Link Video: https://youtu.be/f7EDtsnNTn0
Trả lời báo Anh, tờ Sunday Times hôm 24/10/2021, bà Priscilla Chan nói về gốc gác gia đình là thuyền nhân sau cuộc chiến Việt Nam đã phải vươn lên ở đất Mỹ ra sao.
Trong bài viết “Kim chỉ nam đạo đức của Mark Zuckerberg”, bà Priscilla Chan đã kể khá nhiều về cuộc hôn nhân của hai người, về lối sống được giáo dục từ nhỏ, và cuộc sống gia đình hiện nay với tỷ phú Zuckerberg, ông chủ Facebook.
Cuộc nói chuyện dài với nhà báo Kirsty Lang đề cập đến sự tương phản giữa cuộc sống của cặp đôi nổi tiếng này thời thơ ấu.
Tác giả Kirsty Lang viết: “Priscilla, con gái một gia đình di dân Hoa – Việt lớn lên đã gặp cảnh kỳ thị (racism), và tuân theo nguyên tắc sống “Gặp khó khăn thì hãy nín nhịn, nỗ lực hơn“.
Từ nhỏ, Priscilla Chan đã quen với cảnh cha bà, ông Dennis Chan và mẹ, bà Yvonne, “làm việc 18 giờ mỗi ngày” ở quán ăn châu Á tại Boston, Hoa Kỳ.
Theo BBC tìm hiểu, quán có tên là Tase of Asia, do cha bà Priscilla mở ra sau khi định cư tại Hoa Kỳ. Sau này quán được sang tên cho chủ khác và có tên mới, “Phở và tôi” (Pho & I).
Bài báo đăng bức ảnh bé Priscilla do mẹ bế và ghi chú thích bà mẹ là “người tỵ nạn gốc Hoa từ Việt Nam“, và để chứng minh sự tương phản, kèm đó là ảnh cậu bé Mark hồi nhỏ năm 1984.
Xin mở ngoặc rằng một số tờ báo Việt Nam như Dân Trí, vì không hiểu tiếng Anh, đã gọi cha mẹ của Priscilla là “người Trung Quốc từng sống ở Việt Nam”.
Các báo Việt Nam cũng rất thích nhấn mạnh vào “sự may mắn của cô gái gốc di dân cưới được tỷ phú“, điều hoàn toàn trái với những gì truyền thông Hoa Kỳ mô tả về vai trò quan trọng của Priscilla Chan đối với chồng.
Là người gốc Sài Gòn đi di tản sau 1975
Bản thân Priscilla Chan xác nhận “Tôi là người gốc Hoa (Chinese heritage) nhưng cả hai họ nội ngoại của gia đình đều sống tại Sài Gòn, và họ muốn đi vượt biên (sau 1975).”
Việc ông bà của Priscilla Chan chia các con đi các chuyến trên biển vô cùng mạo hiểm để nếu “đứa này chết thì còn đứa kia” là “bài toán mà người Mỹ bình thường không hiểu“, theo lời vợ của Mark Zuckerberg kể lại trong bài báo.
Mẹ của Priscilla đã vượt biên khỏi VN năm 12 tuổi theo cách đó, và đã ở một trại tị nạn của Thái Lan vài năm.
Yvonne sau đó gặp Dennis, bạn của anh trai và hai người cuối cùng đã đoàn tụ với các thành viên khác trong gia đình ở Mỹ.
Priscilla sinh ra ở Massachussetts năm 1985.
Mark Zuckerberg thì sinh ra trong một gia đình gốc Do Thái trung lưu tại New York, và được ăn học đàng hoàng.
Hai người gặp nhau tại ĐH Harvard, nơi Priscilla kể lại là “Tôi thấy mình không hợp với họ. Ai cũng nói một giọng giống nhau.”
Hai người kết hôn năm 2012 và hiện có hai con gái, August và Maxima.
Bài báo muốn nhấn mạnh rằng gốc gác di dân từ Việt Nam của Priscilla khiến bà là người “kéo chồng trở lại thực tại” và muốn làm các công việc từ thiện.
Các hoạt động này dẫn tới chỗ họ lập ra Quỹ CZI – Chan Zuckerberg Innitiative, với họ Chan (Trần) đứng trước.
Theo bà Priscilla giải thích, việc đặt chữ Chan trước Zuckerberg chỉ đơn thuần là họ chọn cách ưu tiên theo alphabet.
Trang của quỹ nói họ muốn dùng công nghệ và các giải pháp từ cộng đồng (community-driven solutions) để tạo ra tương lai cho tất cả mọi người, không loại trừ ai.
Công tác từ thiện này là cao quý, và Priscilla Chan đang là “kim chỉ nam cho định hướng luân lý” của chồng, nhưng tác giả Kirsty Lang đặt câu hỏi liệu nó bù đắp được bao nhiêu cho những điều tai hại mà Facebook bị cáo buộc đã gây ra.
Chưa kể lời cáo buộc của nhà báo được Nobel Hòa bình năm nay, Maria Resa, nói Facebook “là mối đe dọa cho nền dân chủ“, bà Kirsty Lang hỏi.
Mới đây nhất, 17 tờ báo và cơ quan truyền thông quốc tế, gồm Washington Post hôm 25/10 nêu cáo buộc ông Mark Zuckerberg đã đích thân ký cam kết với “chính phủ độc tài của Việt Nam để hạn chế những bài viết được gọi là “chống nhà nước“.
