Một tháng trước, bạo chúa Điện Kremlin Vladimir Putin (69 tuổi) đã phát động cuộc tấn công đẫm máu vào Ukraine. Phương Tây đã phản ứng đồng nhất. Các biện pháp trừng phạt kinh tế đang ảnh hưởng nặng nề đến Nga, cho dù chính quyền Putin phủ nhận điều này.Ví dụ trong một cuộc phỏng vấn tuyên truyền với hãng thông tấn “Ria”, Dmitry Medvedev (56 tuổi), bạn của Putin tuyên bố rằng các lệnh trừng phạt sẽ không có tác dụng đối với chính phủ Nga. Thật “ngu ngốc” khi tin rằng các biện pháp này có thể gây tác động nào đó.
Nhưng rốt cuộc, đây không hơn không kém là một nỗ lực che đậy sự thật. Bởi vì: Đây là hậu quả thực sự của các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Nền kinh tế suy sụp
Cho tới năm 2020, Nga vẫn còn là nền kinh tế lớn thứ 11 trên thế giới. Jim O’Neill từ ngân hàng đầu tư Goldman Sachs của Mỹ tin tưởng chắc chắn rằng: Tới cuối năm nay, nền kinh tế Nga có thể tụt xuống vị trí thứ 15 trên toàn thế giới.
Ngay cả trước cuộc chiến của Putin ở Ukraine, nền kinh tế Nga đã rơi vào khủng hoảng. Bây giờ sự suy sụp thực sự đang đe dọa. Các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán như MasterCard, VISA và American Express đã ngừng dịch vụ của họ ở Nga và ApplePay cũng ngừng hoạt động.
Cơ quan xếp hạng Scope nhận định rằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nga có thể giảm hơn 10%. Nền kinh tế Nga đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi các lệnh cấm nhập khẩu và cấm vận từ phương Tây.
Việc các công ty phương Tây rút khỏi Nga, trong số đó có các công ty Đức như Volkswagen, Siemens và Lufthansa, cũng đang làm suy giảm sản lượng kinh tế. Cơ quan giám sát tín dụng của Scope cho biết trong nghiên cứu mới nhất: “Ảnh hưởng của cuộc chiến ở Ukraine sẽ dẫn đến suy thoái sâu hơn nhiều so với thời kỳ đại dịch Covid-19”.
Giá trị của đồng rúp xuống dốc không phanh
Hôm thứ Tư, Vladimir Putin tuyên bố rằng ông sẽ chỉ chấp nhận đồng rúp làm đơn vị tiền tệ quốc gia để thanh toán cho việc vận chuyển khí đốt đến phương Tây. Một nỗ lực tuyệt vọng để cứu đồng rúp đang giảm mạnh.
Một tháng trước, một đô la trị giá 74 rúp, sau khi các lệnh trừng phạt, giá trị của đồng rúp giảm mạnh. Có lúc, bạn phải trả gần 150 rúp cho một đô la. Điều này có nghĩa là hàng nhập khẩu từ nước ngoài đang trở nên đắt hơn đáng kể đối với Nga.
Lạm phát bùng nổ
Vào giữa tháng Ba, tỷ lệ lạm phát ở Nga đạt mức cao nhất kể từ tháng 11 năm 2015: 14,5 phần trăm! Để so sánh: Ở Đức, tỷ lệ lạm phát hiện là 5,1%. Giá của hầu hết mọi thứ ở Nga đều tăng chóng mặt. Đường và hành tây tăng giá hơn 13% so với một năm trước, và các loại thuốc cũng trở nên đắt hơn. Các chuyên gia cho rằng tỷ lệ lạm phát ở Nga sẽ đạt mốc 20%.
Và: Các kệ hàng siêu thị thường trống trơn, người dân tranh nhau mua đường, Putin đã cho ăn cắp ngũ cốc từ Ukraine mang về.
Quỹ tài sản có chủ quyền Nhà nước
Nga đưa thu nhập của mình vào Quỹ tài sản quốc gia. Đặc biệt, thu nhập từ việc bán dầu chảy vào tài sản nhà nước của Nga. Theo số liệu của Bộ Tài chính, giá trị của nó trong tháng Hai đã giảm 11,5% so với tháng trước xuống tương đương 154,8 tỷ USD. Giá trị cổ phần trong ngân hàng lớn nhất Nga, Sberbank, đã giảm một nửa, ước tính khoảng 1,5 nghìn tỷ rúp, trong khi cổ phần trong hãng hàng không Aeroflot giảm từ 47,4 tỷ xuống 30,7 tỷ rúp.
Trung Khoa – Thoibao.de tổng hợp