Link Video: https://youtu.be/1fjE9M7WcEw
Như Thoibao.de đã đưa tin, Ngày 23 Tháng Bảy, ông Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Quang Dương đã công bố Quyết định số 576 của Bộ Chính trị về việc điều động, chỉ định ông Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên Trung ương Đảng thôi giữ chức Bí thư thứ Nhất Trung ương Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2017 – 2022, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc gia về Thanh niên Việt Nam; tham gia Ban Chấp Hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh, nhiệm kỳ 2020-2025.
Như vậy là ghế lãnh đạo cao nhất của Trung ương Đoàn đang trống và sau một tháng đấu đá, hiện nay chiếc ghế đã có chủ.
Theo báo chí Nhà nước Cộng Sản, Chiều 25 Tháng Tám, tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khóa XI đã được bầu anh Bùi Quang Huy giữ chức bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn khóa XI. Đáng chú ý là trong các nhân vật đến dự hội nghị có bà Trương Thị Mai – ủy viên Bộ Chính trị, bí thư Trung ương Đảng, trưởng Ban Tổ chức Trung ương; ông Nguyễn Anh Tuấn – ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh và là cựu bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn.
Được biết từ năm 2000, Bùi Quang Huy đảm nhận chuyên trách Đoàn, phó bí thư Đoàn trường Trường đại học Luật TP.HCM, sau đó là bí thư Đoàn trường Trường đại học Luật TP.HCM, cán bộ Ban Thanh niên trường học Thành đoàn TP.HCM, bí thư Ban cán sự Đoàn Đại học Quốc gia TP.HCM.
Nếu không có Nguyễn Minh Triết con trai út ông Nguyễn Tấn Dũng tham gia vào ban bí thư Trung ương Đoàn thì sẽ không có ai là đối thủ của Bùi Quang Huy. Tuy nhiên, việc con trai ông cựu thủ tướng xuất hiện đã xảy ra cuộc chạy đua song mã giữa Bùi Quang Huy và Nguyễn Minh Triết trong suốt một tháng qua.
Bùi Quang Huy đang có lợi thế là tuổi đảng cao hơn Triết, tuổi đoàn cũng cao hơn Triết và đang là Bí thư Thường Trực Trung ương Đoàn kiêm ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng. Chính vị thế như thế nên không đối thủ nào có thể thách thức được Bùi Quang Huy ở Trung ương Đoàn trừ Nguyễn Minh Triết. Nguyễn Minh Triết chỉ có lợi thế là con trai ông Nguyễn Tấn Dũng, mà ông Dũng lại là một trong những thế lực mạnh nhất so với các quan chức cấp cao đã về hưu.
Việc thất bại của Nguyễn Minh Triết lần này cho thấy, sức mạnh của ông Nguyễn Tấn Dũng có giới hạn. Trước đây, khi Nguyễn Thanh Nghị rớt Thành Ủy viên Thành Phố HCM thì ông Nguyễn Tấn Dũng đã kéo Nghị ra Hà Nội làm Thứ trưởng Bộ Xây dựng để Nghị nhảy cóc bỏ địa phương ra Trung ương tham gia Đảng Ủy Bộ Xây Dựng. Nhờ đó Nguyễn Thanh Nghị mới được cơ cấu về nắm Tỉnh nhà. Tuy nhiên, lần này cho thấy thực lực của ông Nguyễn Tấn Dũng yếu đi nhiều.
Trước thềm phân chia quyền lực tại Trung ương Đoàn, nhiều người đánh giá Nguyễn Tấn Dũng có tiềm lực rất mạnh nhưng có người cũng đánh giá là ông Dũng chỉ mạnh bên Chính Phủ, còn bên Đảng ông Dũng không mạnh cho nên ông mới hụt hơi trong việc giúp con Út ông vào ghế mà sau đó là Ủy viên Trung ương Đảng.
Ban Tổ Chức Trung ương thời ông Phạm Minh Chính làm trưởng ban thì ông Nguyễn Tấn Dũng có thể tác động được, nhưng thời bà Trương Thị Mai thì xem ra ông Ba Dũng không tác động được. Và quan đây nếu đem gia tộc ông Nguyễn Tấn Dũng và cộng hết mối quan hệ của ông đem so với nhóm lợi ích Nghệ An thì cán cân nghiêng hẳn về phía nhóm lợi ích Nghệ An.
Hiện nay Nguyễn Minh Triết còn một cửa để cứu, cửa này không hề tồi chút nào, đó là ghế Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn do Bùi Quang Huy để lại. Nếu ông Dũng mà đưa được Triết vào đây thì xem ra sức mạnh ông Dũng không đến nỗi quá yếu, nếu Nguyễn Minh Triết rớt cuộc chạy đua vào chiếc ghế này thì xem ra việc xây dựng thế lực chính trị cho gia tộc Nguyễn Tấn Dũng được hồi sinh gặp cản lực rất lớn. Hãy chờ xem, ông Ba Dũng sẽ làm gì.
Phạm Hưng – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Võ Văn Thưởng muốn chộp cơ hội tranh giành ghế Tổng Bí Thư, Phúc – Chính – Huệ thêm đối thủ mới?
>>> Mâm cỗ sôi động, Nguyễn Trọng Nghĩa nhảy vào tranh phần. Ông Tổng “mớm”?
>>> Mạnh vô đối nhưng vẫn sợ. Ông Trọng sợ gì và sợ ai?
Làm gian không chịu thừa nhận. Chính quyền giúp sư tà rồi chối bay chối biến