Link Video: https://youtu.be/TLgjjnmBuDs
Ngày 23/06, một facebooker có nick Mai Thanh Hải đã đăng một dòng trạng thái với tiêu đề “Mấy cái cọc Tiếng Tàu”. Nội dung của status như sau:
“Dọc hành trình lang thang lọ mọ ven biển miền Trung, ghé bán đảo Đầm Môn (Xã Vạn Thạnh, Huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa) giữa buổi trưa hừng hực nắng.
Chưa hết hoa mắt, đã tròn mắt khi thấy vật thể là lạ, cao khoảng 40cm, làm bằng nhựa đặc, hình thù nom giống cái cọc tiêu, 4 mặt và trên đỉnh cọc khắc chữ Trung Quốc rõ ràng rành mạch “Thổ địa giới tiêu” (mốc giới đất đai).
Hỏi, ông chủ nhà thủng thẳng:
– Mấy thứ này dạt vô bãi cát miết. Bà vợ tui nhặt, đóng xuống cát làm cọc để buộc dây bò, làm hàng rào chắn gà vịt khỏi vào phá vườn… cũng tiện ra phết!.
Giật thót mình:
– Cọc này phía Trung Quốc khẳng định chủ quyền. Bác đóng cọc xuống thế, họ đến nhận là đất của họ thì sao?.
Ông chủ sừng cồ:
– Biên phòng đi qua, ghé đây nhậu suốt, mà có nói gì đâu?. Tự nhiên chú lại dọa tui?..
Chết thật. Làm nhiệm vụ quản lý bảo vệ chủ quyền biên giới và duy trì an ninh trật tự khu vực, mà không nhìn nhận ra được, ngay cái vật thể lạ, thì nói gì đến bám nắm địa bàn – tình hình?.
Đề nghị Bộ Tư lệnh BĐBP chỉ đạo các đơn vị BP ven biển (nhất là khu vực Khánh Hòa), thực hiện nghiêm công tác bám nắm địa bàn – tình hình, tập trung vận động quần chúng nhân dân không sử dụng các cọc tiêu của Trung Quốc, từ biển trôi dạt vào, để tránh những hệ lụy nguy hiểm bất thường, không đáng có về lâu dài.
* Làm công tác biên phòng mà dân người ta không cung cấp – thông tin mọi sự việc hiện tượng, thì hơi mệt đó nha.”
Mạng xã hội dậy sóng, status được hơn 1.5000 likes và hớn 400 lượt chia sẻ, sức lan tỏa rất mạnh bởi đây là vấn đề hệ trọng, vấn đề an nin h quốc gia nên nhiều người chú ý.
Chi tới bây giờ, chính quyền đã tịch thu cột mốc tiếng Tàu và đang xử lý thông tin. Tuy nhiên, cho đến giờ thì nguồn gốc của các cột mốt này bắt nguồn từ đâu thì vẫn chưa tìm ra.
Vân Phong là khu vực duy nhất của Miền Trung mà năm 2018, chính quyền muốn lập đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong dụ tính cho Tàu thuê lại với 99 năm. Tuy nhiên vì ngày 10/6/2018 bị dân biểu tình phản đối quá thì luật đặc khu bị tạm hoãn. Tuy là tạm hoãn nhưng các dự án hạ tầng vẫn được xây dựng để mời chài đầu tư.
Việc luật đặc khu chưa thông qua thì Trung Quốc không thể thuê 99 năm nhưng họ hoàn toàn có thể thuê 50 năm và sau đó họ có thể gia hạn hợp đồng. Nói chung làm thế nào cũng có đường lách.
Những năm gần đây, việc người Trung Quốc mua đất ở các tỉnh miềm Trung không phải là hiếm. Những cộc mốc ranh giới đất ấy không thể từ Hoàng Sa hay Trường Sa trôi tới, mà cũng không thể từ đảo Hải Nam xa lắc xa lơ có thể trôi tới được. Nó phải ở quanh quẩn đâu đấy, quanh vị Vân Phong mà thôi.
Vấn đề người Trung Quốc trên đất nước Việt Nam là vấn đề phức tạp. Họ là quốc gia đông dân, nếu đến nơi nào đó họ lập làng lập ấp sinh con đẻ cái rồi sau đó họ hình thành một cộng đồng lớn mạnh nói tiếng Trung, dùng văn hóa Trung vv… thì liệu nhà nước có dám đụng đến họ hay không?
Việt Nam là một quốc gia nhỏ bé, vậy nên việc gì cũng cẩn thận, cũng kỹ và không được chủ quan. Đất nước Việt Nam mà người Tàu sống từ bao giờ mà không biết thì chỉ có thể là làm ngơ. Công an Việt Nam rất đông, con số lên đến hàng triệu nếu tính luôn lực lượng không chính quy. Vậy mà vấn đề ngườu Trung Quốc trên đất nước Việt Nam tìm không ra, nghe thật phi lí.
Chính quyền cộng sản kiểm soát người Việt rất kỹ nhưng dường như họ rất lơ là trong việc kiểm soát người Trung Quốc vào Việt Nam. Đụng tới người Trung Quốc, họ e ngại, không biết lý do vì sao?
Nguyễn Lan – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Đầu mối bí hiểm, nếu khui ra thì sẽ kéo đổ “Tam trụ ăn đất” Sài Gòn. Ai đang bị nhắm đến?
>>> Cót két, cửa nhà tù mở toang. Màu áo “Juventus” đã đặt sẵn cho Nguyễn Thành Phong?
>>> Giá một năm giảm án hơn 8 tỷ đồng. Tô Lâm và Nguyễn Hòa Bình là bậc thầy về chiêu làm tiền?
Vinfast “thiêu sống” tài xế. Phạm Nhật Vượng làm ảo thuật biến đống lửa thành vô hình?