Trả lời BBC hồi cuối năm 2020 về vấn đề này, Facebook thừa nhận phải chặn những nội dung ‘bị chính phủ VN yêu cầu xóa’, nhưng để cho người bên ngoài vẫn xem được.
Kết luận bài phỏng vấn trên Magazine của Sunday Times, nhà báo của trang báo Anh nói bà hy vọng “trách nhiệm đáp trả lại cho xã hội của Facebook” sẽ được cặp đôi Mỹ trẻ tuổi “có thế lực nhất thế giới” làm thật, như lời hứa của Priscilla Chan.
Hồi 2015, sau khi con gái Maxima ra đời, họ đã nêu cam kết sẽ hiến tặng 99% tài sản, bắt đầu bằng việc mỗi năm sẽ hiến tặng 1 tỷ USD cho công tác từ thiện.
Cuối năm ngoái, Mark Zuckerberg đối mặt với sự lựa chọn: Tuân theo yêu cầu của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc kiểm duyệt những người bất đồng chính kiến chống chính phủ, hoặc có nguy cơ bị đuổi ra khỏi một trong những thị trường béo bở nhất của Facebook ở châu Á.
Ở Mỹ, Giám đốc Điều hành (CEO) của công ty công nghệ này là người đấu tranh cho quyền tự do ngôn luận, miễn cưỡng xóa bỏ ngay cả nội dung độc hại và gây hiểu lầm ra khỏi Facebook.
Nhưng ở Việt Nam, việc duy trì quyền tự do ngôn luận của những người đặt câu hỏi với các nhà lãnh đạo chính quyền, có thể phải trả một cái giá đáng kể ở một quốc gia nơi mạng xã hội kiếm được doanh thu hơn 1 tỷ Mỹ kim hàng năm, theo ước tính của Tổ chức Ân xá Quốc tế năm 2018.
Vì vậy, cá nhân Zuckerberg quyết định rằng, Facebook sẽ tuân theo các yêu cầu của Hà Nội, theo ba người quen thuộc với quyết định này, nói với điều kiện giấu tên, mô tả các cuộc thảo luận nội bộ của công ty.
Theo các nhà hoạt động địa phương và những người ủng hộ quyền tự do ngôn luận, trước thềm đại hội đảng Việt Nam hồi tháng 1/2021, Facebook đã gia tăng sự kiểm duyệt đáng kể đối với các bài đăng “chống nhà nước”, giúp chính quyền kiểm soát gần như toàn bộ mạng xã hội này.
Vai trò của Zuckerberg trong quyết định ở Việt Nam là điều chưa từng được báo cáo trước đây, thể hiện quyết tâm của anh ta không ngừng bảo đảm sự thống trị của Facebook, đôi khi phải trả giá bằng các giá trị đã tuyên bố của anh ta, theo các cuộc phỏng vấn với hơn một chục nhân viên cũ.
Đặc tính đó đã được Frances Haugen, cựu giám đốc sản phẩm của Facebook nêu ra trong một loạt khiếu nại, tố giác, trình lên Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC).
Mặc dù không rõ liệu SEC sẽ xử lý vụ việc hay theo đuổi hành động chống lại cá nhân của CEO (tức Zuckerberg: ND), nhưng những cáo buộc của người tố cáo đưa ra, được cho là thách thức lớn nhất về sự lãnh đạo của Zuckerberg đối với công ty truyền thông xã hội quyền lực nhất trái đất này.
Các chuyên gia nói rằng, SEC – có quyền tìm kiếm lời cung khai, phạt tiền anh ta và thậm chí loại bỏ anh ta khỏi vị trí chủ tịch – có khả năng đào sâu hơn về những gì anh ta biết và anh ta biết khi nào.
Mặc dù quan điểm trực tiếp của anh ta hiếm khi phản ánh trong các tài liệu, nhưng những người làm việc với anh ta nói rằng, dấu vân tay của anh ta xuất hiện khắp mọi nơi.
Đặc biệt, Zuckerberg đã đưa ra vô số quyết định và nhận xét, thể hiện sự quyết tâm cứng rắn đối với quyền tự do ngôn luận.
Ngay cả ở Việt Nam, công ty nói rằng, lựa chọn kiểm duyệt là hợp lý “để bảo đảm các dịch vụ của chúng tôi luôn khả dụng cho hàng triệu người tin cậy vào chúng mỗi ngày”, theo một tuyên bố cung cấp cho báo Washington Post.
Facebook mới đây công bố lợi nhuận công ty trong quý gần đây đã tăng lên hơn 9 tỷ đôla – tức tăng 17% – và số người dùng Facebook tăng lên 2,91 tỷ.
Hải Yến – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Nhóm Công tác Liên Hợp Quốc về Bắt giữ Tùy tiện ra phán quyết vụ Phạm Đoan Trang
>>> Dư luận xã hội qua vụ xử Nhà báo Trương Châu Hữu Danh
>>> Facebooker gây nhiều tranh cãi Nguyễn Phương Hằng bị nhà báo kiện
Việt Nam điều chỉnh chống dịch để giữ sức hút đầu tư nước ngoài
Cách cài vượt tường lửa miễn phí:
Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7
Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT