Link Video: https://youtu.be/8WSzSN8IHUs
Có một tội danh trong Bộ luật Hình sự, “cố ý xúc phạm quốc kỳ, quốc huy, quốc ca” (Điều 351).
Với quốc kỳ, quốc huy thì khá dễ hiểu hành vi nào bị coi là “xúc phạm” và có khá nhiều vụ khởi tố người dân xúc phạm quốc kỳ.
Nhưng với quốc ca thì có khác, có phần trừu tượng.
Thế nào là “xúc phạm”
Có chuyên gia luật cho đó là “viết lại những nội dung không lành mạnh liên quan đến Quốc ca, hành vi có tính chất nhạo báng, sỉ nhục hoặc có những hành động khác gây ảnh hưởng đến lời, nhạc bài hát Quốc ca.”
Tuy nhiên, vẫn không có văn bản nào định nghĩa cho khái niệm đó. Nên khi đem ra tòa xử, thường lại phải dựa vào một thứ “hội đồng” được thành lập tạm thời, để “giám định” cho tài liệu/ hành vi đó, xem có phải là “xúc phạm” đến quốc ca hay không.
Ở các nước văn minh thì còn có “án lệ” giúp quan tòa dựa vào các vụ xử tương tự trước đó để ra phán quyết. Việt Nam vẫn đang lò dò áp dụng phương pháp này.
Nếu đồng ý với khái niệm trên, thì hành vi “xúc phạm” rất rộng, vì có những “hành động khác gây ảnh hưởng đến lời, nhạc …” nữa. Đó chính là khả năng mà Đài truyền hình quốc gia VTV có thể đã vi phạm.
Chiều 27/10/2021, truyền hình quốc gia VTV5 tường thuật trực tiếp trận đấu giữa U23 Việt Nam và U23 Đài Loan. Nhiều khán giả chứng kiến “sự cố” lạ khi quốc ca Đài Loan cất lên, âm thanh bỗng bị mất hoàn toàn.
Nếu chỉ vậy thì đã không có gì phải bàn về tội danh xúc phạm quốc ca.
Nhưng không dừng lại ở đó. Xem 2 video tường thuật trận đấu được lưu trên hệ thống YouTube, của VTV6 thì bị mất tiếng không chỉ phần quốc ca Đài Loan, mà cả quốc ca Việt Nam (nhiều khán giả phản hồi thắc mắc) và của VTVcab thì bị cắt bỏ phần hai đội ra sân, chào cờ.
Không phải chỉ “lời, nhạc bài hát quốc ca” đơn thuần “bị gây ảnh hưởng”, mà nó còn bị xóa sạch.
Người Việt chứng kiến hình ảnh dễ nghi ngại không phải do sự cố kỹ thuật, vì toàn bộ phần bình luận trước trận đấu và diễn biến trận đấu lại không bị mất tiếng.
Nghi ngại không phải không có căn cứ khi từ lâu, và cả với trận đấu này, không như hầu hết báo chí VN khác gọi Đài Loan với đúng cái tên đó của nó, VTV gọi là “Đài Bắc Trung Hoa”. Người dân ngờ VTV muốn “chiều lòng” Trung Quốc.
Càng có căn cứ hơn khi từ nhiều năm rồi, việc đưa tin tức của VTV hay có những dấu hiệu khiếp nhược trước Trung Quốc mỗi khi động đến vấn đề chủ quyền lãnh thổ Việt Nam bị láng giềng xấu này xâm lấn.
Như vậy, nếu không phải chỉ là một “sự cố kỹ thuật” mà là cố ý, thì người Việt, toàn bộ đội tuyển U23 và chính quốc ca VN đã bị xúc phạm. Chỉ đọc trong số hàng ngàn bình luận bức xúc trên trang Facebook của Đài RFA về vụ này cũng đã rõ.
Họ cảm giác bị những kẻ vì những lý do thấp hèn nào đó coi thường.
Một hành động “xúc phạm …” có cấu thành tội hình sự hay không là ở mức độ tác hại của nó.
Tác hại tới tinh thần, tình cảm của người dân đối với quốc ca, lòng tự trọng dân tộc thì đã rõ.
Nhưng còn một thứ tác hại khác, đó là mối nghi ngờ, thiếu lòng tin về chế độ trong quan hệ với Trung Quốc.
Người ta rất có thể suy diễn, rằng đó không phải chỉ là hành động “cầm đèn chạy trước ô tô” của đôi ba kẻ phụ trách chương trình, mà là cả một chủ trương xuyên suốt, sẵn sàng bất chấp tình cảm, lòng yêu nước của người dân chỉ vì thứ “hữu nghị viển vông”.
Còn những tác hại trong đối ngoại, trong con mắt quốc tế v.v.. thì chưa kể đến.
Ví như với Đài Loan, đang chung chiến hào với VN đối phó TQ bành trướng, chắc chắn biết vụ việc này và buồn lòng.
Sẽ chẳng có quan tòa nhà nước nào xử vụ xúc phạm này, chỉ có quan tòa trong lòng dân thôi.
Trung Quốc từng gây áp lực Việt Nam hồi tháng 7/2018 khi cho phép một công ty treo cờ Đài Loan tại xưởng sản xuất của họ ở Khu Công Nghiệp Mỹ Phước, tỉnh Bình Dương.
Áp lực của Bắc Kinh đối với Hà Nội được đưa ra sau khi Nhà máy Sản Xuất Đồ Gỗ Kaiser bắt đầu treo cờ Đài Loan nhằm phòng tránh người dân Bình dương đi biểu tình chống Trung Quốc.
