ thị 20: Hà Nội sẽ là trại tù, công an là cai ngục và người dân là phạm nhân?
>>> Hết ‘bộ đội đi chợ’ đến ‘vàng, cam, xanh’, Việt Nam đang rối bời trong khủng hoảng Covid?
>>> Nhốt tù toàn dân, Phạm Minh Chính muốn ra đòn gì?
Nhốt tù cả nước, Phạm Minh Chính muốn ra đòn gì?
Cách cài vượt tường lửa miễn phí:
Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7
Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT