Link Video: https://youtu.be/X5jX8bl7seY
Năm 2016 một vụ án mạng lầm 3 người chết tại Yên Bái làm rúng động xã hội. Một vụ án chưa từng có, 2 trong 3 người mất mạng ấy là Bí thư tỉnh Phạm Duy Cường và Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Ngô Ngọc Tuấn. Còn mạng còn lại được cho là hung thủ. Đó là Đỗ Mạnh Cường. Vì thế, vụ án này được khép lại mà không có tình tiết nào được khui ra nữa.
Điều đáng nói là vụ án năm đó, được báo chí phán quyết thay cho cơ quan điều tra. Suốt thời gian dài, nhiều trang phản biện đã chỉ ra những bất hợp lý trong vấn đề báo chí nêu ra, tuy nhiên, dù bất hợp lý nhưng những gì báo chí nói thay lời cảnh sát tiều tra được xem là sự thật.
Sau vụ thảm sát đấy, bà Bộ trưởng Bộ Nội Vụ hiện nay là Phạm Thị Thanh Trà thâu tóm hết các chức vụ mà 2 quan chức đã bị hạ sát để lại. Vụ án này được người ta cho ra vụ án chính trị hơn là vụ án hình sự thông thường.
Tỉnh Yên Bái là một tỉnh nằm trọng địa phận quản lý của Quân Khu 2. Khi ông Phạm Duy Cường và Ngô Ngọc Tuấn bị giết, lúc đó Thiếu tướng Lê Xuân Duy làm Tư lệnh Quân khu 2. Ông Duy làm tư lệnh Quân khu 2 tù 10 tháng 6 năm 2016, tuy nhiên đến ngày 7 tháng 8 năm 2016 ông Lê Xuan Duy bị chết một cách bí ẩn và sau đó không bao lâu, ngày 18 Tháng Tám 2016 xảy ra vụ thảm sát Yên Bái.
Cái chết của ông Lê Xuân Duy là chết “bệnh” như cái chết ông Phạm Quý Ngọ nên không làm ồn ào dư luận. Tuy nhiên cái chế của ông Lê Xuân Duy được giới phân tích đánh giá không hề đơn giản, nó liên quan đến những trò đấu đá phe cánh từ Trung ương muốn triệt hạ nhau để đưa người của mình cài vào.
Cũng xin được nhắc lại là tướng Quân khu 2 hay bị chết bí ẩn. Tướng Ma Thanh Toàn lên làm tư lệnh II năm 1998 là do có sự ám toán dẫn đến tai nạn máy bay tại Lào khiến nhiều tướng lãnh bị tử nạn vào năm trước đó – tức là năm 1997, trong đó có trung tướng Trần Tất Thanh, vốn đang là tư lệnh quân khu II thay thế cho tướng đàn anh là Đào Trọng Lịch. Tướng Lịch cũng bị chết trong cùng tai nạn với tướng Thanh sau khi để lại chức tư lệnh Quân khu II cho tướng Thanh để về trung ương đảm nhiệm chức phó Chủ tịch Quân ủy Trung Ương khi Lê Khả Phiêu vừa lên đảm nhiệm chức Tổng bí thư cũng cùng vào năm 1997.
Sau cái chết của ông Lê Xuân Duy năm 2016, thì Lê Sỹ Tấn lên thay. Và hiện nay ông Lê Sỹ Tấn đã về Trung ương và mới đây, ngày 12 Tháng Chính, ông Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, trao Quyết định thăng quân hàm từ Trung tướng lên Thượng tướng đối với ông Phùng Sĩ Tấn, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam. Thượng tướng Phùng Sĩ Tấn đã qua nhiều cương vị lãnh đạo và chỉ huy các cấp trong Quân đội, từng tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc từ năm 1986 đến 1988, sau đó là Sư đoàn trưởng Sư đoàn 316, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Vĩnh Phúc, Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng rồi Tư lệnh Quân khu 2. Từ tháng Chín 2019 đến nay là Phó Tổng Tham mưu trưởng.
Hiện nay ông Phạm Minh Chính đang củng cố thế lực của ông tại Bộ Quốc Phòng. Với dự tính nắm chắc Tổng Cục Tình Báo Quân đội, tức Tổng Cục 2. Và sau khi nắm tình báo trong tay, ông Thủ tướng nâng cấp người của mình vào các vị trí chủ chốt.
Thượng tướng Phùng Sỹ Tấn là con người thế nào và phục vụ cho thế lực nào là nhiều nhà nghiên cứu đang đi tìm câu trả lời. Trên bàn cờ chính trị của Việt Nam hiện nay đang diễn biến rất phức tạp, những nước cờ của các nhân vật trong tứ trụ được tính toán rất kỹ, Thoibao.de sẽ thu thập thông tin để phục vụ cho quý khán thính giả được biết.
Minh Tâm – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Tổng Cục 2 nơi che chắn cho Thủ (tướng) Phạm. “Thủ Phạm” đang giành và quật?
>>> Nước cờ bạo, Thủ Chính giành “gươm” chiến Tổng?
>>> Tin động trời! Nguyễn Thị Thanh Nhàn là “điệp viên” dưới vỏ bọc doanh nhân?
Nuôi binh 3 năm, dụng binh 1 giờ. Nhóm “điệp viên” có âm mưu “tạo phản”?