Link Video: https://youtu.be/yzRczVFPNXY
Có người nhận xét với Thoibao.de rằng, ghế thì ít mà quan chức thì nhiều quá nên ông Tổng đốt không biết bao nhiêu cũi thì chuyện đấu đá cũng không giảm. Trước đây hầu hết là quan chức Trung ương ngồi đến hết nhiệm kỳ, nhưng những năm gần đây nhiều người không thể bò đến hết nhiệm kỳ. Có người rút về âm thầm, có người phải bỏ mạng.
Trước đây, ông Đinh Thế Huynh rút về giữa nhiệm kỳ được cho là may mắn, bởi như ông Trần Đại Quang phải mất mạng giữa nhiệm kỳ. Việc đấu đá càng lúc càng khốc liệt. Trước kia ghế Chủ tịch nước được xem như giải an ủi cho những ai đấu đá thất bại sẽ ngồi vào đó, tuy nhiên, hiện nay chiếc ghế hữu danh vô thực này họ cũng giành nhau rất căng thẳng. Cho đến nay, chiếc ghế của ông Chủ tịch Phúc ít nhất có 2 nhân vật nhòm ngó, đó là ông Tô Lâm và Võ Văn Thưởng.
Từ nhiều năm nay, chính trường trung ương đã chứng kiến nhiều cách triệt hạ khác nhau, từ nhân đạo đến tàn ác. Trong tàn ác có tàn ác vừa và cực kỳ tàn ác . Tùy theo đối tượng mà kẻ thắng cuộc có thể tính toán cách cho họ rời khỏi ghế theo cách nào. Nhân đạo nhất là rời ghế mà còn tỉnh táo, còn tàn ác nhất là biến kẻ thua cuộc thành người thiên cổ.
Theo chúng tôi được biết, hội nghị Trung ương 6 sẽ là ngày phán quyết cho nhiều người. Bên mạnh hơn vẫn chưa chắc thắng nhưng cũng đã đặt điều kiện với những đối tượng thua cuộc phải rút lui. Và giải pháp ổn cho tất cả các bên là viết đơn xin từ chức. Hai nhân vật mà bên đốt lò nhắm đến, đó là Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc. Tuy nhiên bên yếu thế vẫn chưa muốn rời ghế, bởi quyền lực đi liền khúc ruột nên không ai muốn nhả ghế mình cho người khác.
Ông Vũ Đức Đam bị quy kết là yếu kém trong 2 bộ do ông quản lý, đó là Bộ Giáo Dục và Đào Tạo và Bộ Y tế. Có thể nói rằng, trước khi vụ Việt Á xảy ra, uy tín ông Vũ Đức Đam với dân và với đảng rất lớn. Tuy quyền của ông Vũ Đức Đam không lớn, ông chỉ là Ủy viên Trung ương đảng, nhưng việc truất phế ông Đam cũng đang gặp phải sự phản đối ngay trong Bộ Chính Trị, còn Trung ương Đảng thì người ủng hộ ông Đam còn khá đông. Ông Đam biết điều đó và ông Tổng cũng biết điều đó nên ông Tổng dù cho tóm ông Nguyễn Thanh Long cũng chưa dám tóm ông Vũ Đức Đam.
Hiện nay bứng ông Đam là không dễ, và ông Đam cũng hoàn toàn có thể lợi dụng uy tín còn khá lớn để khước từ lời đề nghị từ chức. Vẫn chưa biết ông Đam sẽ chọn hướng nào. Liệu ông viết đơn từ chức hay ông lơ luôn ông Tổng ở lại ghế phó thủ tướng. Bởi ông Đam khi đã bị ông Tổng muốn nhổ thì ông cũng đã là người theo phe chính phủ. Đằng sau ông Đam có Phạm Minh Chính, xem ra ông Đam có thể bám ghế được.
Đối với ông Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, bắt ông Phúc viết đơn từ chức cũng khó. Ông Phúc rất tham vọng quyền lực, ý kiến từ bên trong cho biết, ông Chủ tịch nước hiện nay tham vọng quyền lực không khác gì ông Cựu chủ tịch nước Trần Đại Quang trước đây. Tuy ông Chủ tịch nước ngồi ở ghế hữu danh vô thực, ông Chủ tịch nước là đơn thương độc mã so với 3 nhân vật khác trong Tứ Trụ nhưng bứng ông Chủ tịch Phúc không phải dễ, bởi ông Phúc từng là Thủ tướng. Người trên ông ủng hộ ông không có, nhưng người dưới ông, đặc biệt là các Ủy viên Trung ương Đảng ủng hộ ông Phúc không ít.
Theo một số tin từ trong nội bộ cho biết, vì ông Phúc làm lơ lời đề nghị viết đơn từ chức nên phe lò đã cho ông đi Nhật như thường dân như là cách tỏ thái độ. Không biết, từ khi ông Chủ tịch Phúc từ nhật về đã thay đổi ý định chưa hãy chờ đến hội nghị Trung ương 6 là biết.
Đấy là 2 trường hợp đang bị ép từ chức, mỗi người đều có một thế dựa riêng để có thể vẫn bám ghế. Liệu ai sẽ bám được ghế thì sẽ không còn lâu nữa để nhận ra điều đó.
Minh Tâm – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Oái ăm! Trời đã sinh ra Chính sao lại sinh ra Nơi?
>>> Trong khám, Nguyễn Đức Chung “thu nạp” đệ tử ra tòa “nghênh chiến” và “đại thắng”!
>>> “Quậy tưng” Quảng Ninh tóm “một bầy” quan. Đinh Văn Nơi làm cho Thủ Tướng “sống không yên”!
Ông Tô đánh từ hướng Nam, ông Nơi đánh từ hướng Bắc. Thủ Tướng đang bị vây?