Link Video: https://youtu.be/QlI_GKTN4jg
Bộ trưởng Bộ Y tế đi tù bảo hiệu cho một cuộc đại phẫu có thể diễn ra ở Bộ Giáo Dục và Đào Tạo. Mới cách đây 1 tháng, vấn đề học phí và giá sách giáo khoa tưởng chừng như đấy chỉ là vấn đề nhỏ mà các đại biểu Quốc hội muốn quan tâm. Tuy nhiên khi lãnh đạo Nhà Xuất bản Giáo dục bị kỷ luật và vấn đề học phí được ông Nguyễn Kim Sơn vội vã hiệu chỉnh thì mới thấy, vấn đề đang nghiêm trọng.
Việc sửa sai được xem là hành động “lấy công chuộc tội” nên ngày 6/7 vừa qua, ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn vừa ký Quyết định số 1886/QĐ-BGDĐT về việc thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Nguyễn Đức Thái – Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
Theo Quyết định, ông Nguyễn Đức Thái đã có những vi phạm nghiêm trọng, đến mức phải kỷ luật như: Có khuyết điểm, vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước trong chỉ đạo Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam tổ chức thực hiện sản xuất, kinh doanh, biên soạn, in ấn, kê khai, phát hành sách giáo khoa mới.
Ông Nguyễn Đức Thái cũng được kết luận đã mắc khuyết điểm và sai phạm khác như: Thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo Đảng ủy, Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện các nghị quyết, dẫn đến không kịp thời phát hiện nghị quyết ban hành trái pháp luật của Nhà nước.
Với hành động kỷ luật người đứng đầu Nhà xuất bản Giáo dục có vẻ như không làm Trung ương hài lòng. Trung ương không tin tưởng vào hành động đại phẫu ngành của ông Nguyễn Kim Sơn. Bởi lẽ, Trung ương hiểu nếu ông Nguyễn Kim Sơn không chỉ đạo ngầm để Nhà xuất bản Giáo dục tăng giá sách giáo khoa thì khó có chuyện đơn vị này tự ý vượt mặt lãnh đạo mà nâng giá bán. Đây là vấn đề tiêu cực có hệ thống, trung ương đang cần thời gian để điều tra làm rõ. Không phải ra tay kỷ luật cấp dưới mà đã làm ông Nguyễn Phú Trọng tin vào sự thật lòng của ông Bộ trưởng.
Ngày 8/7, đại diện Bộ Tài chính cho biết, trong Dự thảo Luật Giá sửa đổi vừa công bố, sách giáo khoa đã được đưa vào danh mục hàng hoá, dịch vụ do nhà nước định giá.
Theo Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, Luật Giá sửa đổi sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 tới (tháng 10/2022).
Tại bản “Báo cáo đánh giá tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2021” của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam vừa được công bố, năm 2021, đơn vị này phát hành 164,6 triệu bản sách giáo khoa, đạt 140% so với kế hoạch. Tổng doanh thu đạt 1.828 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu chủ yếu từ phân phối sách giáo khoa và các khoản doanh thu khác liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh.
Hiện nay, giá sách giáo khoa do nhà xuất bản tự kê khai và báo cáo với cơ quan quản lý để cơ quan quản lý nắm được. Khi đưa sách giáo khoa vào danh mục định giá, nhà xuất bản sẽ không còn kê khai giá mà do Bộ Giáo dục và Đào tạo định giá và sau đó do cơ quan chức năng thẩm định.
“Trước tới nay, giá sách giáo khoa do nhà xuất bản độc quyền in ấn, phát hành nên thiếu sự cạnh tranh nên dẫn đến giá bán sách giáo khoa cao và tăng qua các năm. Việc đưa sách giáo khoa vào danh mục do nhà nước định giá sẽ giúp sách có giá bán hợp lý. Ví dụ, nếu nhà xuất bản kê khai giá, có thể chi phí từ 5 được nâng khống lên 7 cũng không ai biết. Tuy nhiên, khi đưa vào danh mục hàng hoá do nhà nước định giá, cơ quan chức năng sẽ kiểm soát chi phí, thẩm định chi phí xem hợp lý hay chưa”, ông Long phân tích.
Như vậy là Trung ương sẽ tước mất quyền định đoạt giá bán sách và trao nó cho Bộ Tài Chính. Xem như Trung ương đang tước bỏ một cần câu cơm của ông Bộ trưởng và một số quan chức liên quan. Đây chỉ mới là hành động ban đầu, không biết tiếp theo Trung ương sẽ tước gì của ông Nguyễn Kim Sơn? Hãy chờ xem.
Bảo Trâm – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Bộ Công An chia rẽ, Tô Lâm củng cố lực lượng để đối phó thế lực mới đang lên?
>>> Vũ Đức Đam Thoát nạn hay chờ vào lò cùng Nguyễn Kim Sơn? Xin xem chi tiết!
>>> Bắt Nguyễn Lân Thắng rồi tiếp sẽ là ai? Trọng – Lâm toan tính gì?
Nguyễn Đức Chung từng bị Tổng cục 2 chơi sát ván?