Link Video: https://youtu.be/8jbOZMjRzYM
Trên sàn đấu võ, khi hai võ sĩ ôm nhau cũng là lúc chẳng bên nào ra đòn vì vướng. Vì thế, trọng tài sẽ tách đôi võ sĩ cho họ đấu tiếp. Trường đá gà cũng thế hai con gà mổ vào chau và giữ chặt thì chẳng con nào ra đòn dễ dàng, trong trường hợp đó trọng tài cũng tách chúng ra.
Không biết việc cho sáp nhập cơ quan tổ chức bên Đảng ủy Tỉnh và sở nội vụ có rơi vào trường hợp dính chùm khó ra đòn như thế hay không? Tuy nhiên, trong bối cảnh ông Tổng đang nhắm vào ông Thủ để hạ uy tín ông này nhằm nâng đỡ ông Chủ tịch Quốc hội đã cho thấy, bên Đảng mà đại diện là Ban Bí Thư và bên Chính Phủ xem ra không được tương trợ nhau tốt như thời ông Nguyễn Xuân Phúc làm Thủ tướng.
Thời ông Nguyễn Xuân Phúc làm Thủ tướng, ông Tổng đã thông qua Bộ Chính Trị ban hành Nghị quyết 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII nhằm mục đích thì điểm mô hình hợp nhất giữa Ban Tổ chức Trung ương và Bộ Nội vụ bên chính phủ. Nghị quyết thí điểm hợp nhất cấp cơ sở, tức là cấp Ban Kiểm tra Tỉnh Ủy (hoặc Thành Ủy nến là TP HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ) với Sở nội vụ. Nếu hợp nhất cấp cơ sở ổn thì sẽ hợp nhất ở cấp Trung ương. Đó là ý đồ.
Mục đích này đã khá thành công dưới thời ông Nguyễn Xuân Phúc làm Thủ tướng. Bên Đảng Ủy Thông Qua Ban Tổ chức Tỉnh Ủy đã thực hiện vai trò của Sở Nội Vụ kiểm tra kiểm soát Ủy ban Nhân dân Tỉnh hoặc Ủy ban Nhân dân thành phố. Mô hình này là tín hiệu tốt để ông Tổng tiến hành bước đi táo bạo hơn, đó là hợp nhất Ủy ban Kiểm tra với Bộ Nội Vụ.
Thực ra thời ông Nguyễn Tấn Dũng còn nắm quyền, bên Đảng và bên Chính phủ xung đột khá mạnh, đặt biệt là ở cấp Trung ương. Nên sau khi loại được Nguyễn Tấn Dũng, ông trọng mới thí điểm mô hình hợp nhất hai cơ quan cùng nhiệm vụ ở bên đảng và bên Nhà nước để thí điểm. Thời kỳ Nguyễn Xuân Phúc không xảy ra mâu thuẫn ở thượng tầng nên sự hợp nhất này không có vấn đề gì.
Đến khi thời Phạm Minh Chính, có sự rỉ tai bởi Nguyễn Tấn Dũng về “gián điệp” bên Đảng cài vào qua sự hợp nhất Ban Kiểm Tra và Sở Nội Vụ, nên ông Phạm Minh Chính đã đề phòng. Ông Chính quyết không để bên Ban Bí Thư có thể kiểm soát bên Chính Phủ bởi ông đang rất cay đắng vụ Việt Á, nhất cử nhất động của Chính Phủ đều bị bên Đảng nắm thóp.
Theo một số nguồn tin chó biết, mọi ý đồ bên Đảng ủy đều bị bên Ủy ban Nhân dân biết trước nên bên Đảng Ủy dường như bị mất uy quyền trước bên Ủy ban nhân dân. Nếu điều này triển khai ở cấp Trung ương thì nhất cử nhất động bên ban bí thư đều bị bên Chính phủ phát hiện và đề phòng. Như vậy, chuyện hợp nhất cơ quan kiẻm tra bên đảng và cơ quan nội vụ bên nhà nước đều là sợi dây trói nhau làm bên kia và cả bên này đều khó.
Ngày 27/7, ông Võ Văn Thưởng nhận lệnh ông Tổng công bố tách ra giữa hai cơ quan có nhiệm vụ tương tự nhau ở bên đant và bên nhà nước. Như vậy là võ sỉ Tổng và Võ sĩ Thủ đang buông tay ra để tiện ra đòn nhắm vào nhau. Tuy nhiên, câu hỏi mà nhiều người đang quan tâm là ai sẽ ra đòn trước, ai tấn công và ai thủ.
Theo ý kiến khảo sát thì nhiều người cho rằng, ông Thủ sẽ thủ còn ông Tổng tấn công. Bởi vì người ta thấy rằng, hiện nay ông Tông đang dùng vụ Việt Á và vụ Chuyến Bay Giải Cứu tấn công ông Thủ tới tấp. Thời gian tới ắt sẽ có “phim hay” mà xem bởi người ta xem sự “chịu đòn” của ông Thủ tới mức nào. Nếu chịu đòn tốt thì ắt hẳn ông Thủ sẽ chuyển từ thế bại sang thắng. Đó là cách mà ông Thủ đang làm, liệu ông Chủ Tịch Quốc hội có thành công hay không, hồi sau sẽ rõ.
Trân Anh – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Bên Đảng “ly hôn” bên Chính Phủ. Ông Tổng tính chơi chiêu gì với ông Thủ?
>>> Bùi Thanh Sơn đang “nín thở” đợi kết quả điều tra? Liệu ông Sơn thoát hay chưa tới lượt?
>>> Chưa chính thức thay Nguyễn Văn Thể, ông Trần Văn Sơn có dấu hiệu “đứt gánh”?
Ông Tổng hất ông Chủ tịch “ra rìa”, dấu hiệu của trận “đánh úp” bắt đầu?