Thực tế này từng xảy ra một số lần và gần nhất là vào những ngày 9, 10 và 11 tháng 6 vừa qua khi nổ ra đợt biểu tình chống hai dự luật đặc khu và an ninh mạng. Đợt biểu tình được cho là lớn nhất ở Việt Nam kể từ sau năm 1975.
Chủ tịch công ty Kaiser, ông La Tử Văn, phát biểu với hãng tin CNA của Đài Loan rằng chính phủ Việt Nam cho phép Nhà máy Kaiser treo cờ Đài Loan nhằm phân biệt với những công ty Trung Quốc.
Đợt biểu tình lúc đó nhằm phản đối việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào Khu Đặc Quyền Kinh Tế và Thềm Lục Địa của Việt Nam. Đợt biểu tình năm 2014 còn khiến hơn 20 người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương.
Bình luận về những điều nghịch lý ở Việt nam, nhà hoạt động Phạm Minh Vũ viết trên FB cá nhân như sau:
“Cách đây 7 năm giá dầu 115$/thùng thì giá xăng là hơn 25k, hôm nay giá dầu 85$/thùng (khoảng 12,5k/lit) thì xăng RON 95 là 24.330 đồng/lít!
Việt Nam là quốc gia xuất khẩu dầu mỏ vậy mà người Dân chịu cảnh chém ngang lưng thì thật vô lý?
Thu nhập trung bình ngày 200k, đổ một lít xăng hơn 10% mức thu nhập của người dân. Ở Hàn Quốc giá xăng khoảng 1,3USD/1 lít, nhưng thu nhập của họ cao hơn người Việt 10 lần, và Chính phủ Hàn quốc cũng đang có lộ trình giảm giá để hỗ trợ Dân chống dịch.
Điện cũng vậy, Việt Nam là quốc gia xuất khẩu điện. Hàng năm Dân từ Bắc vào Nam chịu cảnh khốn cùng vì lũ quét, lũ không phải do thiên tai, mà do các đập thủy điện mọc lên như nấm. Một con sông có tới gần chục đập thủy điện, vậy mà Chính phủ lại bán giá điện cao vời vợi cho dân với 6 bậc lũy tiến.
Một công nhân làm ở nhà máy ngoài việc phải trả chi phí xăng cao giá, họ phải tiền điện cũng gần 10% thu nhập hàng tháng.
Nghịch lý là quá nhiều hội đoàn do đảng dựng lên, ăn quá nhiều ngân sách nhưng không giúp được gì cho dân.
Hội nhà báo thì viết láo gây bất lợi cho Dân, hội Nông Dân thì chưa bao giờ lên tiếng bảo vệ quyền lợi cho nông dân, hội Phụ Nữ, bảo vệ quyền trẻ em thì toàn bảo vệ cho bọn biến thái đảng viên mỗi khi chúng làm càn làm quấy.
Chưa kể bao nhiêu tổ chức đoàn thể và MTTQ trong đại dịch không thấy đâu, toàn thấy Dân tự giúp Dân.
Công đoàn thì lại bảo vệ cho doanh nghiệp chứ ít khi đứng về phía người lao động.
Nghịch lý nhất có lẽ là trường học, bệnh viện trên thế giới này duy nhất tại Việt Nam bắt Dân tự lo hoàn toàn.
Phí khám chữa bệnh hay học phí là gánh nặng cho toàn Dân và cả xã hội; trong khi đa số các nước khác đều có ngân sách cho phúc lợi xã hội, người Dân đi học hay khám chữa bệnh hoàn toàn miễn phí. Ở Việt Nam, một người đi học đại học có khi bán cả ruộng vườn, khi mắc bệnh vào viện có khi bán cả nhà cửa để điều trị mà chưa chắc uống thuốc thật.
Nghịch lý tới cười ra nước mắt là quan chức chưa có bằng cấp 3 mà đã có bằng đại học, chưa học hết cấp 3 mà làm tới chủ tịch huyện. Còn giáo sư, tiến sĩ nhiều như lá mùa thu nhưng không có nổi một kế sách hoạch định phát triển đất nước nào đáng kể.
Quan chức thì ra rả chống Mỹ, chống tư bản thề nguyện theo đảng trọn đời, nhưng khi leo lên ghế thằng nào cũng tìm cách vơ vét để gửi con cái qua đó du học và khi có biến lại chạy sang Mỹ sang tư bản mua nhà mua quốc tịch.
Dân đi làm Culi khắp thế giới, nhưng quan chức suốt ngày tự sướng rằng Việt Nam là quốc gia đáng sống.
Việt Nam là một quốc gia có quá nhiều điều luật, có thể nói rừng luật, nhưng đảng lại chỉ thích xài luật rừng.
Miệng nói là tôn trọng luật pháp, nhưng quan sai thì chỉ xin lỗi, còn Dân sai thì bắt bỏ tù.
Dân thường trộm 8 con gà bị đi tù 3 năm, trong khi quan tham ô hàng trăm tỉ, thất thoát ngàn tỉ thì chỉ bị khiển trách.”
Ông Phạm Minh Vũ ngao ngán liệt kê những nghịch lý đầy rẫy trong xã hội Việt nam.
Trung Nam – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Báo Anh: Gốc thuyền nhân từ Sài Gòn khiến Priscilla Chan ‘giữ nền đạo đức cho Mark Zuckerberg’
>>> Chiến dịch vận động áp dụng Luật Magnitsky đối với hai quan chức Việt Nam
>>> Việt Nam điều chỉnh chống dịch để giữ sức hút đầu tư nước ngoài
Cựu công an Lê Chí Thành nói “bị tra tấn dã man trong trại tạm giam”
Cách cài vượt tường lửa miễn phí:
Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7
Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT