Lập công ty ở Singapore: VinFast hô biến 355 Héc ta đất ưu đãi thành vốn nước ngoài

Link Video: https://youtu.be/a9r-E_T6Ipk

Tập đoàn Vingroup của tỷ phú Việt Nam Phạm Nhật Vượng vừa “tái cấu trúc nội bộ” với việc lập ra công ty con mới mang tên VinFast Singapore nằm trung gian giữa tập đoàn mẹ và hãng xe hơi VinFast, báo chí Việt Nam đưa tin hôm 5/12, dẫn lại thông tin từ lãnh đạo của Vingroup.

Quan sát động thái mới nhất của Vingroup, một số chuyên gia kinh tế và luật nhận định rằng việc đó giúp tập đoàn phần nào tránh được mức thuế cao và rủi ro tiềm tàng về pháp lý hoặc chính trị ở Việt Nam.

Họ cũng cho rằng những ưu đãi mà chính quyền Việt Nam dành cho VinFast trở nên kém ý nghĩa khi hãng sẽ nộp thuế cho Singapore.

Các báo Việt Nam cho biết hội đồng quản trị của tập đoàn Vingoup đã phê duyệt việc chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp trong hãng xe VinFast cho một công ty có tên đầy đủ là VinFast Trading and Investment Pte. Ltd., gọi tắt là VinFast Singapore. Đây là một công ty con mới của Vingroup có trụ sở chính tại Singapore.

Với bước đi này, Vingroup và các cổ đông hiện hữu của VinFast sẽ trực tiếp sở hữu 100% cổ phần của VinFast Singapore, từ đó, các cổ đông sẽ vẫn gián tiếp sở hữu 99,9% vốn VinFast.

Trong đó, riêng Vingroup vẫn duy trì tỷ lệ lợi ích hơn 51% trong VinFast như hiện nay.

Việc này là bước đầu để chuẩn bị cho kế hoạch của tập đoàn về phát hành cổ phiếu VinFast lần đầu ra công chúng (IPO) ở Mỹ trong năm 2022, các báo Việt Nam tường thuật.

Trang CafeF hôm 5/12 hỏi bà Lê Thị Thu Thủy, Phó Chủ tịch Vingroup, vì sao tập đoàn “phải đi đường vòng” mà không trực tiếp IPO VinFast Việt Nam, và được bà trả lời rằng “việc niêm yết các công ty Việt Nam tại nước ngoài, nhất là tại Mỹ chưa thực hiện được do thiếu sự liên thông về pháp lý và các cơ chế phối hợp liên quan”.

Nữ phó chủ tịch của Vingroup nhấn mạnh thêm rằng “để có thể niêm yết tại Mỹ, VinFast bắt buộc phải thực hiện việc niêm yết qua VinFast Singapore vì Singapore là nước đã có sự liên thông với Mỹ trong lĩnh vực này”.

Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia người Mỹ gốc Việt trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, nói với VOA rằng đây là chiến thuật để nâng uy tín của hãng xe Việt Nam hiện vẫn chưa có tiếng tăm gì trên thế giới.

Ông Hiếu phân tích rằng các công ty ở Việt Nam không thể có xếp hạng tín nhiệm của riêng họ cao hơn mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia, trong khi đó, các hãng quốc tế xác định mức xếp hạng của Việt Nam là “trái phiếu rủi ro cao”, tức là trái phiếu và chứng khoán của Việt Nam thuộc hạng không đáng để đầu tư.

Ảnh: bằng cách lập công ty ở Singapore và chuyển nhượng vốn góp, Vinfast nhận 355 Hecta đất với giá gần như cho không vì ưu đãi, nay bỗng nhiên trở thành sở hữu Singapore rồi từ đó tiếp tục chuyển nhượng đi khắp thế giới

Ngược lại, Singapore là một trong những nước có vị trí hàng đầu ở châu Á về điểm tín nhiệm quốc gia, vì vậy, khi VinFast Singapore làm IPO ở Mỹ, uy tín của công ty này “có thể sẽ tốt hơn” so với công ty ở Việt Nam, ông Hiếu nói.

Trên mạng xã hội, một số người am hiểu về kinh doanh và luật quốc tế nhìn vào một khía cạnh khác, cho rằng các ưu đãi mà nhà nước Việt Nam dành cho VinFast có nhà máy ở Hải Phòng nay thành ưu đãi cho công ty ở Singapore.

Ông Nguyễn Sơn Hải, một doanh nhân Việt Nam đồng thời là chuyên gia về luật quốc tế, chia sẻ quan điểm này. Viết trên trang cá nhân và đồng ý để VOA đăng tải lại, ông Hải chỉ ra rằng các khoản miễn giảm về thuế và tiền thuê đất, hay hỗ trợ về hạ tầng điện, nước, v.v… của Việt Nam dành cho VinFast sẽ chuyển hóa thành lợi nhuận để hãng nộp thuế tại Singapore.

Việt Nam chỉ nhận được từ VinFast tiền nhân công rẻ mạt như với Samsung, LG thôi”, ông Hải bình luận.

Một doanh nhân Việt Nam khác, ông Nguyễn Tấn Thành, có hơn 29.000 người theo dõi qua Facebook, viết trên trang cá nhân: “Cấu trúc hiện nay: Vingroup sở hữu Vinfast.

Cấu trúc sau khi tái: Vingroup sở hữu Vinfast Singapore, Vinfast Singapore sở hữu Vinfast.

Điều này có ý nghĩa:

– Tất cả ưu đãi của đất nước dành cho Vinfast ở Hải Phòng, ở Hà Nội …. Giờ thành ưu đãi cho cty ở Singapore.

– Các ưu đãi này sau khi qua Singapore, sẽ được quy thành tiền để bán qua cổ phiếu. Sự hỗ trợ của cả đất nước thành tiền bỏ túi.

– Các công ty sản xuất xe hơi của Trung quốc dễ dàng mua các cổ phiếu công ty Singapore này, để hướng các ưu đãi đất nước dành cho Vinfast. Sau đó lấy hạ tầng đó lắp ráp xe Trung quốc ở Việt nam.

Chẳng thấy Quốc hội, Chính phủ, đảng cộng sản lên tiếng về việc chuyển ưu đãi đất nước này ra nước ngoài, họ không thấy hay họ đã được đấm mõm?

Ảnh: ông Nguyễn Tấn Thành là một doanh nhân ở TpHCM chuyên sản xuất thiết bị tự động với thương hiệu Robota

Ưu đãi của đất nước dành cho Vinfast rất là lớn. Một cái cầu vượt biển, một cái cảng khổng lồ và hàng vạn m² nhà xưởng….Tất cả những cái đó giờ thành của cty Singapore để bán thành tiền.

Chiêu này trong nước nhiều người xài và nhiều người đi tù. Cụ thể:

– Công ty nhà nước ABC bán cổ phần giá trị 100 tỷ, trong khi tài sản công ty chỉ 50 tỷ và đang thuê miếng đất vàng kim cương của nhà nước.

– Thoạt nhìn thấy bán lời 50 tỷ, nhưng giá trị miếng đất “thuê” đó 1000 tỷ.

– Và rồi bán xong họ chia nhau. Nguyên giàn lãnh đạo Sài Gòn, Bình Dương hiện đã bị bắt vì tội này.

Có nghĩa cái trò này rất quen, tại sao không ai lên tiếng ???” ông Nguyễn Tấn Thành nêu thắc mắc.

FB Tư Nguyên nhận định rằng:

Chỉ có tụi dốt không hiểu chính trị và trò ma mãnh của tụi bất động sản VN mới ông Vin-phét. Trò này ngay từ đầu tôi đã biết. Tất cả các dự án Vinphét chỉ phục vụ 3 mục đích: thứ nhất là đẻ dự án, nhập, tách doanh nghiêp để quay đồng vốn vay, vay thêm, vay mới trả .

Thứ 2 là mở doanh nghiệp OTO Để lấy đất hải phòng và hà tĩnh. Và cuối cùng là họ quảng cáo ô tô để bán cổ phiếu.

Ảnh: hôm 5-12 tại Tp.Vinh, một chiếc xe Vinfast LuxA2.0 đang đậu bất ngờ bốc cháy chỉ còn trơ khung mặc dù được 16 cảnh sát đến dập lửa. Trước đây cũng có nhiều lần bị tố cáo vì chất lượng bê bối như chảy dầu, gãy trục… nhưng Vinfast không hề có lời giải thích thỏa đáng cho khách hàng và công luận

FB Thu Ha Le thì nói:

Thằng “Vượn này nó làm trò xoay xung quanh đèn cù thôi. Mục đích của nó là chờ giờ G hô biến toàn bộ 335 ha đất nhà nước cho không Vinfast thành đất đô thị rồi lại chia lô bán. Các nhà đầu tư mua cổ phiếu của Vinfast Singapore là mua cho giá trị 335 ha đất nhà máy sản xuất ô tô Vinfast đó. Thằng tỉ phú đô la này toàn vẽ dự án làm trò để thâu tóm đất rồi xẻ ra bán thu lời mà.”

Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia người Mỹ gốc Việt, phân tích thêm về vấn đề này với VOA:

Nếu bây giờ VinFast thành lập ở Singapore rồi lại sở hữu tài sản của VinFast ở Hải Phòng, ở Việt Nam thì dĩ nhiên đây là công ty nước ngoài.

Trong trường hợp đó, VinFast trở về Việt Nam, sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam thì họ được xem là một công ty FDI [có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài] chứ không phải là một công ty của Việt Nam nữa”.

Về sự được và mất giữa Việt Nam và Singapore khi Vingroup tái cấu trúc VinFast, doanh nhân kiêm chuyên gia luật Nguyễn Sơn Hải đưa ra dự báo rằng tập đoàn mẹ sẽ tìm cách để báo phần lớn lợi nhuận cho VinFast Singapore và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp ở Singapore, phần chịu thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam sẽ chỉ ở mức tượng trưng.

Theo ông Hải, lý do là mức thuế thu nhập doanh nghiệp ở Singapore thấp hơn, kết hợp với các yếu tố là Ủy ban Giao dịch Chứng khoán Mỹ (SEC) yêu cầu rằng công ty IPO ở Mỹ phải có lợi nhuận, và cổ đông chiến lược nước ngoài chỉ tham gia vào VinFast Singapore với đòi hỏi là phải có lợi nhuận và chia cổ tức ở Singapore để không phải chịu thuế thu nhập cá nhân thêm như ở Việt Nam.

Vẫn ông Hải bình luận thêm về những hệ lụy từ thủ pháp kinh doanh của VinFast: “Nhân dân và chính quyền Hải Phòng đang kỳ vọng VinFast đóng góp thuế thu nhập doanh nghiệp cho ngân sách thành phố sẽ chưng hửng.

Bà con 3 xã của huyện Cát Hải đã vui vẻ nhường nhà đất tổ tiên ra đi, cho VinFast lấy hàng ngàn hectare đất làm nhà máy, và các quan chức đã ngày đêm ủng hộ VinFast để hãng đóng góp cho thành phố phát triển sẽ rất hụt hẫng với cú quay xe của VinFast”.

Đồng quan điểm với ông Hải, nhiều người bày tỏ trên mạng xã hội rằng chính phủ Việt Nam cần phải xem xét lại những ưu đãi về nhà xưởng, đất đai, thuế, v.v…

Với việc VinFast Singapore nay sở hữu VinFast Việt Nam, các chế độ về thuế, phí, thuê đất, v.v… phải áp dụng tương tự như các hãng xe nước ngoài như Toyota hay Honda đang lắp xe ở Việt Nam, họ đưa ra ý kiến.

Bên cạnh đó, chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu và những người am hiểu về kinh doanh và pháp lý còn lưu ý về một điều nữa có thể nằm trong toan tính của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, đó là khi đặt công ty ở Singapore, hãng sẽ chịu rủi ro chính trị và pháp lý ít hơn so với ở Việt Nam. Ông Hiếu nói với VOA:

Chẳng hạn như có chuyện gì đó, chính phủ Việt Nam muốn tịch thu tài sản của VinFast, thì trong trường hợp này, VinFast có thể tránh được biện pháp của chính phủ hoặc tránh được những phán quyết của tòa án Việt Nam. Đây có thể nói là một sự bảo vệ cho tài sản của VinFast”.

Hãng xe do tỷ phú Phạm Nhật Vượng thành lập năm 2017 lâu nay thực hiện nhiều chiến dịch quảng bá trong nước xoáy vào lòng tự hào dân tộc để thu hút sự ủng hộ của khách hàng Việt.

Theo quan sát của VOA, sau khi Vingroup tiến hành tái cấu trúc với việc lập ra VinFast Singapore, nhiều người bày tỏ trên mạng xã hội rằng họ phải xem xét lại dự định mua xe của hãng cũng như sự ủng hộ dành cho hãng.

Các bạn vừa xem bài bình luận do Thoibao.de tổng hợp từ nguồn VOA Tiếng Việt và Facebook Nguyễn Tấn Thành.

Trung Kiên – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Xe Vinfast đột nhiên bốc cháy trơ khung khi đỗ trên vỉa hè

>>> Nghi vấn 4 công nhân tử vong tại Thanh Hóa là do tiêm trộn Abdala và Vero cell.

>>> Hoa hậu hòa bình Việt Nam giơ 3 ngón tay tỏ ý chống độc tài

Nguồn gốc đáng xấu hổ của Dư luận viên từ Lịch sử Trung quốc


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT