Link Video: https://youtu.be/mY7eYEGAsbc
Số lượng ủy viên trung ương đảng nhiều nhất là Nghệ An với 14 Ủy viên Trung ương Đảng trong đó có 3 ủy viên Bộ Chính Trị và một ủy viên dự khuyết. Kết tiếp là đến Hà Tĩnh với 11 Ủy viên Trung ương Đảng trong đó có một Ủy viên Bộ Chính trị. Nghệ An là lãnh địa của Vương Đình Huệ, không đời nào Huệ cho Phạm Minh Chính chen chân vào mua chuộc thế lực Nghệ An. Chỉ còn thế lực Hà Tĩnh là nơi có thể mua chuộc để lập vây cánh mạnh.
Thanh Hóa đương nhiên là lãnh địa của Phạm Minh Chính. Nơi đây có đến 5 Ủy viên Trung ương đảng, trong đó có 1 ủy viên Bộ Chính Trị. Như vậy, nếu mua chuộc được thế lực Hà Tĩnh, ông Phạm Minh Chính có lực lượng cực đông đảo với 16 ủy viên Trung ương Đảng và 2 Ủy Viên Bộ Chính Trị. Lực lượng liên minh này đủ để ông Phạm Minh Chính đối đầu với lực lượng mạnh nhất tại Trung ương. Đứng đầu nhóm Hà Tĩnh là Trần Cẩm Tú, Phạm Minh Chính nắm được Trần Cẩm Tú là trong tay có một lực lượng vô cùng hùng mạnh khó ai địch nổi. Và thực tế Trần Cẩm Tú đã ngã về Phạm Minh Chính.
Theo các quy định về quản lý cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam, việc xử lý cán bộ cao cấp luôn có bước đi từ UBKT Trung ương. Từ ông Đinh La Thăng, ông Nguyễn Thanh Long, ông Chu Ngọc Anh đều do Ủy ban Kiểm tra Trung ương trình Bộ Chính trị, Ban bí thư rồi sau đó ra Trung ương bỏ phiếu xem xét hình thức kỷ luật. Có điều lạ là khi cơ quan điều tra trình các căn cứ vi phạm pháp luật mà phải chờ phán xét của Ủy ban Kiểm tra bằng hình thức bỏ phiếu, giơ tay. Rồi ra Trung ương cũng vậy. Theo thông tin mật mà Thoibao.de nhận được, nếu không có quyế làm tới cùng của ông Nguyễn Phú Trọng thì và cơ quan điều tra do Tô Lâm cầm đầu thì Trần Cẩm Tú đã trình phương án khiển trách Nguyễn Thanh Long và Chu Ngọc Anh. Bởi ông Phạm Minh Chính, trừng phạt Nguyễn Thanh Long và Chu Ngọc Anh là đang nhắm tới ông.
Theo Điều lệ Đảng thì việc lập được vành đai an toàn ở phòng tuyến Ủy ban Kiểm tra đã tạo bước đệm an toàn cho ông Chính. Ông Phạm Minh Chính thiết lập mối quan hệ với Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú. Làm việc với Hà Tĩnh, đưa toàn bộ các bộ trưởng về Hà Tĩnh hòng lấy lòng cán bộ gốc Hà Tĩnh.
Nhóm cán bộ Hà Tĩnh cũng tranh thủ vì nhận thấy có thể khai thác sự khác biệt lớn giữa Thanh Hóa và Nghệ An. Cũng tranh thủ để có thể ủng hộ đưa Đặng Quốc Khánh từ Hà Giang về làm Chủ tịch Hà Nội dù họ có thể thấy ông Chính muốn đưa Nguyễn Văn Thắng từ Điện Biên về Hà Nội hơn. Những toan tính và lo xa của một nhà tình báo như ông Phạm Minh Chính thì có thể người Hà Tĩnh không thể lường hết được.
Sự đề phòng của ông Chính có thể còn thấy khi ông về Quảng Ninh, ông đưa 2 cán bộ thân tín ở Bộ Công An về Quảng Ninh nhằm môi giới, tìm kiếm tài liệu và khống chế các sở ban ngành ở Quảng Ninh. Tuy nhiên, ông Nguyễn Phú Trọng không phải dạng vừa. Quả quýt dày thì có móng tay nhọn. Ông Nguyễn Phú Trọng quyết định bắt cánh tay phải của ông Phạm Minh Chính tại thành phố Hạ Long, đó là ông Phạm Hồng Hà cựu chủ tịch UBND TP Hạ Long, cựu Trưởng ban Quản lý Vịnh Hạ Long. Ông Hà bị bắt tạm giam để điều tra về tội ‘lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ’ theo điều 356 Bộ luật hình sự.
Thực tế ông Phạm Minh Chính mua chuộc nhóm Hà Tĩnh là nước đi khó chịu đối với ông Nguyễn Phú Trọng. Tuy nhiên, cho đến giờ thì ngay trong nhóm liên minh này cũng không đồng tình lắm về vấn đề chia chác ghế quyền lực nếu bảo vệ Phạm Minh Chính thành công. Ghế Chủ tịch Hà Nội là ghế rất béo bở mà hiện nay cả cánh Hà Tĩnh và nhóm Thanh Hóa của Phạm Minh Chính đều nhòm ngó. Xem ra liên minh này hay nhưng khá lỏng lẻo. Tin về Phạm Minh Chính còn tiếp, mời khán tính giả đợi bản tin lần sau.
Lê Hoàng – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Gia đình lớn của ông Phạm Minh Chính: Vô nề nếp, buông thả và chạy theo giá trị đồng tiền
>>> Phạm Minh Chính bạc đãi vợ sống với nhân tình. Tiết lộ về cô nhân tình của Phạm Minh Chính!
>>> Nguồn gốc căn nhà Phạm Minh Chính. Trịnh Xuân Thanh mua tặng nhưng chưa ai dám khui
Thành phần trục lợi covid cống nạp cho Phạm Minh Chính bao nhiêu?