Link Video: https://youtu.be/YtQHaflH9O8
Công cuộc chống dịch Covid-19 của Đảng Cộng sản Việt Nam đang thất bại thảm hại. Minh chứng cho sự thất bại đó là trung bình có hơn 300 người chết mỗi ngày ở Sài Gòn, trong khi các hoạt động kinh tế và xã hội tại thành phố này đã và đang bị phong tỏa hơn hai tháng qua, mà vẫn chưa thấy lối ra.
Với hơn 300 người bị virus giết chết mỗi ngày, dù đã hơn hai tháng phong tỏa, các hoạt động kinh tế, xã hội… bị đóng băng, càng thảm bại hơn khi Việt Nam có những thế mạnh mà không tận dụng được.
Hơn một năm rưỡi yên tĩnh để chuẩn bị trong khi các nước trên thế giới và trong khu vực vất vả đối phó với đại dịch; cũng như thái độ tuân thủ chính quyền của dân chúng, và nhất là người dân ở Việt Nam không có tâm lý chống vaccine…
Các viên chức tuyên truyền của Đảng có thể dùng chiến thuật ngụy biện cũ rích là “Thế cái này thì sao”, để biện minh rằng thì là Thái Lan thế này, Indonesia thế nọ, Mỹ cũng còn thế kia, Ý còn như thế đó… thiết nghĩ, lần này người dân Việt Nam không còn bị thuyết phục bởi sự ngụy biện đó, bởi cái chết đang đến đầu ngõ, cũng như cái đói đang chực chờ họ.
Xã hội dân sự Việt Nam bị tê liệt
Điều rất quái gỡ là, hơn một tháng sau khi dịch bệnh hoành hành ở Sài Gòn, biến thành phố thật sự trở thành một thành phố chết, người ta mới bắt đầu nói đến việc đưa các bệnh viện tư nhân vào chống dịch.
Đây chỉ là một trong nhiều sự việc cho thấy rằng sức lực và trí tuệ của những thành phần khác nhau trong xã hội không được huy động khi đất nước rơi vào khủng hoảng.
Những thành phần khác nhau ấy thường được gọi là xã hội dân sự. Có thể nói không quá đáng rằng xã hội dân sự chính là một xã hội bình thường, trong đó người dân sống tự do, họ rất linh họat để đối phó và phản ứng với những biến động của xã hội.
Nhưng xã hội dân sự không bao giờ được những người cộng sản ưa thích, vì sự tự do của nó thách thức sự toàn trị của Đảng.
Đảng Cộng sản thường tuyên truyền rằng, họ cũng có những cái gọi là các tổ chức quần chúng, như đoàn thanh niên, hội phụ nữ… nhưng những tổ chức này đều là những công cụ chính trị, trở thành những ung nhọt hành chính, không hề thấy bóng dáng của họ ở đâu trong những ngày đại dịch đang hoành hoành người dân trên đất nước này.
Giả sử không có các tổ chức tôn giáo nấu ăn cho dân nghèo trong những ngày giới nghiêm này, những đội thiện nguyện đi hỏa táng hàng trăm người chết mỗi ngày… chắc hẳn Sài Gòn đã trở thành địa ngục.
Nghịch lý của chính quyền toàn trị tập trung
Sự hỗn loạn trong cách điều hành chống dịch của hệ thống chính trị Việt Nam từ trung ương tới địa phương, gợi chúng ta nhớ tới sự sụp đổ của Đông Âu và Liên Xô cũ chỉ trong vài ngày.
Hệ thống chính trị ở Việt Nam và Trung Quốc hiện nay, cũng như Đông Âu và Liên Xô ngày xưa là hệ thống toàn trị, với những tầng nấc chặt chẽ từ trung ương đến tổ dân phố. Nhưng hệ thống này cho thấy, nó chỉ hoạt động được theo lối mòn.
Những lối mòn đó là: Công nghiệp hóa với các xí nghiệp nhà nước của Liên Xô cũ, tổ chức mô hình phân phối xã hội chủ nghĩa sau chiến tranh thế giới thứ hai ở Đông Âu, xã hội chiến tranh ở miền Bắc Việt Nam trước 1975, mô hình tư bản nhà nước của Việt Nam và Trung Quốc hiện nay.
Một lối mòn rất điển hình nữa của chế độ toàn trị là lạm dụng bạo lực (cái gọi là bạo lực cách mạng) với sự ưu tiên cho các bộ máy công an và bộ đội.
Đại dịch Covid-19, với biến chủng Delta là những điều nằm ngoài những con đường mòn của các chế độ toàn trị, nó cũng giống như vài yếu tố thị trường tự do xâm nhập vào Đông Âu trước kia, làm cho các cán bộ điều hành không biết điều gì đang xảy ra để đối phó.
Việc sử dụng những lọ vaccine hiếm hoi đầu tiên cho công an, bộ đội, thay vì cho những người già, những y tá tuyến đầu, những shipper, những người lao động sống trong những con hẽm chật chội,… đã lợi (cho chế độ) nhưng bất cập hại (cho dân chúng), khi những tầng lớp dân chúng dễ tổn thương đó lần lượt gục ngã, tạo sức ép kinh hoàng lên hệ thống y tế vốn đã quá tải, làm tê liệt hệ thống kinh tế cơ sở ở các đô thị phục vụ dân sinh.
Cán bộ điều hành quốc gia bất tài
Với cơ cấu tuyển chọn cán bộ theo kiểu “quy hoạch”, các nhà nước toàn trị khó lòng đưa ra được những những nhà lãnh đạo có năng lực thật sự, để có khả năng đối phó với đại dịch. B
ộ máy tuyên truyền cộng sản thường hay ba hoa rằng, họ trân trọng cái gọi là “có tâm có tầm” nhưng về thực chất kiểu quy hoạch cán bộ ở các chế độ toàn trị cho ra những thế hệ sau bất tài hơn thế hệ trước, vì người đứng ra “quy hoạch” không thể chấp nhận kẻ nối nghiệp thông minh và tài giỏi hơn mình. Điều đó dẫn tới một sự suy thoái di truyền trong giới lãnh đạo.
Bộ máy cán bộ điều hành tại Việt Nam hiện nay đã và đang lúng túng như gà mắc tóc, cán bộ trung ương thì ba hoa, nói những lời vô nghĩa như bị mê sảng, các cán bộ tại các tỉnh thì ra sức dựng nên các “pháo đài” tại các biên giới tỉnh, đúng theo “chỉ đạo”.
Kịch bản tồi tệ nhất, theo những gì chúng ta biết về Covid hiện nay là dịch bệnh lây ra cho toàn bộ dân chúng Việt Nam, và sẽ có khoảng hơn 2 triệu người thiệt mạng (theo tỷ lệ 2,5%). Các lực lượng công an, bộ đội, 200 ủy viên trung ương vẫn toàn vẹn vì đã được chính ngừa.
Cuộc khủng hoảng ở Việt Nam hiện nay có nguồn cơn từ chính cấu trúc chính trị toàn trị của quốc gia.
Khi nói như vậy không có nghĩa là ở các xã hội dân chủ, mọi thứ đều có thể diễn ra êm đẹp, vì cuộc khủng hoảng Covid là cuộc khủng hoảng trăm năm có một, không ai biết trước.
Nhưng Việt Nam lại là kẻ quan sát suốt hơn một năm rưỡi, khi đại dịch diễn ra trên toàn cầu. Các cán bộ Việt Nam chỉ lo ba hoa những bài ca chính trị, không chuẩn bị gì cả.
Trong Đại dịch, thân phận và phẩm giá người Việt không có giá trị!
UBND thành phố Vũng Tàu (thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) vừa rút lại yêu cầu: Người cần cấp cứu và những người vận chuyển họ phải có giấy cho phép đi lại.
Yêu cầu vừa kể được nêu trong quy định mới về hạn chế đi lại, được công bố chiều 9 tháng 9 và sau khi bị chỉ trích kịch liệt, đến cuối ngày, trong hướng dẫn thực thi không đề cập đến nữa.
Dẫu có dấu hiệu ngu dốt, nhưng nguyên nhân chính dẫn tới hậu quả của đại dịch COVID-19 thêm nặng nề, trầm trọng chính là sự tự tin thái quá vào quyền lực nên công quyền hành xử tùy tiện, bất kể hậu quả, bất chấp các yêu cầu, qui định đó ảnh hưởng thế nào đến phẩm giá của công dân.
Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới được cập nhật hôm 9/9/2021, Số ca nhiễm ở Việt Nam đang tiến dần tới con số 600.000 ca nhiễm và số người chết vì Covid đã vượt quá 14.000. So với hai nước láng giềng, Cam-Pu-Chia có gần 100.000 người nhiễm và 2.000 người tử vong; Lào có gần 17.000 người nhiễm và 16 người tử vong.
Nhưng phải so với Thái Lan mới thấy khả năng chữa trị và phòng bệnh của Việt Nam yếu kém tới đâu so với khu vực. Thái Lan có hơn 1,3 triệu ca nhiễm, gấp hơn hai lần Việt Nam nhưng số người chết của họ chưa tới 14.000, kém số ca tử vong ở Việt Nam.
Chỉ có hai yếu tố lý giải được tỷ lệ tử vong thấp bằng nửa Việt Nam của Thái Lan; sự chăm sóc và cứu chữa bệnh nhân của họ tốt hơn và số người đã được tiêm vắc-xin của họ cũng nhiều hơn Việt Nam. Điều này có thể hiểu được vì Thái Lan chi tiêu nhiều hơn cho y tế so với Việt Nam và khả năng quản trị xã hội của họ cũng nhỉnh hơn. Theo số liệu của World Bank, được cập nhật lần cuối vào năm 2018, Thái Lan có chi tiêu bình quân đầu người cho y tế là 275 đô la, đứng thứ 101 trên thế giới trong khi Việt Nam xếp thứ 125 với mức chi tiêu 151 đô la.
Một điều đã được nhiều người chỉ ra là sự kiêu ngạo không đúng lúc của Việt Nam đã góp phần tạo ra sự vỡ trận.
Niềm tin vô căn cứ rằng Việt Nam có dư khả năng “thắng” Covid khiến các nhà lãnh đạo không có sự chuẩn bị về mặt y tế dẫn tới sự quá tải, về mặt an sinh xã hội dẫn tới người nghèo khó bị bỏ rơi, về mặt chính sách dẫn tới việc ban hành những mệnh lệnh không có tính khả thi và làm tình hình thêm tồi tệ.
Kết quả là nhiều ngàn người đã chết oan vì Covid, chưa kể những người chết vì đói và chết vì các bệnh khác do ngành y tế quá tải không cứu chữa được họ.
Đó là còn chưa kể tới sự trả giá khác trong đó có sức khoẻ tâm thần, sự phá sản của các doanh nghiệp khiến không những chủ mà cả nhân viên sẽ điêu đứng sau dịch và sự chững lại của cả nền kinh tế mà khả năng hồi phục của nó bị xếp thứ 125/125 nước có tên trong danh sách của Nikkei từ Nhật Bản hồi cuối tháng Tám.
Trung Kiên – Thoibao.de (tổng hợp)
>>> Thế giới nhìn vào cách Việt Nam chống dịch: “Đói khổ là hình ảnh thấy rõ nhất”
>>> Phụ nữ Việt qua Ả Rập Xê Út: lao động xuất khẩu hay nạn nhân buôn người?
>>> Bí thư Hà Nội – Đinh Tiến Dũng “bị tấn công”, ai đã ra đòn?
Nhà đầu tư châu Âu báo động sẽ rời khỏi Việt Nam vì giãn cách kéo dài
Cách cài vượt tường lửa miễn phí:
Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7
Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT