Link Video: https://youtu.be/Dd4MLF9ioAI
Phải nói rằng, Lưu Bình Nhưỡng là con người hiếm họi trong quốc hội CS. Cũng chính vì ăn ngay nói thẳng mà ông Lưu Bình Nhưỡng đã nhận cái kết đắng. Ông Lưu Bình Nhưỡng 58 tuổi bị buộc không ứng cử đại biểu Quốc hội khóa 15, trong khi đó ông Nguyễn Phú Trọng đã 77 tuổi lại không quá tuổi.
Có thể nói, không ai làm tốt vai trò trưởng ban dân nguyện Quốc hội tốt như ông Lưu Bình Nhưỡng. Làm trưởng ban dân nguyện là phải nói theo tiếng nói của dân, tuy nhiên số lượng người biết nói tiếng dân như ông Lưu Bình Nhưỡng chỉ là 1 trong 500 đại biểu quốc hội, tiếng nói của dân như muối bỏ biển nên không được lắng nghe. Chỉ có 1 người biết nói tiếng dân mà ĐCS đã phải sợ và vội vã loại bỏ khỏi Quốc hội thì điều đó cho thấy, sự phản dân của Quốc hội CS nó đã lên đến cao độ. Quốc hội thực chất là đảng hội, là nơi chỉ để gật những chỉ thì của trung ương đảng và Bộ Chính Trị. Dẹp bỏ cơ quan này thì nhà nước CS vẫn làm việc như thế, dù có quốc hội hay không có thì tiếng dân vẫn không được lắng nghe.
Là con người thẳng thắn, rất được lòng dân nhưng mất lòng đảng. Hồi tháng 3 ông Nhưỡng dám lên tiếng mạnh mẽ nhắm vào Bộ Chính Trị như sau: “ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng: Không biến Quốc hội thành căn phòng kín lợi ích nhóm“. Đây có thể nói là một câu nói “động trời”, Lưu Bình Nhưỡng đã nói điều mà chỉ có mạng xã hội dám nói chứ các đại biểu quốc hội từ xưa tới nay chưa ai dám nói điều này.
Trong ĐCS là tầng tầng lớp lớp nhóm lợi ích. ĐCS là nhóm lợi ích lớn nhất và trong đó còn có nhiều nhóm lợi ích nhỏ khác có quan hệ rất phức tạp. Quốc hội với 96% là đảng viên ĐCS thì rõ ràng, Quốc hội là một nơi thuộc sở hữu của nhóm lợi ích lớn nhất – ĐCS. Rất hay là ông Nhưỡng đã không đứng trong nhóm đó, đó là giá trị đáng quý mà ông Nhưỡng đã để lại. Trong ĐCS tìm người thứ hai như ông Nhưỡng là rất khó.
Lại một lần nữa cất lên tiếng nói chính trực
Hiện nay ông Chu Ngọc Anh đang cho Hà Nội áp dụng chính sách y hệt như TP. HCM đã dùng. Mà kết quả chống dịch của TP. HCM như thế nào thì mọi người cũng biết rồi, toang toàn diện. Người dân đối diện với cái đói và đối diện cả cái chết vì dịch cùng một lúc. Số người chết đã lên hơn một vạn người. Việc tiêm vaccine toàn dân sinh ra lãng phí vô cùng lớn cho xã hội. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, dù cho xét nghiệm toàn thành phố thì cũng không giúp được gì cho công tác chống dịch. Thành phố HCM ở đỉnh dịch đã nhiều tháng mà không xuống. Cả xã hội lên tiếng nhưng chính quyền Tp. HCM và giờ đây là chính quyền thành phố Hà Nội lại vẫn ù lì không chịu lắng nghe. Mới đây, ông Lưu Bình Nhưỡng phản đối việc xét nghiệm toàn dân Hà Nội. Hôm 7 tháng 9, ông Nhưỡng, tuyên bố trong cuộc phỏng vấn với báo Nhà báo & Công luận rằng việc Hà Nội đặt mục tiêu xét nghiệm toàn dân trong một tuần là “hoang đường“. Cũng trong cuộc phỏng vấn trên, ông so sánh cách chống dịch của chính quyền Hà Nội với việc “đuổi theo bóng ma cùng nỗi khiếp sợ.” Ông so sánh rất chính xác không biết ông Chu Ngọc Anh có lắng nghe hay không hay là cảm thấy khó chịu với lời nói thẳng như vậy. Nếu người biết lắng nghe thì tất phải cảm ơn ông Lưu Bình Nhưỡng, còn nếu không biết lắng nghe thì người ta sẽ xem đó là cú vỗ mặt lãnh đạo. Để lãnh đạo CS biết lắng nghe là rất khó.
Thực tế là, trong những ngày qua chính quyền thành phố thay đổi các văn bản mẫu và các chỉ đạo liên tục, thể hiện sự rối rắm và hỗn loạn trong cách đối phó với dịch bệnh của chính quyền.
Ông Ông Nhưỡng cũng cho rằng các biện pháp chống dịch lóng ngóng của chính quyền Hà Nội đã khiến người dân cảm thấy “rất bức xúc“, và mang lại nguy cơ lây lan dịch bệnh. Đây là lời nói mang tiếng nói người dân thực sự. Ông Lưu Bĩnh Nhưỡng vẫn vậy, vẫn ăn ngay nói thẳng như ngày nào.
Trước đó, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội, Chu Ngọc Anh ký công điện số 20, trong đó đặt mục tiêu xét nghiệm toàn bộ người dân trên địa bàn thành phố Hà Nội trong vòng bảy ngày, từ ngày 6 đến ngày 12 tháng 9.
Thêm những tiếng nói khác.
Ngoài việc lên tiếng về việc xét nghiệm toàn thành phố, ông Nhưỡng còn cho ý kiến rằng, “Hà Nội nên nới lỏng việc di chuyển cho người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine”
Ông Lưu Bình Nhưỡng cũng mạnh mẽ lên tiếng nên bỏ giấy đi đường, mà thay vào đó là giấy chứng nhận tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19.
Mới đây, ông Hoàng Minh Tuấn Anh – chủ tịch UBND quận 7 (TPHCM), cho biết quận đã thành lập trung tâm nghiên cứu mô hình phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn bình thường mới để nghiên cứu phục hồi kinh tế sau dịch, từng bước hoạt động trở lại với từng loại hình kinh doanh. Sống chung với dịch là mô hình các nước trên thế giới đã thực hiện từ lâu. Chỉ có ĐCS mới cực đoan cấm đoán chứ chẳng quốc gia nào làm như vậy, ngoại trừ Trung Quốc. Và Quận 7 TP. HCM noi theo là điều cần thiết, nhưng rất tiếc chính quyền thành phố nà đang rất dè dặt chỉ thí nghiệm ở địa phương nhỏ, phạm vi quận 7.
Được biết, dự kiến từ 20/9 đến 20/10 sẽ ưu tiên cho hoạt động trở lại đối với loại hình kinh doanh các mặt hàng thiết yếu và kinh doanh đường phố. Đi kèm đó là các điều kiện như tiêm vắc xin mũi 2, hoạt động theo bộ tiêu chí do quận thẩm định và cho phép hoạt động.
Vấn đề cho phép người lao động, công nhân được trở lại làm việc sau khi đã tiêm đủ 2 mũi vaccine cũng là điều đương nhiên nhưng phải đợi doanh nghiệp đang “cầu cứu” tới Chính phủ. Sự ì ạch của bộ máy chính quyền đã việc “đóng băng” dây chuyền, nhà máy quá lâu sẽ dẫn tới những hệ luỵ xấu với nền kinh tế.
Trả lời báo chí, ông Lưu Bình Nhưỡngcho rằng thành phố Hà Nội cần nới lỏng việc di chuyển và sinh hoạt cho những người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine. Đây là ý kiến chính đáng hợp lòng các doanh nghiệp. Nền kinh tế mà không có sự đóng góp của các doanh nghiệp thì sống thế nào? Từ vấn đề này, ông Lưu Bình Nhưỡng đưa ra đề xuất: Đối với nhóm người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine COVID-19, có đủ thời gian 14 ngày để tạo kháng thể, thì cần cho phép họ sinh hoạt, đi lại, di chuyển “thoải mái trong khuôn khổ”, với điều kiện phải có giấy xác nhận kết quả xét nghiệm nhanh COVID-19 âm tính có hiệu lực trong 72h.
Dám vuốt râu hùm, liệu Lưu Bình Nhưỡng có bị trừng phạt?
Việc quận 7 (TPHCM) chuẩn bị ưu tiên cho hoạt động trở lại đối với loại hình kinh doanh các mặt hàng thiết yếu và kinh doanh đường phố, với điều kiện người kinh doanh cần tiêm đủ 2 mũi vaccine, ông Lưu Bình Nhưỡng cho rằng đó chính là minh chứng cho việc chính quyền TP.HCM đã biết cách áp dụng trạng thái “bình thường mới, sống chung lâu dài với dịch bệnh”.
Ông Lưu Bình Nhưỡng nói: “Theo tôi nếu cứ tiếp tục áp dụng các biện pháp cực đoan thì đều không mang lại kết quả tốt. Nếu cứ tiếp tục thì sẽ gây ảnh hưởng cho xã hội, thiệt hại cho nền kinh tế”.
Theo ông Nhưỡng, hiện nay, dư luận xã hội không đồng tình với một số quy định của thành phố, và theo ông nên nghiên cứu để bỏ giấy đi đường: “Người dân hoàn toàn có thể trình căn cước công dân kèm chứng nhận đã tiêm đủ 2 mũi vaccine COVID-19. Chính vì vậy, theo tôi nên bỏ giấy đi đường”, ông Nhưỡng đề xuất.
Lần này ông Nhưỡng đã dùng những dẫn chứng để tăng tính thuyết phục và cũng để dựa vào những điều đã làm mà tác động tới ông Chu Ngọc Anh. Đây là cách làm khôn khéo, bởi lẽ chính những lời nói đập thẳng bào cái sai của chính quyền CS trước đây ông đã bị loại khỏi danh sách ứng viên đại biểu quốc hội khóa 15.
Ông Chu Ngọc Anh cũng chưa tỏ thái độ gì mạnh. Nếu ông Chu mà xem những lời nói của ông Nhưỡng là những cái gái thì đôi khi, ngay cả chức phó ban dân nguyện khiêm tốn hiện nay của ông Nhưỡng cũng không còn. Dam vuốt râu hùm là đặc tính của ông Nhưỡng, có lẽ lần này ông cũng không ngại Chu Ngọc Anh.
Nguyễn Duy – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Covid-19: Bí thư Hà Nội Đinh Tiến Dũng trao đổi với Tiến Sĩ Nguyễn Xuân Diện
>>> Việt Nam, từ ‘thành công’ chống dịch đến ‘hạng bét’ thế giới về phục hồi
>>> Đường quyền đầu tiên của bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn là cú “tự đánh vào mặt”
Lo “Loạn sứ quân” – Trung ương giành quyền chỉ đạo
Cách cài vượt tường lửa miễn phí:
Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7
Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT